Thành ngữ ám chỉ những người đi nhiều nơi, gặp gỡ được nhiều người, có nhiều trải nghiệm. Ngoài ra, thành ngữ còn nói về những người làm ăn, buôn bán bận rộn, vất vả.
Thành ngữ ám chỉ những người đi nhiều nơi, gặp gỡ được nhiều người, có nhiều trải nghiệm. Ngoài ra, thành ngữ còn nói về những người làm ăn, buôn bán bận rộn, vất vả.
Giải thích thêm
Ngược: đi lên miền ngược (vùng núi, nơi đi ngược với dòng chảy của sông) hoặc theo một hướng được coi là ngược chiều.
Xuôi: đi về phía miền xui (đồng bằng, biển) hoặc theo hướng được coi là xuôi chiều.
Thành ngữ sử dụng biện pháp chơi chữ. Trong đó, tác giả dân gian đã sử dụng hai từ có nghĩa đối lập nhau là “ngược” và “xuôi”; “đi” và “về” để thể hiện việc con người đi rất nhiều nơi.
Đặt câu với thành ngữ:
Để hoàn thành công việc, đoàn khảo sát đã đi ngược về xuôi, thu thập đầy đủ thông tin cần thiết.
Cuộc đời bà hàng buôn đi ngược về xuôi, lận đận mãi mới tìm ra mối làm ăn tốt.
Dù có đi ngược về xuôi, anh ấy vẫn luôn đau đáu nhớ quê hương.