Thành ngữ phê phán những kẻ tỏ ra mình là người có nhân cách tốt, sống biết điều, nhưng bản chất lại độc ác, hành động đê tiện, giả dối.

Giả nhân giả nghĩa.


Thành ngữ phê phán những kẻ tỏ ra mình là người có nhân cách tốt, sống biết điều, nhưng bản chất lại độc ác, hành động đê tiện, giả dối.

Giải thích thêm
  • Nhân: có lòng thương yêu người khác.

  • Nghĩa: điều được coi là hợp lẽ phải, là khuôn phép cho cách ứng xử của con người.

  • Giả: làm như thật để đánh lừa người khác.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Hắn ta luôn tỏ ra quan tâm và giúp đỡ mọi người, nhưng thực chất là giả nhân giả nghĩa, che giấu bản chất giả dối và toan tính của mình.

  • Vì quá tin tưởng vào những lời hứa hẹn tốt đẹp của bạn bè, cô ta đã bị lừa mất hết tiền. Cuối cùng, cô ấy mới nhận ra tên kia thực ra là một kẻ giả nhân giả nghĩa.

  • Dù biết rõ là hắn ta chỉ đang giả nhân giả nghĩa để lợi dụng mình, nhưng vì tình yêu mù quáng, cô gái vẫn chấp nhận ở bên cạnh hắn.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.

  • Khẩu Phật tâm xà.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: 

  • Thẳng như ruột ngựa.

  • Ăn ngay nói thẳng.

close