Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?

  • A

    Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

  • B

    Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.

  • C

    Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

  • D

    Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ
    khác.

Câu 2 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D

    Cả ba nội dung trên đều sai

Câu 3 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?

  • A

    Từ “sau”

  • B

    Từ “bắt đầu”, “sau”

  • C

    Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là”

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Câu 4 :

Thanh Tịnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao
nhiêu?

  • A

    2005

  • B

    2006

  • C

    2007

  • D

    2008

Câu 5 :

Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?

  • A

    Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết

  • B

    Dùng câu nối

  • C

    Dùng các quan hệ từ

  • D

    Câu A và B đúng

  • A

    Là cảm xúc của người viết.

  • B

    Là diễn biến nội tâm của các nhân vật.

  • C

    Chủ yếu vẫn là các sự việc chính.

  • D

    Là những suy nghĩ của các nhân vật.

Câu 7 :

Nhận định nào đúng với văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

  • A

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất

  • B

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới bảo vệ môi trường.

  • C

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới không hút thuốc lá

  • D

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới phòng chống ma túy.

Câu 8 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?

  • A

    Khâu tìm hiểu

  • B

    Khâu cảm thụ

  • C

    Khâu hoàn thiện bài viết

  • D

    Câu A và B đúng

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A

    Bao bì ni lông không thể phân hủy được

  • B

    Dùng bao nilong tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường

  • C

    Túi ni lông qua sử dụng là rác thải. Nhưng loại rác thải này lại được dùng đựng các loại rác thải khác khiến chúng càng khó phân hủy và sinh ra chất độc hại: NH 3 , CH 4 , H 2 S.

  • D

    Văn bản chỉ ra tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì ni lông

Câu 10 :

Giôn-xi trong truyện được khắc họa là cô gái như thế nào?

  • A

    Yếu đuối

  • B

    Mạnh mẽ

  • C

    Bản lĩnh

  • D

    Kiên cường

Câu 11 :

Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

  • A

    Ven sông Hương, thành phố Huế

  • B

    Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

  • C

    Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)

  • D

    Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Câu 12 :

Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở phương diện
nào?

  • A

    Lời nói

  • B

    Tâm trạng

  • C

    Ngoại hình

  • D

    Cử chỉ

Câu 13 :

Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

  • A

    Nhà văn.

  • B

    Nhạc sĩ.

  • C

    Hoạ sĩ.

  • D

    Bác sĩ.

Câu 14 :

Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến, Quang Dũng)

  • A

    Sự xa xôi.

  • B

    Cái chết.

  • C

    Sự vất vả.

  • D

    Sự nguy hiểm.

Câu 15 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D

    B và C

Câu 16 :

Nhận định nào sau đây nói đúng về chủ đề tác phẩm Tôi đi học?

  • A

    Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến
    trường đầu tiên.

  • B

    Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên

  • C

    Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ và ông
    đốc,… đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.

  • D

    Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng, hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày
    khai trường đầu tiên.

Câu 17 :

Truyện được diễn biến theo trình tự nào?

  • A

    Từ quá khứ đến hiện tại

  • B

    Từ hiện tại nhớ về quá khứ

  • C

    Qúa khứ và hiện tại song song

  • D

    Không theo trình tự nào cả

Câu 18 :

Tác giả lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

  • A

    Cảm hứng về lao động

  • B

    Cảm hứng về môi trường

  • C

    Cảm hứng về chiến tranh

  • D

    Cả A và B đều đúng

Câu 19 :

Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

  • A

    Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa.

  • B

    Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

  • C

    Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất

  • D

    Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người

Câu 20 :

Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

  • A

    Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối

  • B

    Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường

  • C

    Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc

  • D

    Canh, nem, rau xào, cá rán.

Câu 21 :

Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là chủ đề của Ngày Trái Đất của quốc gia hay của khu vực nào?

  • A

    Toàn thế giới

  • B

    Nước Việt Nam

  • C

    Các nước đang phát triển

  • D

    Khu vực châu Á

Câu 22 :

Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

  • A

    Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

  • B

    Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

  • C

    Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện

  • D

    Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 23 :

Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

  • A

    Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)

  • B

    Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)

  • C

    Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)

  • D

    Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)

Câu 24 :

Đâu là năm sinh năm mất của Thanh Tịnh?

  • A

    1911 – 1988

  • B

    1930 – 1980

  • C

    1935 – 1985

  • D

    1940 – 1990

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?

Tình yêu thương của con người

Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

Sức mạnh của nghệ thuật

Vẻ đẹp của văn chương

Câu 27 :

Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?

  • A

    Ngôi thứ nhất

  • B

    Ngôi thứ hai

  • C

    Ngôi thứ ba

  • D

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 28 :

Nhân vật chính trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng là ai?

