Đề thi học kì 1 Địa lí 12 KNTT - Đề số 2Tải vềSố dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào sau đây? A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào sau đây? A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. B. Số dân thành thị tăng và tỉ lệ dân thành thị giảm. C. Số dân thành thi giảm và tỉ lệ dân thành thị tăng. D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm. Câu 2: Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành nào sau đây? A. Nông nghiệp. B. Dịch vụ. C. Công nghiệp. D. Xây dựng. Câu 3: Ngư trường nào không được xác định là ngư trường trọng điểm của nước ta? A. Cà Mau – Kiên Giang. B. Thanh Hoá – Nghệ An. C. Hải Phòng – Quảng Ninh. D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Câu 4: Điều kiện sinh thái của vùng Bắc Trung Bộ là A. địa hình đồi núi, đất feralit B. đồng bằng châu thổ, đất phù sa. C. địa hình phân hóa. D. địa hình bằng phẳng, đất đỏ badan. Câu 5: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là A. nguồn khoáng sản đa dạng và năng lượng dồi dào. B. cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện. C. thị trường rộng và nguồn lao động có chất lượng. D. vị trí địa lí chiến lược, gần vùng kinh tế trọng điểm. Câu 6: Nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng than? A. Uông Bí. B. Na Dương. C. Thủ Đức. D. Ninh Bình Câu 7: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình, trung tâm nhỏ là dựa vào A. giá trị sản xuất. B. vị trí địa lí. C. diện tích. D. vai trò. Câu 8: Nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tốc độ tăng trưởng, trình độ và quy mô ngành dịch vụ nước ta là A. dân cư và lao động. B. cơ sở vật chất - kĩ thuật. C. tài nguyên thiên nhiên. D. trình độ phát triển kinh tế. Câu 9: Ngành bưu chính của nước ta hiện nay A. công nghệ tự động hoá ở mức cao. B. phát triển theo hướng hiện đại. C. đang phát triển nhanh như vũ bão. D. chỉ có cơ sở tại các thành phố lớn. Câu 10: Vùng du lịch Tây Nguyên không có sản phẩm du lịch nào sau đây? A. Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc. B. Nghỉ dưỡng núi. C. Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu. D. Biển đảo. Câu 11: Khai thác thủy sản biển nước ta đang giảm dần hoạt động khai thác ven bờ, kém hiệu quả nằm mục đích chủ yếu là A. nâng cao hiệu quả sản xuất các thủy sản. B. bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản biển. C. bảo vệ môi trường nước, tăng xuất khẩu. D. thúc đẩy kinh tế hàng hóa, giảm ô nhiễm. Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng với tình hình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống ở nước ta hiện nay? A. Là ngành công nghiệp mới, dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. B. Phát triển mạnh nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. C. Sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước, chưa tạo ra mặt hàng xuất khẩu. D. Ưu tiên chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản chủ lực, có tính cạnh tranh cao. Câu 13: Nước ta nằm trên tuyến đường biển quốc tế, thuận lợi chủ yếu cho ngành dịch vụ nào sau đây phát triển? A. Tài chính, ngân hàng. B. Ngành nội thương. C. Giáo dục và đào tạo. D. Giao thông vận tải biển. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát triển của ngành viễn thông của nước ta? A. Dịch vụ ngày càng đa dạng. B. Phát triển theo hướng hiện đại. C. Hạ tầng mở rộng, kết nối thế giới. D. Gồm chuyển, nhận thư, bưu kiện. Câu 15: Số lượt khách du lịch nội địa trong các năm qua tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Chất lượng phục vụ tốt hơn. B. Mức sống nhân dân được nâng cao. C. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng. D. Cơ sở vật chất được tăng cường. Câu 16: Ý nghĩa về mặt xã hội của việc hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là A. khai thác tối đa các điều kiện sinh thái nông nghiệp ở mỗi vùng. B. tạo điều kiện chuyên môn hoá lao động cho các vùng nông thôn. C. tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp chế biến. D. đảm bảo sản lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Câu 17: Ngành công nghiệp khai thác than và dầu khí của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Câu 18: Cán cân thương mại của nước ta trong những năm gần đây xuất siêu chủ yếu do A. thu hút vốn đầu tư, có năng lực sản xuất tốt, xuất khẩu tăng nhanh. B. nhu cầu nhập khẩu giảm, thị trường mở rộng, giao thông cải thiện. C. chống dịch Covid-19 tốt, nhu cầu nhập khẩu giảm, vốn đầu tư tăng. D. thị trường nhập khẩu thu hẹp, xuất khẩu tăng, giao thông cải thiện. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1: Cho thông tin sau: Mạng di động đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1993. Đến năm 1997, nước ta chính thức hòa mạng internet. Hiện nay, điện thoại di động và internet đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của hàng chục triệu dân Việt Nam, nhất là đối với giới trẻ. a. Ngành viễn thông là một ngành trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc ở nước ta. b. Mạng lưới viễn thông nước ta hiện nay phát triển rộng, số lượng người dùng dịch vụ tăng lên nhanh chóng. c. Nhân tố ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông là nhu cầu của đời sống. d. Phát triển viễn thông mang lại ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập toàn cầu của nước ta. Câu 2: Cho đoạn thông tin sau: Năm 2021, Việt Nam có 98,5 triệu người, đứng thứ 8 châu Á. Hiện nay hàng triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn hướng về Tổ quốc. Quy mô dân số nước ta lớn, tiếp tục tăng lên nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng dân số giảm dần. a. Quy mô dân số đông, tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. b. Dân cư nước ta phân bố khá đều và ổn định, là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên. c. Việc tập trung dân cư ở các thành phố lớn đang gây sức ép tới các vấn đề việc làm, giao thông, nhà ở,... d. Việt Nam có 54 dân tộc, tạo nên nền văn hoá đa dạng và giàu bản sắc. Câu 3: Cho bảng số liệu: GDP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, năm 2022) a. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế ở nước ta có tốc độ tăng đều nhau. b. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản luôn chiếm tỉ trọng thấp hơn dịch vụ. c. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. d. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng tăng trưởng liên tục qua các năm. Câu 4: Cho bảng số liệu sau, hãy chọn đúng hoặc sai: a. Sản lượng dầu thô giảm liên tục. b. Sản lượng dầu thô và điện đều cao nhất vào năm 2021. c. Năm 2015 sản lượng điện gấp 1,5 lần năm 2010. d. Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2010 - 2021. PHẦN III: CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Căn cứ vào bảng số liệu, tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 so với năm 2010, lấy năm 2010 = 100% (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %). Câu 2: Cho bảng số liệu sau: Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP nước ta năm 2021 cao hơn bao nhiêu % so với năm 2010? (Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %) Câu 3: Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam: Năm 2021, quy mô GDP của nước ta theo ngành kinh tế 7592323 tỉ đồng, trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng là 2955806 tỉ đồng. Hãy tính tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng năm 2021. (Kết quả làm tròn đến số thập phân thứ nhất của %) Câu 4: Cho bảng số liệu: Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy tính tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta năm 2021. (làm tròn đến kết quả đến hàng đơn vị của nghìn ha). Câu 5: Năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta là 371,3 tỉ USD. Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là 12,4 tỉ USD. Tính tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta năm 2022. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tỉ USD) Câu 6: Cho bảng số liệu: Căn cứ vào bảng số liệu, tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của nước ta năm 2021 so với năm 2010. (coi năm 2010 = 100%) (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %) Đáp án Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư. Cách giải: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. Chọn A. Câu 2 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư. Cách giải: Hiện nay, lao động nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tập trung nhiều nhất vào ngành dịch vụ (37,8%), tiếp đến là ngành công nghiệp, xây dựng (33,1%) và ngành nông, lâm, thủy sản (29,1%). Chọn B. Câu 3 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Địa lí nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Cách giải: Thanh Hoá – Nghệ An không phải là ngư trường trọng điểm của nước ta. Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chọn B.
