Đường lối của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)?Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được đề ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến và không ngừng được bổ sung hoàn chỉnh trong quá trình tiến hành kháng chiến. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được đề ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến và không ngừng được bổ sung hoàn chỉnh trong quá trình tiến hành kháng chiến. Đường lối kháng chiến được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng: bắt đầu từ bản Chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc (ngày 25-11-1945), tiếp đến là Công việc khẩn cấp bây giờ (tháng 10-1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12-12-1946 và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19-12-1946), những quan điểm cơ bản của đường lối kháng chiến đã hình thành. Giữa năm 1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết một loạt bài báo nhằm hướng dẫn việc thực hiện đường lối của Đảng, những bài viết này được tập hợp thành cuốn sách Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Tác phẩm Trường kỳ kháng chiến nhất định thắnq lợi đã thể hiện những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến của Đảng, đó là đưòng lối: "toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính” đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đi đến thắng lợi. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) tổng kết 5 năm kháng chiến đã bổ sung và phát triển đường lối kháng chiến khi kháng chiến đã phá thế bị bao vây và đế quốc Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Về cơ bản, đường lối chung của cuộc kháng chiến tập trung một số nội dung: Về mục đích kháng chiến: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là sự kế thừa và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám nhằm đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất, độc lập hòan toàn. Tính chất của cuộc kháng chiến: Đang khẳng định đây là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài. Do vậy, đó là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa hình có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới. Đảng chủ trương lien hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp, đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do. hoà bình. Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở xác định rõ đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến, đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đáng (tháng 2-1951) đã chỉ rõ kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng Việt Nam là đế quốc Pháp, kẻ thù nguy hiểm là dế quốc Mỹ, kẻ thù phụ là các thế lực phong kiến. Lúc này là phong kiến phản động, từ đó đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam: Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập. - Xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân. - Gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Động lực của cách mạng Việt Nam là nhân dân, chủ yếu là công, nông. Lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân. Nông dân là bạn đồng minh "lớn mạnh và chắc chắn" của giai cấp công nhân. Phương châm kháng chiến: Đảng chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện "kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính". Trong đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, điều cốt lõi nhất và cơ bản nhất là chiến lược toàn dân kháng chiến. Đảng tổ chức cả nước thành một mặt trận, tạo nên thế trận cả nước đánh giặc, phát huy sức mạnh của toàn dân và khối đoàn kết toàn dân tộc tham gia kháng chiến với những biện pháp đa dạng phong phú, phù hợp như tuyên truyền giáo dục, động viên chính trị sâu rộng từ đó xác định trách nhiệm đứng lên cứu nước nhà. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Từ chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy, kết hợp du kích chiến với vận động chiến. Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến, Đảng chủ trương kháng chiến toàn diện, tức là tiến hành tiến công địch trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao tạo thành sức mạnh tổng hợp. + Về chinh trị, phải đoàn kết toàn dân chống Pháp xâm lược, phải thống nhất toàn dân, làm cho mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng vững chắc và rộng rãi. Phải củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, xây đựng bộ máy kháng chiến vững mạnh, thống nhất quân, dân, chính trong toàn quốc, phát triển các đoàn thể cứu quốc, củng cố bộ máy lãnh đạo kháng chiến toàn dân. Phải cô lập kẻ thù, kéo thêm nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản động Pháp. Coi trọng xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước và Mặt trận dân tộc thống nhất vững mạnh. Thống nhất Việt Minh, Liên Việt thành mặt trận Liên Việt (1951). + Về quân sự, triệt để dùng "du kích vận động chiến", tiến công địch ở khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến và hậu phương vững mạnh. Chủ động làm thất bại các kế hoạch chiến tranh lớn của dịch, phối hợp chặt chẽ các chiến trường với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất. + Về kinh tế, xây dựng nền kinh tế kháng chiến theo nguyên tắc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp về mọi mặt; ra sức phá kinh tế địch không cho chúng thực hiện mưu đồ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Kinh tế kháng chiến về hình thức là kinh tế chiến tranh, về nội dung là dân chủ mới, chú trọng phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp. Phát triển các thành phần kinh tế, từng bước thực hiện chính sách ruộng đất đối với nông dân (giảm tô và cải cách ruộng dất). Phái triển kinh tế quốc doanh, gây mầm cho chủ nghĩa xã hội. + Về văn hoá, thực hiện hai nhiệm vụ: xoá bỏ nền văn hoá nô dịch ngu dân, xâm lược của thực dân Pháp và xây dựng nền văn hoá dân chủ mới, dựa trên ba nguyên tắc: dân tộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá. Phát triển giáo dục, đào tạo các bậc phổ thong trung học chuyên nghiệp và đại học. Tiến hành cải cách giáo dục. Phát triển văn học, nghệ thuật, coi văn nghệ là một mặt trận và văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận này. + Về đấu tranh ngoại giao, triệt để cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp hiểu, tán thành và ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ về mọi mặt trận các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc. Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ Việt Nam là bạn của các nước dân chủ trên thế giới, không gây thủ oán với một ai. Kháng chiến lâu dài: Xuất phát từ sự so sánh lực lượng, ban đầu địch mạnh, ta yếu nên Đảng chủ trương đánh lâu dài. Vừa đánh vừa xây dựng phát triển lực lượng, đồng thời tích cực tiêu hao, tiêu diệt địch để so sánh lực lượng sẽ dần có lợi cho và ta sẽ chuyển từ yếu thành mạnh, tiến tới đánh thắng thù. Song, Đảng khẳng định đánh lâu dài nhưng phải tạo thế chr động phát triển thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi quyết định. Dựa vào sức mình là chính: là dựa vào sức lực của nhân dân, vào đường lối đúng đắn của Đảng, vào các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hoà của đất nước, đồng thời ra sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù. Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa quân và dân ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược. Với đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng, buộc kháng cn chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ngày càng phát triển và giành thắng lợi vẻ vang. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, Nhà nước dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh, mặt trận Việt Minh, Liên Việt và các đoàn thể cách mạng đã tập hợp rộng rãi khối đại đoàn kết dân tộc. Kinh tế phát triển nhất là nông nghiệp, xây dựng, văn hóa, giáo dục có nhiều thành công. Ngoại giao từng bước phá thế bị bao vây, tranh thủ được sự ủng hộ về mọi mặt của đồng chí, bè bạn trên thế giới. Đặc biệt, trên mặt trận quân sự, quân đội và nhân dân Việt Nam đẫ lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh lớn của thực dân Pháp: đánh bại kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng của địch với chiến thắng Việt Bắc thu đông (1947); làm thất bại kế hoạch Rơve với chiến thắng Biên giới (1950); đánh bại kế hoạch Đ.Tátxinhi với chiến thắng Hòa Bình (1951), Tây Bắc(1952) và làm phá sản kế hoạch Nava với chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954),buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ, chấm đứt chiến tranh, rút quân Pháp về nước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vi mục tiêu giành độc lập, thắng lợi hoàn toàn. HocTot.Nam.Name.Vn
|