Bài 5. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diềuPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 37 CH1.
Phương pháp: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người Giải chi tiết: Cơ thể người chỉ có thể bị nhiễm bệnh dịch khi có sự hội tụ của ba yếu tố cơ bản: tác nhân gây bệnh, phương thức lây truyền và điều kiện môi trường phù hợp để tác nhân gây bệnh phát triển. Các tác nhân gây bệnh thường xâm nhiễm vào trong cơ thể vật chủ với số lượng lớn thông qua các nguồn khác nhau như nước uống, thức ăn có chứa mầm bệnh, giọt bắn đường hô hấp,... Sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ, tác nhân gây bệnh có thể phát triển mạnh và biểu hiện bệnh, tuy nhiên trong một số trường hợp , tác nhân gây bệnh có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian trước khi biểu hiện bệnh. Thời gian tồn tại và phát bệnh phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, môi trường trong của từng vật chủ và các điều kiện môi trường xung quanh vật chủ CH2.
Phương pháp: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người Giải chi tiết: Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người giúp chúng ta biết được nguồn gốc của tác nhân gây bệnh, các con đường có thể gây ra nhiễm bệnh từ đó có các biện pháp tiêu diệt, ngăn chặn các tác nhân, lối sống lành mạnh, hợp lí hơn CH3.
Phương pháp: Phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp Giải chi tiết: - Lây truyền trực tiếp: tác nhân trực tiếp từ môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,...) vào trong cơ thể. Tuy nhiên đa số trường hợp tác nhân gây bệnh lây truyền trực tiếp từ người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe. Trong trường hợp này tác nhân gây bệnh không cần phát triển trong môi trường hay bất kì vật chủ trung gian nào. - Lây truyền gián tiếp: là quá trình tác nhân gây bệnh lây truyền từ người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe khi không có bất kỳ sự tiếp xúc trực tiếp nào, có thể qua không khí, đồ dùng, vật chủ trung gian,... CH tr 40 CH1.
Phương pháp: Các phương thức lây truyền Giải chi tiết: 1-a, e 2-b, d 3-d 4-c 5-a, b, e 6-b CH2.
Phương pháp: Khả năng kháng bệnh phụ thuộc vào: - Các yếu tố bên trong - Các yếu tố bên ngoài Giải chi tiết: Khả năng kháng bệnh phụ thuộc vào: - Các yếu tố bên trong: tuổi, di truyền, khả năng miễn dịch, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng - Các yếu tố bên ngoài: điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội CH3.
Phương pháp: Các yếu tố gây lây truyền Giải chi tiết: - Yếu tố bên trong: bên trong cơ thể, các hành vi, lối sống của cá nhân - Yếu tố bên ngoài: bên ngoài cơ thể: môi trường, xã hội tác động đến cá thể - Yếu tố không thể thay đổi: tuổi, di truyền. Là các yếu tố có từ khi sinh ra đến khi chết đi CH tr 42 CH1.
Phương pháp: Một số biện pháp: Tiêm vaccine, giữ vệ sinh cá nhân,... Giải chi tiết: - Tiêm vaccine: là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Tỷ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn và bệnh càng khó lây truyền. - Giữ vệ sinh cá nhân: hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Thường xuyên ngủ màn. CH2.
Phương pháp: Trong xã hội luôn luôn diễn ra sự trao đổi, giao tiếp thường xuyên, chính sự tiếp xúc, trao đổi này làm tăng nguy cơ lây truyền của các tác nhân gây bệnh Giải chi tiết: Sự bùng phát của bệnh dịch chịu tác động lớn nhất của yếu tố bên ngoài (môi trường xã hội). Vì trong xã hội luôn luôn diễn ra sự trao đổi, giao tiếp thường xuyên, chính sự tiếp xúc, trao đổi này làm tăng nguy cơ lây truyền của các tác nhân gây bệnh, nếu khi bệnh dịch phát triển mạnh không có biện pháp giãn cách hoặc cách ly thì nguy cơ lây truyền bệnh dịch sẽ tăng cao. Ví dụ: Đại dịch Covid-19, dịch cúm, bệnh đậu mùa,...
|