Bài 10. Đồ chơi dân gian trang 47, 48 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức

Em hãy quan sát Hình 1 và gọi tên đồ chơi dân gian tương ứng theo các thẻ dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH trang 47 KĐ

Em hãy quan sát Hình 1 và gọi tên đồ chơi dân gian tương ứng theo các thẻ dưới đây.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời


Lời giải chi tiết:

a. Cờ cá ngựa.

b. Tò he.

c. Con cù quay.

d. Đèn ông sao.

e. Quả còn.

g. Đầu sư tử.


CH trang 48 TH

1. Hãy kể tên một số loại đồ chơi dân gian mà em biết.

2. Em hãy lựa chọn những câu mô tả đúng về đồ chơi dân gian trong những câu sau:

a) Đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.

b) Đồ chơi dân gian là loại đồ chơi do thợ thủ công làm ra.

c) Đồ chơi dân gian là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.

d) Mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời


Lời giải chi tiết:

  1. Một số loại đồ chơi dân gian: tò he, đèn kéo quân, đèn lồng, diều,..

  2. Những câu mô tả đúng về đồ chơi dân gian

a) Đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.

b) Đồ chơi dân gian là loại đồ chơi do thợ thủ công làm ra.

c) Đồ chơi dân gian là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.

d) Mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.


CH trang 48 KP

m hãy quan sát và cho biết tranh nào trong Hình 2 thể hiện việc sử dụng đồ chơi dân gian không đúng cách và không phù hợp với lứa tuổi.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời 


Lời giải chi tiết:

Tranh thể hiện không đúng cách và không phù hợp với lứa tuổi là: a, b, c, e, g

CH trang 48 VD1

Em hãy lựa chọn một đồ chơi dân gian và chia sẻ cách chơi đồ chơi đó với bạn.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời


Lời giải chi tiết:

Trò chơi nặn tò he xuất hiện chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, người chơi có thể là từng cá nhân hoặc nhóm, thường được tổ chức ở ngoài sân, đình làng, phiên chợ. Cách chơi được thực hiện như sau.

 Chuẩn bị 

  • Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo tẻ có trộn ít bột nếp theo tỉ lệ 10 phần tẻ, 1 phần nếp trộn đều, ngâm nước rải đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, nắm lại thành từng vắt và nhuộm riêng màu từng vắt

  • Màu nhuộm có 4 màu cơ bản: vàng, đỏ, xanh, đen có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột (màu vàng làm từ hoa hoè hoặc củ nghệ, màu đỏ làm từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì dùng cây nhọ nồi, màu xanh từ lá giềng hoặc lá dứa)

  • Bạn chuẩn bị một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày. 

 Cách chơi

  • Tùy vào trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo của mình, các bạn nhỏ có thể nặn theo nhiều hình thù khác nhau như con gà, chim công, hoa quả, nàng công chúa, siêu nhân... mà các bạn yêu thích

  • Sau khi nặn xong, bé hãy cắm ngay tò he lên thùng xốp để trưng bày nhìn rất đẹp mắt. 

CH trang 48 VD2

Em hãy cùng chơi một trò chơi dân gian (gợi ý trong Hình 3) với bạn hoặc các thành viên trong gia đình.


Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hành


Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close