Bài 22.16* Trang 29 SBT Hóa học 9

Giải bài 22.16* Trang 29 sách bài tập Hóa học 9. Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO4 10%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt, thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.

Đề bài

Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO410%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt, thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Viết phương trình hóa học. Áp dụng phương pháp tăng-giảm khối lượng. 

Lời giải chi tiết

Số mol CuSO= \(\dfrac{{160 \times 10}}{{100 \times 160}} = 0,1(mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng:

             \(Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu\)

(mol)     0,1       0,1               0,1          0,1 

Khối lượng Fe phản ứng: 0,1 . 56 =5,6(gam)

Khối lượng Cu sinh ra: 0,1 . 64 = 6,4 (gam)

Gọi x là khối lượng lá sắt ban đầu

Khối lượng lá sắt khi nhúng vào dung dịchCuSO4 tăng lên là: \(\dfrac{{x \times 4}}{{100}}  = 0,04x(gam)\)

Khối lượng lá sắt tăng lên = \({m_{Cu}}\) sinh ra - \({m_{Fe}}\) phản ứng 

0,04x = 6,4 -5,6=0,8

=> x= 20 gam

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 22.15 Trang 29 SBT Hóa học 9

    Giải bài 22.15 Trang 29 sách bài tập Hóa học 9. Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp X gồm Fe304, Fe203, FeO và Fe trong dung dịch HCl thì cần dùng 360 gam dung dịch HC1 18,25% để tác dụng vừa đủ. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 và dung dịch Y.

  • Bài 22.14 Trang 29 SBT Hóa học 9

    Giải bài 22.14 Trang 29 sách bài tập Hóa học 9. Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HC1 ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.

  • Bài 22.13 Trang 29 SBT Hóa học 9

    Giải bài 22.13 Trang 29 sách bài tập Hóa học 9. Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí.

  • Bài 22.12 Trang 28 SBT Hóa học 9

    Giải bài 22.12 Trang 28 sách bài tập Hóa học 9. Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan.

  • Bài 22.11 Trang 28 SBT Hóa học 9

    Giải bài 22.11 Trang 28 sách bài tập Hóa học 9. Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close