Đề thi kì 2 môn Văn lớp 6 năm 2019 - 2020 Phòng GD & ĐT Bến Cát

Giải chi tiết đề thi kì 2 môn văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Phòng GD & ĐT Bến Cát với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

        Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

(Ngữ văn 6 – tập 2)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?

b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?

c. Nêu nội dung chính của khổ thơ.

d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.

Câu 2: Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em.

……………Hết……………

Lời giải chi tiết

I.

a.

*Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ”

*Cách giải:

- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b.

*Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và chọn hình ảnh ấn tượng.

*Cách giải:

- Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm.

c.

*Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ

*Cách giải:

- Nội dung chính: đoạn thơ làm nổi bật tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc.

d.

*Phương pháp: Căn cứ bài “Ẩn dụ”

*Cách giải:

- Câu thơ: Người Cha mái tóc bạc

II. LÀM VĂN

Câu 1.

*Phương pháp:

- Sử dụng các phương thức miêu tả, tự sự để tạo lập một đoạn văn biểu cảm.

*Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn bày tỏ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.

+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu về Bác Hồ.

+ Những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.

+ Phẩm chất cao quý của Bác và tấm lòng bao la Bác dành cho mọi người.

+ Bác là tấm gương sáng của em trong tất cả mọi mặt: học tập, đạo đức…

+ Em vô cùng yêu quý và kính trọng Bác.

Câu 2.

*Phương pháp:

- Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu.

- Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ… người mà em yêu quý nhất

Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội

1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

- Ông bước vào tuổi bảy mươi.

- Dáng người cao tầm thước.

- Khuôn mặt hiền từ.

- Đi lại nhanh nhẹn.

- Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.

- Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.

- Đôi mắt không còn tinh anh.

- Răng đã rụng đi mấy chiếc.

- Miệng hay mỉm cười hiền hậu.

- Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.

b) Tính tình:

- Giọng nói ấm áp, chậm rãi

- Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.

- Luôn quan tâm đến con cháu

- Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.

- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.

- Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.

3. Kết bài:

- Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

- Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em

- Em kính yêu ông vô hạn.

- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

Bài tham khảo


HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close