Bài 20.5, 20.6, 20.7 trang 54 SBT Vật Lí 12

Giải bài 20.5, 20.6, 20.7 trang 54 sách bài tập vật lí 12. Đồ thị nào trong Hình 20.2 biểu diễn sự biến thiên cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng theo thời gian

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

20.5

Đồ thị nào trong Hình \(20.2\) biểu diễn sự biến thiên cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng theo thời gian, nếu lấy mốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện trong mạch?

A. Đồ thị a.            B. Đồ thị b.

C. Đồ thị c.            D. Không có đồ thị nào.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức điện tích \(q = {Q_0}{\rm{cos}}\omega {\rm{t}}\) và cường độ dòng điện \(i = {I_{_0}}{\rm{cos(}}\omega t{\rm{ + }}\dfrac{\pi }{2}{\rm{)}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(q = {Q_0}{\rm{cos}}\omega {\rm{t}}\); \(i = {I_{_0}}{\rm{cos(}}\omega t{\rm{ + }}\dfrac{\pi }{2}{\rm{)}}\)

Khi tụ bắt đầu phóng điện \(q = {Q_0} \Rightarrow \omega t = 0 \\\Rightarrow i = {I_0}\cos (0 + \dfrac{\pi }{2}) = 0\)

Chọn B

20.6

Sự biến thiên theo thời gian của điện tích \(q\) của một bản tụ điện và của cường độ dòng điện \(i\) trong một mạch dao động lí tưởng được biểu diễn bằng các đồ thị \(q(t)\) (nét liền) và \(i(t)\) (nét đứt) trên cùng một hệ trục tọa độ \(\left[ {(q,i),t} \right]\) ở Hình \(20.3.\) Đồ thị nào đúng? Lấy mốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện trong mạch.

A. Đồ thị a.            B. Đồ thị b.

C. Đồ thị c.            D. Không có đồ thị nào.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức điện tích\(q = {Q_0}{\rm{cos}}\omega {\rm{t}}\) và cường độ dòng điện \(i = {I_{_0}}{\rm{cos(}}\omega t{\rm{ + }}\dfrac{\pi }{2}{\rm{)}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(q = {Q_0}{\rm{cos}}\omega {\rm{t}}\); \(i = {I_{_0}}{\rm{cos(}}\omega t{\rm{ + }}\dfrac{\pi }{2}{\rm{)}}\)

Chỉ có đồ thị c) thỏa mãn

Chọn C

20.7

Tần số dao động riêng \(f\) của một mạch dao động lí tưởng phụ thuộc như thế nào vào điện dung \(C\) của tụ điện và độ tự cảm \(L\) của cuộn cảm trong mạch?

A. \(f\) tỉ lệ thuận với \(\sqrt L \) và \(\sqrt C \).

B. \(f\) tỉ lệ nghịch với \(\sqrt L \) và \(\sqrt C \).

C. \(f\) tỉ lệ thuận với \(\sqrt L \) và tỉ lệ nghịch \(\sqrt C \).

D. \(f\) tỉ lệ nghịch với \(\sqrt L \) và tỉ lệ thuận \(\sqrt C \).

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính tần số \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có tần số \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Suy ra \(f\) tỉ lệ nghịch với \(\sqrt L \) và \(\sqrt C \).

Chọn B

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 20.8, 20.9 trang 55 SBT Vật Lí 12

    Giải bài 20.8, 20.9 trang 55 sách bài tập vật lí 12. Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung

  • Bài 20.10, 20.11 trang 55 SBT Vật Lí 12

    Giải bài 20.10, 20.11 trang 55 sách bài tập vật lí 12. Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm

  • Bài 20.12 trang 55 SBT Vật Lí 12

    Giải bài 20.12 trang 55 sách bài tập vật lí 12. Tính chu kì dao động riêng của một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 200 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 0,02 H.

  • Bài 20.13 trang 55 SBT Vật Lí 12

    Giải bài 20.13 trang 55 sách bài tập vật lí 12. Muốn mạch dao động có tần số dao động riêng là 1 MHz, cần phải mắc một tụ điện có điộn dung bao nhiêu fara với một cuộn cảm có độ tự cảm 0,1 H.

  • Bài 20.14 trang 55 SBT Vật Lí 12

    Giải bài 20.14 trang 55 sách bài tập vật lí 12. Những mạch dao động trong các sơ đồ vô tuyến có điện dung vào cỡ 1 nF và có tần số dao động riêng vào cỡ từ kHz đến MHz. Hỏi độ tự cảm của các mạch đó phải vào cỡ nào?

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close