Đường lối và chủ trương của Đảng giải quyết các vấn đế xã hội?Các vấn đề xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực như: giải quyết việc làm, thu nhập, bình đẳng xã hội, khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, V.V.. Các vấn đề xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực như: giải quyết việc làm, thu nhập, bình đẳng xã hội, khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, V.V.. 1. Thời kỳ trước đổi mới a.) Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội Giai đoạn 1945 - 1954: Sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, chính sách xã hội của Đảng được thực hiện theo tinh thần: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Và với chủ trương: làm cho người nghèo thì đủ ăn, ngươi đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm. Chủ trương này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt được những hiệu quả thiết thực. Các vấn đề xã hội trong giai đoạn này giải quyết trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân. Chính phủ có chủ trương và hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội của chính mình; chính sách tăng gia sản xuất (tự túc, tự cấp), chủ trương tiết kiệm, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội phát triển kinh tế. Thực hiện chính sách điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ. - Giai đoạn 1954 - 1975: Các vấn đề xã hội được giải quyết theo mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối cũ, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, bằng chế độ bao cấp và dựa vào viện trợ của nước ngoài. - Giai đoạn 1975 - 1985: Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, đất nước bị bao vây, cô lập và cấm vận. a) Đánh giá việc thực hiện đường lối Chính sách xã hội trong 9 năm "kháng chiến, kiến quốc", tiếp đó là thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp (1954 - 1985), tuy có nhiều hạn chế nhưng đã bao hàm được sự ổn định của xã hội, đồng thời đạt được thành tựu phát triển đáng tự hào trên một số lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục, y tế, lối sống, đạo đức kỷ cương và an ninh xã hội, hoàn thành nghĩa vu hậu phương lớn đổi mới tiền tuyến lớn. Những thành tựu đó nói lên bản chất tốt đẹp của chế độ mới – chế độ xã hội chủ n sự lãnh (lạo đụng đan của Đảng, giải •luyôt I .H V. n i!ồ xã hội trong điều kiện chiến tranh kéo dài, kinh tế chậm phát triển. b) Hạn chế và nguyên nhân Trong xã hội đã hình thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể trong cách giải quyết, các vấn đề xã hội; chế độ phân phối trên thực tế là bình quân - cào bằng, không khuyên khích được những đơn vị và cá nhân làm tốt, làm giỏi: đã hình thành nên một xã hội đóng, ổn định nhưng kém năng động chậm phát triển về mọi mặt. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trển là do chúng ta đặt chưa đúng tầm chính sách xã hội trong quan hệ với các chính sách thuộc các lĩnh vực khác, đồng thời lại áp dụng và duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan lieu bao cấp. 2.Trong thời kỳ đổi mới a) Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đế xã hội lên tầm chính sách xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách xã hội với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Đại hội VI cho rằng, trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của cầc hoạt động kinh tế. Do đó, cẩn có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế là đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người. Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Đại hội VllI của Đảng (tháng 6-1996) nêu rõ hệ thống chính sách xã hội phải được hoạch định theo những quan điểm sau: - Tăng trưởng kinh tế phải gấn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. - Thực hiện nhiều hình thức phân phối. - Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói, giảm nghèo. - Các vấn đề chính sách xã hội phải được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) chủ trương các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp. Đại hội X của Đảng (tháng 4-2006) chủ trương phải kêt hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương. Chính sách xã hội vì hạnh phúc con người. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bầng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần: giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và công bằng xã hội. Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đồng thời quan điểm coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con ngưòi (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội. b) Chủtrương giải quyết các vấn đề xã hội Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo. Hai là, xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiếm y tế toàn dân. Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội..., Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập. Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Sáu là, chú trọng chính sách ưu đãi xã hội. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn" đối với các lão thành cách mạng, với những người có công với nước, người hưởng chỉnh sách xã hội. Chăm sóc lối sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô dơn không nơi nương tựa. Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, trẻ mồ côi, lang thang. Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng phát triển về quy mô gắn với chất lượng và hiệu quả các dịch vụ công cộng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước. c) Kết quả thực hiện đường lối đổi mới chính sách xã hội Sau hơn 20 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi: - Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, trông chờ sự viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cá các tầng lớp dân cư. - Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng: thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân - cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao dộng và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy công bằng xã hội được thế hiện ngày càng rõ hơn. - Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế, đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội. - Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm. - Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với liên tục xoá đói, giảm nghèo, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. - Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội "thuần nhất" chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đã đi đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó giai cấp, các tầng lớp dân cư đề có nghĩa vụ quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Qua hơn 20 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển xã hội đạt nhiều thành tựu: - Tính năng động xã hội khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội đang dần dần hình thành với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm. Không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn. - Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo, cùng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. - Có cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo. d) Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế - Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn dề việc làm rất bức xúc và nan giải. - Sự phân hoá giàu - nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại. - Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội. - Môi trường sinh thái tiếp tục bị ô nhiễm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá. - Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập, an sinh xã hội chưa được bảo đảm. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do: - Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triền bền vững xã hội. - Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. HocTot.Nam.Name.Vn
|