Câu 4 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Cách giải: Điều kiện sinh thái của vùng Bắc Trung Bộ là địa hình phân hóa: đồi núi, dải đồng bằng ven biển. Chọn C. Câu 5 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Vấn đề phát triển công nghiệp. Cách giải: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là nguồn khoáng sản đa dạng và năng lượng dồi dào. Khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, ở đây phân bố một số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, thiếc, mangan, apatit, kẽm, chì, đồng, vàng,… Chọn A. Câu 6 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Một số ngành công nghiệp. Cách giải: Thủ Đức là nhà máy điện không chạy bằng than. Đây là nhà máy điện chạy bằng dầu. Chọn C. Câu 7 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam. Cách giải: Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng); các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hoà,...); các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,...) và các trung tâm nhỏ, chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước. Chọn A. Câu 8 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Dịch vụ. Cách giải: - Sự phát triển và phân bố các ngành sản xuất vật chất như nông nghiệp, công nghiệp ảnh hưởng quyết định đến tốc độ tăng trưởng, nâng cao trình độ và mở rộng quy mô ngành dịch vụ ở nước ta. - Năng suất lao động tăng, sản xuất trong nước phát triển giúp mở rộng phạm vi hoạt động của các ngành dịch vụ kinh doanh và tiêu dùng. Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp,... thúc đẩy nhu cầu giao thông vận tải, hoạt động xuất, nhập khẩu và bưu chính viễn thông.... Chọn D. Câu 9 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Địa lí ngành Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông. Cách giải: Ngành bưu chính của nước ta hiện nay phát triển theo hướng hiện đại và nâng cao hiệu quả kinh tế. - Các dịch vụ truyền thống như: chuyển, nhận thư, bưu kiện,... từng bước chuyển sang dịch vụ số. - Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh được mở rộng, đảm bảo chất lượng vận chuyển đã nâng cao hiệu quả kinh tế của dịch vụ bưu chính. - Mạng lưới bưu chính phân bố rộng khắp. Một số trung tâm dịch vụ bưu chính đã tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo cơ sở cho việc xây dựng kinh tế số, xã hội số, như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. - Ngành bưu chính phát triển theo hướng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, cung cấp dịch vụ bưu chính số và hợp tác với các khâu sản xuất và dịch vụ khác: ngân hàng, logistics, vận tải,... Chọn B. Câu 10 (NB): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Thương mại và du lịch. Cách giải: Tây Nguyên không giáp biển. Chọn D. Câu 11 (TH): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản. Cách giải: Khai thác thủy sản biển nước ta đang giảm dần hoạt động khai thác ven bờ, kém hiệu quả nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản biển vì nguồn lợi thủy sản ven bờ đang cạn kiệt. Chọn B. Câu 12 (TH): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Một số ngành công nghiệp. Cách giải: Ưu tiên chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản chủ lực, có tính cạnh tranh cao là nhận định đúng với tình hình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống ở nước ta hiện nay. A sai vì nguồn nguyên liệu của ngành chủ yếu ở trong nước, không phải nước ngoài. B sai vì ngành này phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. C sai vì ngành có nhiều mặt hàng đã xuất khẩu sang nước ngoài. Chọn D. Câu 13 (TH): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Dịch vụ. Cách giải: Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á - Thái Bình Dương, trên các tuyến đường biển quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo → thuận lợi chủ yếu giao thông vận tải biển. Chọn D. Câu 14 (TH): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Địa lí ngành Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông. Cách giải: Chuyển, nhận thư, bưu kiện là các hoạt động của ngành bưu chính. Chọn D. Câu 15 (TH): Phương pháp: SGK Địa lí 12, Thương mại và du lịch. Cách giải: Số lượt khách du lịch nội địa trong các năm qua tăng nhanh chủ yếu do mức sống nhân dân được nâng cao. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về đời sống tinh thần (du lịch, vui chơi giải trí,…) cũng sẽ tăng lên. Chọn B. Câu 16 (VD): Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Ý nghĩa về mặt xã hội của việc hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là tạo điều kiện chuyên môn hoá lao động cho các vùng nông thôn. Các đáp án A, C, D là các ý nghĩa về mặt kinh tế của việc hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Chọn B. Câu 17 (VD): Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm than, dầu, khí apatit, pirit, photphorit. Công nghiệp khai thác than và dầu khí của nước ta tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. - Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên dầu khí giàu có tập trung ở thềm lục địa phía nam. - Đồng bằng sông Hồng có bể than với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, tập trung ở Quảng Ninh. Chọn D. Câu 18 (VD): Phương pháp: Phân tích. Cách giải: - Xuất siêu: Xuất khẩu > Nhập khẩu. - Những năm gần đây nước ta thu hút vốn đầu tư lớn tạo điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, nhiều mặt hàng có giá trị thúc đẩy xuất khẩu tăng nhanh. → Cán cân ngoại thương của nước ta trong những năm gần đây xuất siêu chủ yếu do thu hút vốn đầu tư, có năng lực sản xuất tốt, xuất khẩu tăng nhanh. Chọn A. Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
- b, d đúng. + Ngành viễn thông là một ngành trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc ở nước ta. + Mạng lưới viễn thông nước ta hiện nay phát triển rộng, số lượng người dùng dịch vụ tăng lên nhanh chóng. + Phát triển viễn thông mang lại ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập toàn cầu của nước ta. - c sai. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. Câu 2 (VD): Phương pháp: Dựa vào đoạn thông tin và nội dung về Địa lí dân cư. Cách giải: a) Đúng vì quy mô dân số lớn => nhu cầu tiêu dùng nội địa lớn => tạo ta thị trường tiêu thụ rộng lớn. b) Sai vì dân cư nước ta phân bố không đều, thưa dân ở vùng núi, đông dân ở vùng đồng bằng và ven biển => khó khăn trong việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động. c) Đúng vì việc tập trung đông dân cư ở một khu vực nào đó sẽ kéo theo nhiều sức ép về kinh tế, xã hội và môi trường. d) Đúng vì nước ta có 54 dân tộc anh em. Câu 3 (VD): Phương pháp: Tính toán. Cách giải: a) sai vì giá trị sản xuất của các ngành kinh tế ở nước ta có tốc độ tăng không đều nhau. b), d) đúng. c) sai vì giá trị sản xuất của ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Câu 4 (VD): Phương pháp: Dựa vào bảng số liệu và bài Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Cách giải: a) Sai vì sản lượng dầu thô giai đoạn 2010 – 2015 tăng. b) Sai vì sản lượng dầu thô cao nhất vào năm 2015. c) Sai vì, năm 2015 sản lượng điện gấp 1,7 (= 157,9/91,7) lần năm 2010. d) Đúng vì sản lượng dầu thô và sản lượng điện có đơn vị khác nhau => biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất. Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 1 (TH): Phương pháp: Tính toán dựa vào công thức tính tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng = (Giá trị năm sau/Giá trị năm gốc)*100. Cách giải: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 so với năm 2010 là: (13026,8/3045,6)*100 = 428% Câu 2 (TH): Phương pháp: Tính toán. Cách giải: - Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP nước ta năm 2010 = 40,6%. - Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP nước ta năm 2021 = 41,2%. → Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP nước ta năm 2021 cao hơn 0,6% so với năm 2010. Câu 3 (VD): Phương pháp: Tính toán. Cách giải: Công thức: Tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng năm 2021 = 2955806 : 7592323 x 100 ≈ 38,9%. Câu 4 (VD): Phương pháp: Tính toán. Cách giải: Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta năm 2021 = 710,6 + 314,4 + 123,6 ≈ 1149 nghìn ha. Câu 5 (VD): Phương pháp: Tính toán. Cách giải: - Giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ = 371,3 – 12,4 = 358,9 tỉ USD. - Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta năm 2022 = 371,3 + 358,9 ≈ 730 tỉ USD. Câu 6 (VD): Phương pháp: Tính toán. Cách giải: - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của nước ta năm 2010 = 100%. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của nước ta năm 2021 = 13026,8 : 3045,6 x 100 ≈ 428
|