  • A

    Gion-xi

  • B

    Xiu

  • C

    Bơ-men

  • D

    Cả 3 nhân vật trên

Câu 30 :

Khi nào không nên nói giảm nói tránh?

  • A

    Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa

  • B

    Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.

  • C

    Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.

  • D

    Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.

Câu 31 :

Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi... Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".

  • A

    Rất vui vẻ.

  • B

    Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.

  • C

    Rất hiền hậu.

  • D

    Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 32 :

Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ – men?

  • A

    Là một người yêu thương và lo lắng cho số phận của Giôn – xi

  • B

    Là một người cao thượng, biết quên mình vì người khác

  • C

    Là một người sống lặng lẽ, âm thầm

  • D

    Cả 3 nội dung trên đều đúng

Câu 33 :

Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy
cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?

  • A

    Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.

  • B

    Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

  • C

    Cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

  • D

    Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

Câu 34 :

Tại sao Giôn-xi buồn bã, tuyệt vọng?

  • A

    Vì cô mất đi người thân

  • B

    Vì cô mang bệnh nặng

  • C

    Vì cô mất tài sản

  • D

    Vì cô bị tai nạn

Câu 35 :

Đoạn văn “Vì vậy chúng ta cần phải ... nghiêm trọng đối với môi trường” nói lên điều gì?

  • A

    Một số giải pháp để tiết kiệm bao bì ni lông

  • B

    Một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông

  • C

    Một số giải pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên

  • D

    Một số giải pháp để làm tăng số lần sử dụng bao bì ni lông

Câu 36 :

Tác phẩm Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 viết về vấn đề gì?

  • A

    Chiến tranh

  • B

    Trẻ em

  • C

    Môi trường

  • D

    Chất độc hại

Câu 37 :

O Henry là nhà văn nước nào?

  • A

    Đan Mạch

  • B

    Mỹ

  • C

    Tây Ban Nha

  • D

    Bồ Đào Nha

Câu 38 :

Câu nào nói về việc mà cụ Bơ – men đã làm cho Giôn – xi trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

  • A

    Cụ sợ sệt khi nhìn thấy cây thường xuân không còn một chiếc lá nào

  • B

    Cụ đã vẽ “chiếc lá cuối cùng” trong đêm mưa tuyết giá lạnh

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    A và B đều sai

  • A

    Sự việc

  • B

    Nhân vật

  • C

    A, B đều đúng

  • D

    A, B đều sai.

Câu 40 :

Nhận định nào nói đúng nhất các nguyên nhân mà bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người?

  • A

    Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi

  • B

    Bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ưng thư, ...

  • C

    Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh (do có những bao bì ni lông bị vứt xuống) làm cho muỗi phát sinh, lây truyền bệnh dịch

  • D

    Cả ba nội dung trên đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?

  • A

    Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

  • B

    Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.

  • C

    Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

  • D

    Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ
    khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ
khác.

Câu 2 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D

    Cả ba nội dung trên đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

Câu 3 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?

  • A

    Từ “sau”

  • B

    Từ “bắt đầu”, “sau”

  • C

    Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là”

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại cả 2 đoạn văn và tìm từ liên kết.

Lời giải chi tiết :

Từ “bắt đầu”, “sau” là các từ liên kết của hai đoạn văn.

Câu 4 :

Thanh Tịnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao
nhiêu?

  • A

    2005

  • B

    2006

  • C

    2007

  • D

    2008

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thanh Tịnh được tặng giải thưởng năm 2007

Câu 5 :

Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?

  • A

    Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết

  • B

    Dùng câu nối

  • C

    Dùng các quan hệ từ

  • D

    Câu A và B đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương tiện để liên kết giữa các đoạn văn là các từ ngữ liên kết và câu nối.

  • A

    Là cảm xúc của người viết.

  • B

    Là diễn biến nội tâm của các nhân vật.

  • C

    Chủ yếu vẫn là các sự việc chính.

  • D

    Là những suy nghĩ của các nhân vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại đặc điểm văn tự sự

Lời giải chi tiết :

Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là các sự việc chính.

Câu 7 :

Nhận định nào đúng với văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

  • A

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất

  • B

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới bảo vệ môi trường.

  • C

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới không hút thuốc lá

  • D

    Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới phòng chống ma túy.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất, văn bản đã ra đời.

Câu 8 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?

  • A

    Khâu tìm hiểu

  • B

    Khâu cảm thụ

  • C

    Khâu hoàn thiện bài viết

  • D

    Câu A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

đọc kĩ nội dung 2 đoạn văn trên.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên liệt kê khâu tìm hiểu, đoạn dưới liệt kê khâu cảm thụ văn học.

