Bài 2.52 trang 86 SBT đại số và giải tích 11Giải bài 2.40 trang 81 sách bài tập đại số và giải tích 11. Cho A và B là hai biến cố độc lập với P(A)=0,6; P(B)=0,3...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Cho \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập với \(P(A) = 0,6\); \(P(B) = 0,3\). Tính LG a \(P\left( {A \cup B} \right)\); Phương pháp giải: Sử dụng tính chất với hai biến cố \(A\) và \(B\) bất kì cùng liên quan đến phép thử thì \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) \) \(- P\left( {A \cap B} \right)\) Sử dụng tính chất biến cố \(A\) và \(B\) độc lập khi và chỉ khi \(P(A\cap B)=P(A.B)=P(A).P(B)\) Lời giải chi tiết: \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right)\) \(= P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( A \right)P\left( B \right)\) \(= 0,6 + 0,3 - 0,18 = 0,72\). LG b \(P\left( {\overline A \cup \overline B } \right)\) Phương pháp giải: Sử dụng tính chất \(P(\overline{A\cap B})=P(\overline{A}\cup \overline{B})\) Sử dụng tính chất biến cố \(A\) và \(B\) độc lập khi và chỉ khi \(P(A\cap B)=P(A.B)=P(A).P(B)\) Sử dụng hệ quả: Với mọi biến cố \(A\) ta có \(P(\overline{A})=1-P(A)\). Lời giải chi tiết: \( P(\overline{A}\cup \overline{B})= P(\overline{A\cap B})\) \(=1- P(A\cap B)=1-P(A)P(B)\) \(=1-0,3.0,6=0,82\). HocTot.Nam.Name.Vn
|