Đo thời gianLí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng ĐO THỜI GIAN I. Lí thuyết - Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s. - Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ, … 1 giờ = 60 phút = 3600 giây 1 ngày = 24 giờ = 86400 giây * Mở rộng: - Thời gian giữa hai nhịp tim liên tiếp của người bình thường khoảng: 0,8 s - Thời gian của một cái chớp mắt khoảng: 0,1 s - Thời gian của một tia chớp khoảng: 0,32 s - 1 canh (đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam) = 2h. - Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. - Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ quả lắc, đồng hồ bấm giây, … - Công dụng của một số loại đồng hồ: + Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày + Đồng hồ bấm giây: dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm cần độ chính xác cao. + Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao. - Các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây: + Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo. + Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. + Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. II. Ví dụ minh họa
|