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A

    Bao bì ni lông không thể phân hủy được

  • B

    Dùng bao nilong tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường

  • C

    Túi ni lông qua sử dụng là rác thải. Nhưng loại rác thải này lại được dùng đựng các loại rác thải khác khiến chúng càng khó phân hủy và sinh ra chất độc hại: NH 3 , CH 4 , H 2 S.

  • D

    Văn bản chỉ ra tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì ni lông

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ kiến thức văn bản và kiến thức xã hội để trả lời

Lời giải chi tiết :

B là nhận định sai

Câu 10 :

Giôn-xi trong truyện được khắc họa là cô gái như thế nào?

  • A

    Yếu đuối

  • B

    Mạnh mẽ

  • C

    Bản lĩnh

  • D

    Kiên cường

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giôn-xi là cô gái yếu đuối, hay nghĩ đến cái chết

Câu 11 :

Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

  • A

    Ven sông Hương, thành phố Huế

  • B

    Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

  • C

    Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)

  • D

    Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thanh Tịnh quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

Câu 12 :

Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở phương diện
nào?

  • A

    Lời nói

  • B

    Tâm trạng

  • C

    Ngoại hình

  • D

    Cử chỉ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Nhân vật chính trong tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở phương diện tâm
trạng.

Câu 13 :

Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

  • A

    Nhà văn.

  • B

    Nhạc sĩ.

  • C

    Hoạ sĩ.

  • D

    Bác sĩ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề họa sĩ

Câu 14 :

Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến, Quang Dũng)

  • A

    Sự xa xôi.

  • B

    Cái chết.

  • C

    Sự vất vả.

  • D

    Sự nguy hiểm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt vào hoàn cảnh bài thơ và đưa ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Từ in đậm chỉ cái chết của những người lính.

Câu 15 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D

    B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

“Truyền kì mạn lục” là tên tác phẩm; “thiên cổ kì bút” là cụm từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 16 :

Nhận định nào sau đây nói đúng về chủ đề tác phẩm Tôi đi học?

  • A

    Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến
    trường đầu tiên.

  • B

    Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên

  • C

    Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ và ông
    đốc,… đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.

  • D

    Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng, hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày
    khai trường đầu tiên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung chính và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi
đến trường đầu tiên.

Câu 17 :

Truyện được diễn biến theo trình tự nào?

  • A

    Từ quá khứ đến hiện tại

  • B

    Từ hiện tại nhớ về quá khứ

  • C

    Qúa khứ và hiện tại song song

  • D

    Không theo trình tự nào cả

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và tìm ra mạch kể

Lời giải chi tiết :

Truyện được diễn biến theo trình tự từ một người trưởng thành của hiện tại
nhớ về quá khứ.

Câu 18 :

Tác giả lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

  • A

    Cảm hứng về lao động

  • B

    Cảm hứng về môi trường

  • C

    Cảm hứng về chiến tranh

  • D

    Cả A và B đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác giả lấy cảm hứng về môi trường để viết nên tác phẩm.

Câu 19 :

Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

  • A

    Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa.

  • B

    Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

  • C

    Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất

  • D

    Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc lại các ý trên và xét xem nội dung nào quan trọng nhất

Lời giải chi tiết :

Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất là mục đích lớn nhất của tác giả

Câu 20 :

Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

  • A

    Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối

  • B

    Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường

  • C

    Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc

  • D

    Canh, nem, rau xào, cá rán.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và tìm ra đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Trong câu C, từ “y phục” có nghĩa bao quát các từ còn lại.

Câu 21 :

Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là chủ đề của Ngày Trái Đất của quốc gia hay của khu vực nào?

  • A

    Toàn thế giới

  • B

    Nước Việt Nam

  • C

    Các nước đang phát triển

  • D

    Khu vực châu Á

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng kiến thức xã hội về ngày Trái Đất

Lời giải chi tiết :

Đây là chủ đề của toàn thế giới

Câu 22 :

Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

  • A

    Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

  • B

    Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

  • C

    Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện

  • D

    Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

đọc kĩ và tìm từ ngữ không phù hợp.

Lời giải chi tiết :

từ “vũ đạo” trong câu D có nghĩa hẹp hơn và không đồng đẳng với các từ âm nhạc, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 23 :

Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

  • A

    Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)

  • B

    Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)

  • C

    Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)

  • D

    Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Ở câu A, ông giáo nói về cái chết của lão Hạc rất lịch sự và tế nhị.

Câu 24 :

Đâu là năm sinh năm mất của Thanh Tịnh?

