Bài 28.2, 28.3, 28.4, 28.5, 28.6 trang 78 SBT Vật Lý 11

Giải bài 28.2, 28.3, 28.4, 28.5, 28.6 trang 78 SBT Vật Lý 11. Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào ?A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 28.2

Một lăng kính trong suốt có tiết diện thẳng là tam giác vuông như hình 28.1. Góc chiết quang A của lăng kính có giá trị là:

A. \(30^0\)

B. \(60^0\)

C. \(90^0\)

D. A,B,C đều đúng tùy đường truyền tia sáng

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lăng kính.

Lời giải chi tiết:

Góc chiết quang A của lăng kính có thể có giá trị là \(30^0; 60^0; 90^0\) tùy thuộc vào đường truyền của tia sáng đến các mặt.

Chọn đáp án: D

Bài 28.3

Một tia sáng truyền qua lăng kính (xem Hình 28.2). Góc lệch D của tia sáng có giá trị phụ thuộc các biến số độc lập nào (các kí hiệu có ý nghía như trong bài học) ?

 

A. Góc A và chiết suất n. 

B. Góc tới i1 và góc A.

C. Góc A, góc tới i1 và chiết suất n. 

D. Góc A, góc tới i1 và góc tới i2.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức lăng kính: \(D=i_1+i_2-A\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(A=r_1 + r_2\)

Mà \(i_1 = nr_1\)

=> \( i_2= n(A - r_1)\)

=> Nếu biết \(A, i_1, n\) thì ta sẽ xác định được D. ( \(D=i_1+i_2-A\))

Chọn đáp án: C

Bài 28.4

Có một tia sáng truyền tới lăng kính, với góc tới i1 ta có đường truyền như Hình 28.2. Đặt \(sinγ = \dfrac{1}{n}\). Tìm phát biểu sai sau đây khi thay đổi góc i1.

A. Luôn luôn có i1 ≤  90°.

B. Luôn luôn có r1 ≤ γ.

C . Luôn luôn có r2 ≤ γ.

D. Góc lệch D có biểu thức là i1 + i2-A

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lăng kính 

Lời giải chi tiết:

A. Đúng vì luôn có góc tới \(i_1 ≤  90^0.\)

B. Đúng vì có : \(sinr_1=\dfrac{sini_1}{n} ≤ \dfrac{1}{n}=sin\gamma\)

D. Đúng vì : \( D= i_1+i_2-A\) 

Chọn đáp án: C

Bài 28.5

Có tia sáng truyền qua lăng kính như Hình 28.3. Đặt sinγ = 1/n. Chỉ ra kết quả sai.

 

A. R1 = r2 = γ

B. A = 2γ

C. D = π - A

D. Các kết quả A, B, C đều sai.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lăng kính.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( sin r_1= sin r_2= \dfrac{sin i_1}{n}=\dfrac{1}{n}=sin\gamma\)

=> Câu A đúng

=> Câu D sai

Chọn đáp án: D

Bài 28.6

Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào ?

A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.

B. Vẫn là một tia sáng trắng.

C. Bị tách ra thành nhiều tia sáng trắng.

D. Là một tia sáng trắng có viền màu.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lăng kính. 

Lời giải chi tiết:

Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.

Chọn đáp án: A

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 28.7 trang 78 SBT Vật Lý 11

    Giải bài 28.7 trang 78 SBT Vật Lý 11. Lăng kính có chiết suất n = 1,50 và góc chiết quang A = 30°. Một chùm tia sáng hẹp, đơn sắc được chiếu vuông góc đến

  • Bài 28.8 trang 79 SBT Vật Lý 11

    Giải bài 28.8 trang 79 SBT Vật Lý 11. Lăng kính có chiết suất n và góc chiết quang A. Một tia sáng đơn sắc được chiếu tới lăng kính sát mặt trước.

  • Bài 28.9 trang 79 SBT Vật lý 11

    Giải bài 28.9 trang 79 SBT Vật lý 11. Một lăng kính có tiết diện vuông góc là một tam giác đều ABC. Một chùm tia sáng đơn sắc hẹp SI được.

  • Bài 28.10 trang 79 SBT Vật lý 11

    Giải bài 28.10 trang 79 SBT Vật lý 11. Chậu chứa chất lỏng có chiết suất n = l,5. Tia tới chiếu tới mặt thoáng với góc

  • Bài 28.1 trang 77 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 28.1 trang 77 SBT Vật Lí 11. Cho một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều và có chiết suất n=1,5. Chiếu một tia tới nằm trong một tiết diện thẳng ABC

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close