Bài 6 trang 104 SBT sử 9Giải bài 6 trang 104 sách bài tập Lịch sử 9. Phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân ta ở miền Nam (1959 - 1960) Đề bài Phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân ta ở miền Nam (1959 - 1960) đã nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa? Phương pháp giải - Xem chi tiết Xem lại mục 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) Lời giải chi tiết * Hoàn cảnh: - Trong những năm 1957 - 1959: Đạo luật 10-59, chiến dịch “tố cộng", “diệt cộng", sắc lệnh “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật" của Mĩ-Diệm đã làm cách mạng bị tổn thất nặng nề. - Đầu năm 1959, nghị quyết 15 của trung ương Đảng xác định con đường cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. * Diễn biến: - Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quân chúng từ lẻ tẻ ở từng địa phương: Bác Ái (2-1959), Trà Bông (8-1959) ở Quảng Ngãi đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng bằng cuộc “Đồng khởi” với cuộc nổi dậy tiêu biểu ở Bến Tre (17-1-1960). - Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ. * Ý nghĩa: - Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, nhằm tập hợp rộng rãi quần chủng tiến hành đấu tranh chống Mĩ - Ngụy. HocTot.Nam.Name.Vn
|