Bài 2. Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch - Chuyên đề học tập Sinh 11 Kết nối tri thức

Thủy canh là gì? Thủy canh khác gì với các phương pháp canh tác truyền thống?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 12

CH1.

Thủy canh là gì? Thủy canh khác gì với các phương pháp canh tác truyền thống?

Phương pháp giải:

Khái niệm thủy canh

Giải chi tiết:

  • Hệ thống thủy canh là một phương pháp trồng cây trong nước dựa trên dung dịch dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cây. Thủy canh không cần sử dụng đến đất, thay vào đó cây được trồng trong giá thể ( như xơ dừa, mùn cưa, than bùn rêu…) và rễ cây tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng, đồng thời cây được hấp thụ khí oxy, và các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của cây như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

  • Một số loại cây trồng thủy canh: cải xà lách, rau muống, cải xoăn, rau dền, dưa chuột, …

CH2. 

Nếu muốn trồng thủy canh một loại cây nào đó mà chưa biết nhu cầu khoáng của cây thì em cần làm những thí nghiệm gì trước khi trồng thủy canh đại trà? Giải thích?

Phương pháp:

Đặc điểm của phương pháp trồng thủy canh

Giải chi tiết:

  • Nếu muốn trồng thủy canh một loại cây nào đó mà chưa biết nhu cầu khoáng của cây thì chúng ta cần tìm hiểu nhu cầu về nồng độ dinh dưỡng ở mỗi loại cây với từng giai đoạn khác nhau sau đó trồng thử nghiệm với một lượng cây ít trước sau đó mới trồng đại trà.

  • Vì dung dịch dinh dưỡng quá đặc hoặc quá lỏng dễ dẫn đến cây rau bị vàng lá, thối rễ, còi cọc và chậm phát triển. Mỗi cây trồng khác nhau lại có nhu cầu khác nhau về nồng độ dinh dưỡng, được đo lường bằng chỉ số PPM và nó còn thay đổi trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

CH tr 15

CH1.

Nhiều người trồng rau thủy canh trong các thùng xốp, thùng nhựa chứa dung dịch dinh dưỡng trên sân thượng hoặc ban công nhà. Theo em, rau trồng như vậy liệu có thực sự là sản phẩm sạch? Giải thích? 

Phương pháp:

Đặc điểm của phương pháp trồng thủy canh

Giải chi tiết:

  • Thủy canh theo hướng sản xuất thực phẩm sạch có ưu điểm: không cần sử dụng đất, năng suất cao gấp 2 lần, kiểm soát được yếu tố tác động tới cây, không có cỏ dại, ít sâu bệnh, kiểm soát tối đa thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng rau trồng, ...

  • Trở ngại khiến thủy canh còn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới là vì: chủng loại còn bị hạn chế, chi phí đầu tư cao, đòi hỏi kiến thức chuyên môn và sâu bệnh phát sinh sẽ dễ lây lan nhanh chóng.

CH2.

Thủy canh theo hướng sản xuất thực phẩm sạch có ưu điểm gì? Trở ngại nào khiến thủy canh còn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới? 

Phương pháp: 

Hạn chế của phương pháp thủy canh

Giải chi tiết:

Cây rau trồng trong hệ thống thủy canh của một số gia đình có hiện tượng vàng lá, cây yếu và rễ bị nhớt có thể là do nồng độ dinh dưỡng không phù hợp với cây trồng; do thiếu khoáng chất; thiếu ánh sáng; độ pH không phù hợp; ...

Đề xuất khắc phục: 

  • Đối với rau ăn lá, cường độ chiếu sáng trực tiếp vào khoảng 6 – 7h/ngày là phù hợp, tối thiểu cũng phải 4h/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề khi bổ sung dinh dưỡng:

  • Thùng chứa dinh dưỡng sau một thời gian, nước dinh dưỡng trong thùng sẽ cạn, lúc này nồng độ dinh dưỡng sẽ cao hơn lúc ban đầu, các bạn đo nồng độ và chỉ cho thêm nước pha loãng dung dịch ra đến nồng độ cần thiết cho cây trồng.

  • Nên sử dụng máy đo pH hoặc dùng quỳ tím để xác định độ chua và cân chỉnh cho thích hợp.
    Sau mỗi lứa rau, hàm lượng các thành phần vi lượng và đa lượng đã bị chênh lệch, sẽ không đáp ứng đủ cho cây dẫn đến vàng lá.

  • Để đảm bảo cho lứa rau mới được tốt hơn, các bạn nên thay mới dung dịch.

  • Ngoài ra, thời gian từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng từ 4 – 5 tuần, tùy mỗi giống khác nhau. Để việc trồng thủy canh được hiệu quả hơn, bạn nên ươm cây đến khi cây có 3 – 4 lá (khoảng 5 – 7 ngày) mới cho lên giàn.

CH3.

Cây rau trồng trong hệ thống thủy canh của một số gia đình có hiện tượng vàng lá, cây yếu và rễ bị nhớt. Hãy giải thích hiện tượng trên và đề xuất cách khắc phục.

Phương pháp:

Cây cần các chất dinh dưỡng để cung cấp cho các hoạt động sống

Giải chi tiết:

Cây rau trồng trong hệ thống thủy canh của một số gia đình có hiện tượng vàng lá, cây yếu và rễ bị nhớt có thể là do nồng độ dinh dưỡng không phù hợp với cây trồng; do thiếu khoáng chất; thiếu ánh sáng; độ pH không phù hợp; ...

Đề xuất khắc phục: 

  • Đối với rau ăn lá, cường độ chiếu sáng trực tiếp vào khoảng 6 – 7h/ngày là phù hợp, tối thiểu cũng phải 4h/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề khi bổ sung dinh dưỡng:

  • Thùng chứa dinh dưỡng sau một thời gian, nước dinh dưỡng trong thùng sẽ cạn, lúc này nồng độ dinh dưỡng sẽ cao hơn lúc ban đầu, các bạn đo nồng độ và chỉ cho thêm nước pha loãng dung dịch ra đến nồng độ cần thiết cho cây trồng.

  • Nên sử dụng máy đo pH hoặc dùng quỳ tím để xác định độ chua và cân chỉnh cho thích hợp.
    Sau mỗi lứa rau, hàm lượng các thành phần vi lượng và đa lượng đã bị chênh lệch, sẽ không đáp ứng đủ cho cây dẫn đến vàng lá.

  • Để đảm bảo cho lứa rau mới được tốt hơn, các bạn nên thay mới dung dịch.

  • Ngoài ra, thời gian từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng từ 4 – 5 tuần, tùy mỗi giống khác nhau. Để việc trồng thủy canh được hiệu quả hơn, bạn nên ươm cây đến khi cây có 3 – 4 lá (khoảng 5 – 7 ngày) mới cho lên giàn.

 

 

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close