Empeđôc và Anaxago

Từ quan niệm của các nhà triết học phái Êlê toát lên tư tưởng là một khi khẳng định tính thống nhất của thế giới, coi cơ sở của sự thống nhất đó là tồn tại. thì phải thừa nhận rằng không có vận động và phủ nhận sự đa dạng của thế giới

Từ quan niệm của các nhà triết học phái Êlê toát lên tư tưởng là một khi khẳng định tính thống nhất của thế giới, coi cơ sở của sự

 

thống nhất đó là tồn tại. thì phải thừa nhận rằng không có vận động và phủ nhận sự đa dạng của thế giới. Trong khi đó trên thực tế chúng ta vần thướng xuyên chứng kiến sự đa dạng và biến đổi không ngừng của các sự vật. Quan niệm của các nhà triết học phái Êlê mặc dù có vai trò rất tích cực trong triết học cổ Hy - La nhưng những hạn chế của nó đòi hỏi các nhà tư tưởng phải có cách nhìn mới về thế giới.

Empeđốc (khoảng 490 - 430 tr. CN) không thỏa mãn vói các nhà triết học trước đây trong quan niệm về khởi nguyên, đã tìm cách lý giải khác về thế giới. Xuất phát điểm của ông là thừa nhận bốn khởi nguyên của mọi sự vật - đó là lửa, không khí, nước và đất. Mỗi khởi nguyên đều tồn tại độc lập, bất biến, do đó mang tính thần thánh, chúng được coi như những vị thiên thần, chống hạn như lửa được coi là "thần Dớt chói lọi", đất được coi là "Vị anh hùng làm hồi sinh" ..

Từ các khởi nguyên này sinh ra tất thảy các sự vật. Mọi cái trên thế gian đều sinh ra từ sự kết hợp hay tách ra của các khởi nguyên trên theo tỷ lệ khác nhau. Chẳng hạn, theo Empeđốc, máu là sự kết hợp của 4 khởi nguyên trên theo tỷ lệ như nhau còn xương là sự kết hợp chúng theo tỷ lệ hai phần nước, hai phần đất, 4 phần lửa... Và cũng tương tự như vậy đối với các sự vật khác.

Từ việc thần thánh hóa các khởi nguyên của thế giới, Empeđốc đi đến nhân cách hóa mọi sự vật, tức là quy cho chúng những đặc tính mà trên thực tế chỉ riêng con người mới có. Ông lý giải nguồn gốc của vận động là do các lực lưọng đối lập sinh ra như TÌNH YÊU và CĂM THÙ trong mối quan hệ giữa các khởi nguyên, tuy bản thân Empeđốe cũng hiểu rằng chúng chỉ là những lực lượng vật chất. Tình yêu (bao gồm các quan hệ như âu yếm, tình bạn, sự hài hòa...) là mối quan hệ phổ biến trong vũ trụ, mang tính quảng tính. Nó là nền tảng của sự thống nhất và mọi điều kiện trong vũ trụ. Đối lập với nó là căm thù (bao gòm các quan hệ như tức giận, đối địch, đấu tranh...) là căn nguyên sinh ra tính nhiều vẻ, đa dạng của thế giới, đồng thời gây nên nhữnp điều ác trong quan hệ giữa các sự vật. Hai lực hượng đối lập trên - Tình yêu và căm thù – thường xuyên tác động lẫn nhau.

Empeđốc đưa ra quan niệm, theo đó vũ trụ trai qua chỉ trình phát triển gồm 4 giai đoạn, ở giai đoạn đầu, Tình yêu chiến thắng, Căm thù bị loại ra khỏi vũ trụ. Ở trạng thái này thế giới tựa như một quả cầu. Tất cả 4 khởi nguyên (đất, nước, lửa, không khí) đều cùng hòa trộn lẫn nhau, chúng chưa tồn tại độc lập. Ở giai đoạn hai, Căm thù xâm nhập vào vũ trụ tựa như quả cầu đó, gây nên vận động của các sự vật phân chia các khởi nguyên một cách rõ ràng. Ở giai đoạn thứ ba, lại diễn ra quá trình ngược lại, vũ trụ tựa như quả cầu được hồi phục. Đến giai đoạn thứ tư thì cả hai lực lượng Tình yêu và Căm thù đểu ở trạng thái cân bằng. Nhân loại hiện đang sống ở giai đoạn này.

Empeđốc gọi 4 giai đoạn của chu trình này là những giai đoạn quay của luồng xoáy vũ trụ, "vòng tròn thời gian" cũng tựa như vậy. Những giai đoạn trên đều không ổn định và luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau.