  • A

    1911 – 1988

  • B

    1930 – 1980

  • C

    1935 – 1985

  • D

    1940 – 1990

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thanh Tịnh sinh 1911 – 1988

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ.

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?

Tình yêu thương của con người

Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

Sức mạnh của nghệ thuật

Vẻ đẹp của văn chương

Đáp án

Tình yêu thương của con người

Sức mạnh của nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Câu 27 :

Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?

  • A

    Ngôi thứ nhất

  • B

    Ngôi thứ hai

  • C

    Ngôi thứ ba

  • D

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại ngôi kể

Lời giải chi tiết :

Truyện được kể theo ngôi thứ ba (tác giả kể chuyện)

Câu 28 :

Nhân vật chính trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng là ai?

  • A

    Gion-xi

  • B

    Xiu

  • C

    Bơ-men

  • D

    Cả 3 nhân vật trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các nhân vật

Lời giải chi tiết :

Cả 3 nhân vật đều là nhân vật chính trong đoạn trích.

Câu 30 :

Khi nào không nên nói giảm nói tránh?

  • A

    Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa

  • B

    Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.

  • C

    Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.

  • D

    Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật thì không cần nói giảm, nói tránh.

Câu 31 :

Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi... Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".

  • A

    Rất vui vẻ.

  • B

    Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.

  • C

    Rất hiền hậu.

  • D

    Cả 3 ý trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên thể hiện nhiều phẩm chất của ông đốc và thầy giáo trẻ.

Câu 32 :

Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ – men?

  • A

    Là một người yêu thương và lo lắng cho số phận của Giôn – xi

  • B

    Là một người cao thượng, biết quên mình vì người khác

  • C

    Là một người sống lặng lẽ, âm thầm

  • D

    Cả 3 nội dung trên đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nhân vật cụ Bơ-men

Lời giải chi tiết :

Cụ là người nhân ái, âm thầm và biết quên mình vì người khác

Câu 33 :

Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy
cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?

  • A

    Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.

  • B

    Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

  • C

    Cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

  • D

    Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và xem tác dụng

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

Câu 34 :

Tại sao Giôn-xi buồn bã, tuyệt vọng?

  • A

    Vì cô mất đi người thân

  • B

    Vì cô mang bệnh nặng

  • C

    Vì cô mất tài sản

  • D

    Vì cô bị tai nạn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tình huống truyện

Lời giải chi tiết :

Giôn-xi buồn bã, tuyệt vọng vì cô bị bệnh lao phổi.

Câu 35 :

Đoạn văn “Vì vậy chúng ta cần phải ... nghiêm trọng đối với môi trường” nói lên điều gì?

  • A

    Một số giải pháp để tiết kiệm bao bì ni lông

  • B

    Một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông

  • C

    Một số giải pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên

  • D

    Một số giải pháp để làm tăng số lần sử dụng bao bì ni lông

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên nêu lên tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

Câu 36 :

Tác phẩm Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 viết về vấn đề gì?

  • A

    Chiến tranh

  • B

    Trẻ em

  • C

    Môi trường

  • D

    Chất độc hại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm viết về môi trường

Câu 37 :

O Henry là nhà văn nước nào?

  • A

    Đan Mạch

  • B

    Mỹ

  • C

    Tây Ban Nha

  • D

    Bồ Đào Nha

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Henry (1862-1910) sinh ra ở Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ.

Câu 38 :

Câu nào nói về việc mà cụ Bơ – men đã làm cho Giôn – xi trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

  • A

    Cụ sợ sệt khi nhìn thấy cây thường xuân không còn một chiếc lá nào

  • B

    Cụ đã vẽ “chiếc lá cuối cùng” trong đêm mưa tuyết giá lạnh

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    A và B đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tình huống truyện

Lời giải chi tiết :

Việc mà cụ Bơ-men đã làm là vẽ “chiếc lá cuối cùng” trong đêm mưa tuyết giá lạnh.

  • A

    Sự việc

  • B

    Nhân vật

  • C

    A, B đều đúng

  • D

    A, B đều sai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại đặc điểm văn tự sự

Lời giải chi tiết :

Yếu tố nòng cốt của văn tự sự là sự việc và nhân vật.

Câu 40 :

Nhận định nào nói đúng nhất các nguyên nhân mà bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người?

  • A

    Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi

  • B

    Bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ưng thư, ...

  • C

    Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh (do có những bao bì ni lông bị vứt xuống) làm cho muỗi phát sinh, lây truyền bệnh dịch

  • D

    Cả ba nội dung trên đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung các đáp án

Lời giải chi tiết :

Tất cả các đáp án trên đều nói đúng nguyên nhân tác hại của bao ni lông.

close