Bài 4. Biến điệu - Chuyên đề học tập Lí 11 Kết nối tri thức

Các tín hiệu chứa thông tin cần truyền (như âm thanh, hình ảnh, video) thường có tần số rất thấp không thể truyền đi được một khoảng cách dài, vậy bằng cách nào người ta có thể truyền chúng đi xa?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 27 KĐ

Các tín hiệu chứa thông tin cần truyền (như âm thanh, hình ảnh, video) thường có tần số rất thấp không thể truyền đi được một khoảng cách dài, vậy bằng cách nào người ta có thể truyền chúng đi xa?

Lời giải chi tiết:

Để truyền tín hiệu đi xa chúng ta phải biến đổi nó thành sóng điện từ có tần số cao bằng cách trộn tín hiệu cần truyền với sóng điện từ có tần số cao. Quá trình này được gọi là biến điệu. Như vậy, biến điệu là quá trình sử dụng sóng điện từ có tần số cao (sóng mang) để mang (phát) các tín hiệu có tần số thấp (sóng âm tần). Có nhiều cách để biến điệu đó là biển điện biên độ (Amplitude Modulation - AM), biến điệu tần số (Frequency Modulation - FM) và biển điệu pha (Phase Modulation - PM) của một tín hiệu sóng mang.

Câu hỏi tr 28 CH

Trong biến điệu AM, đặc tính nào của sóng mang thay đổi, đặc tính nào giữ nguyên?

Lời giải chi tiết:

Trong biến điệu AM, biên độ của sóng mang thay đổi còn tần số, chu kì được giữ nguyên.

Câu hỏi tr 29 CH

Trong dải tần số từ 526,5 kHz đến 1606,5 kHz (Hình 4.4) có bao nhiêu kênh radio AM? Tại cùng một thời điểm có bao nhiêu kênh được phép hoạt động?

Lời giải chi tiết:

Dải tần từ 526,5 kHz đến 1606,5 kHz sử dụng tần số sóng mang là 9kHz nên có 120 kênh và cùng một lúc có 120 kênh có thể hoạt động.

Câu hỏi tr 30 HĐ 1

Hãy tìm hiểu trên internet, sách, báo và cho biết kênh VOV giao thông phát sóng sử dụng biến điệu AM hay FM.

Lời giải chi tiết:

Kênh VOV giao thông phát sóng sử dụng biến điệu FM

Câu hỏi tr 30 CH

Trong Hình 4.8, nếu khoảng cách kênh là 0,2 MHz thì sẽ có bao nhiêu kênh FM trong dải từ 88 MHz đến 108 MHz? Tại cùng một thời điểm có bao nhiêu kênh FM được phép hoạt động?

Lời giải chi tiết:

Khoảng cách kênh là 0,2 MHz thì sẽ có khoảng 100 kênh FM trong dải từ 88 MHz đến 100 MHz. Tại cùng thời điểm có thể hoạt động được 50 kênh.

Câu hỏi tr 30 HĐ 2

Từ các đặc điểm của biến điệu AM và FM đã phân tích ở trên, hãy thảo luận để rút ra sự khác nhau cơ bản giữa biển điệu AM và FM theo các nội dung gợi ý sau:

a) Cách thức truyền.
b) Dải tần số sử dụng.
c) Độ rộng kênh/băng thông.
d) Chất lượng âm thanh.
e) Phạm vi phát sóng.
g) Ảnh hưởng bởi nhiễu.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 31 CH

1. Hãy cho biết Đài Tiếng nói Việt Nam VOV3 phát trên tần số nào?

2. Hãy cho biết dải tần số sóng ngắn và sóng trung mà Đài VOV1 đang sử dụng là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết:

1. Kênh VOV3 phát sóng 24 giờ / ngày trên sóng FM dải tần số (88, 108) MHz và (100, 101, 103, 104, 105, 106 ) MHz.

2. Trong năm 2016, Đài TNVN đã thực hiện việc quy hoạch tần số đối với các chương trình phát sóng FM kênh VOV1 sử dụng tần số 94MHz, 95MHz và 100MHz

Câu hỏi tr 31 HĐ

- Tìm hiểu cách phân chia, cấp phát tần số của một số kênh truyền thông trên thực tế.
- Liệt kê một số tần số phát sóng trên radio Việt Nam, một số kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Từ tần số của các kênh phát thanh và truyền hình đã liệt kê ở trên, em hãy tính bước sóng tương ứng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Cách phân chia, cấp phát tần số của một số kênh truyền thông trên thực tế (Theo Luật tần số vô tuyến điện).

  • Đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các băng tần, kênh tần số có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ;
  • Tổ chức tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng băng tần, kênh tần số là tổ chức có đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;
  • Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; quyết định băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển chuyển sử dụng tần số vô tuyến điện trong từng thời kỳ, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
  • Chỉ quy định việc cấp phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là có thu khoản tiền ngoài phí, lệ phí; chưa quy định thu khoản tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với trường hợp thi tuyển hoặc cấp trực tiếp các băng tần có giá trị thương mại cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ;
  • Thu hồi giấy phép sử dụng tần số khi doanh nghiệp không triển khai trên thực tế các nội dung quy định của giấy phép sau thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp phép; 
  • Cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các tần số được cấp phép thông qua đấu giá.

- Một số tần số phát sóng và bước sóng của một số kênh.

  • Bài 5. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số - Chuyên đề học tập Lí 11 Kết nối tri thức

    Thông tin được biến đổi thành dạng điện/quang phù hợp để truyền đi xa được gọi là tín hiệu. Trên thực tế, tín hiệu có thể tồn tại ở dạng tương tự hoặc số. Tín hiệu số sẽ dễ dàng được xử lí và lưu trữ trong các thiết bị và máy tính, cũng như có độ chính xác và ít bị ảnh hưởng bởi nhiều hơn tín hiệu tương tự nhưng nó lại không thể truyền qua hầu hết các kênh truyền thông (như môi trường không khí). Vậy bằng cách nào chúng ta có thể biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại?

  • Bài 6. Suy giảm tín hiệu - Chuyên đề học tập Lí 11 Kết nối tri thức

    Khi một tín hiệu lan truyền dọc theo một dây dẫn (hay một môi trường truyền dẫn) công suất của nó sẽ bị sụt giảm (suy giảm tín hiệu). Thông thường mức độ suy giảm cho phép được quy định trên chiều dài cáp truyền dẫn hoặc kênh truyền dẫn để đảm bảo rằng ở nơi thu có thể phát hiện và giải mã đúng được tín hiệu. Vậy bằng cách nào chúng ta có thể hạn chế hoặc tăng cường và tái tạo lại được tín hiệu?

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close