Tiếp theo Empeđốc, Anaxago (khoảng 500 - 428 tr.CN) được coi là nhà triết học đầu tiên ở Aten, trung tâm văn hóa của Hy Lạp cổ đại. Ông đặc biệt quan tâm đến sự vận động trong thế giới chúng ta. Cũng như Empeđốc, Anaxago không nhất trí với các quan niệm nhất nguyên của các nhà triết học Iônia, phái Pitago và phái Êlê, cho rằng họ không giải thích được tính thống nhất nhưng đồng thời lại rất đa dạng của thế giới, cũng như sự vận động không ngừng của các sự vật.

Tiếp theo Empeđcíc, Anaxago thấy rằng để tìm ra chân lý thì cần phải giải thích thế giới từ nhiều khởi nnguyên khác nhau. Nhưng khác với Empeđốc, Anaxago không coi đất, nước, lửa, không khí như những khởi nguyên mà cho rằng mỗi sự vật đều chỉ có thể sinh ra từ những cái tương tự như chúng. Không thể có chuyện, chẳng hạn, cái bàn được sinh ra từ nước, không khí... Như vậy mỗi vật đều chỉ có thể được nảy sinh từ khởi nguyên của mình, tức là các hạt giống của mình. Do đó số lượng các hạt giống – khởi nguyên - là nhiều vô kể như số lượng các sự vật. Mỗi loại hạt giống bảo tồn mọi tính chất của sự vật cùng loại. Chẳng hạn, các hạt giống của sắt chứa đựng toàn bộ các đặc tính của sắt, hạt giống của máu chứa dựng toàn bộ các tính chất của máu, V.V.. Các hạt giống cực kỳ nhỏ và có thể phân chia đến vô hạn. Mỗi sự vật đều chứa đựng trong mình nó các hạt giống của những sự vật khác, nhưng những tính chất của nó bị quy định bởi các đặc tính của những hạt giống mà nó có. Vì thế sự biến hóa về chất giữa các sự vật là do sự thay thế phần lớn trong nó các hạt giống của các sự vật. Ví dụ, theo Anaxago, sở dxi tuyết trắng có thể tan, biến thành nước đục là vì trong tuyết chứa đựng cả những hạt giống của nước, cùng những tính chất của nước như sự đục, thể lòng... còn có những đặc tính như lạnh, đặc, cứng, trắng... thì bị hao hụt đi.

Như vậy, Anaxago khẳng định, bất kỳ hạt giống nào cũng đều không thuần nhất, mà chứa đựng trong nó cả những hạt giống của tất cả các vật còn lại. Nhưng ở mức độ nhỏ hơn. Nó tựa như một chỉnh thể chứa  đựng mọi cái đang tồn tại. Tư tưởng của Anaxago coi "mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái"mang nhiều tính biện chứng sâu sắc. Dưới hình thức sơ khai, ông đã tiếp cận được với quan niệm khẳng định mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật.

Nhưng theo Anaxago, các hạt giống tựa như các chất liệu nên thụ động. Nhờ có một khởi nguyên đầu tiên nhất của thế giới mà mọi sự vật đều ở trạng thái hỗn độn ban đầu có thể cấu thành vũ trụ như hiện nay. Khởi nguyên này được Anaxago gọi là Nus, theo cách hiểu của ông đó là trí tuệ thuần túy. Nus là linh hồn, trí tuệ của thế giới, cải tạo nên thế giới từ trạng thái hỗn độn. Nó vừa làm cho thế giới vận động, lại vừa nhận thức thế giới. Nhờ nhận thức thế giới, Nus có được tri thức hoàn thiện về tất thảy mọi vật và có sức mạnh vô biên, quv định quá khứ, hiện tại và tương lai của vũ trụ, làm cho mỗi sự vật phát triển theo những trình tự nhất định.

Nhìn chung, thế giới quan của Anaxago là sự phát triển đến đỉnh cao lập trường đa nguyên mà Empeđốc là người khởi xướng. Đó là kết quả của việc các nhà triết học này tìm cách khắc phục quan niệm nhất nguyên sơ khai của các nhà triết học trước đó trong điều kiện thời cơ. Những hạn chế của họ sau này được phái nguyên tử luận tìm cách khắc phục.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Thế giới quan của Đêmôcrit (khoảng 460 - 370 tr.CN)

    Ở thế kỷ V tr.CN, Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy vậy trong xã hội vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn không chỉ giữa các giai cấp chủ nô và nô lệ, mà ngay cả giữa các tầng lớp khác nhau của giai cấp chủ nô

  • Triết học phái ngụy biện

    Phái ngụy biện (theo tiếng cổ Hy Lạp là Sophistike) là một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến đầu thế kỷ IV tr. CN, ở Hy Lạp cổ đại. Thời đó nghệ thuật hùng biện được đặc biệt coi trọng trong xã hội

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

  • Platôn

    Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng

  • Arixtốt

    Arixtốt, bộ óc bách khoa toàn thư của triết học cổ đại Hy Lạp, người đầu tiên khám phá ra những quy luật sơ đẳng của tư đuy biện chứng. Đây là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp.

close