Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 - Đề số 1

Phần trắc nghiệm Câu 1: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ và Trung Quốc.

D. các nước Ả - rập.

Câu 2: Đâu không phải là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á?

A. Ăng co Vát.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Ngu.

D. Lăng Li Sơn.

Câu 3: Địa hình Đông Nam Á bao gồm

A. các bán đảo.

B. các quần đảo.

C. cả phần lục địa và hải đảo.

D. nhiều đồng bằng rộng lớn.

Câu 4: Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều hơn cả?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Mi-an-ma.

Câu 5: Đâu không phải là con sống gắng liền với sự hình thành và phát triển của văn minh Văn Lang –

 Âu Lạc?

A. Sông Hồng.

B. Sông Cả.

C. Sông Mã.

D. Sông Cửu Long.

Câu 6: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Trống đồng Ngọc Lũ.

B. Tượng phật Đồng Dương.

C. Phù điêu Khương Mỹ

D. Tiền đồng Óc Eo.

Câu 7: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa?

A. Thành Cổ Loa.

B. Tháp Bà Pô Na-ga.

C. Cảng thị Óc – Eo.

D. Tháp Phổ Minh.

Câu 8: Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm – pa là

A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.

B. Nông nghiệp, thương nghiệp.

C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 9: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là

A. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.

B. Âu Lạc, Phù Nam.

C. Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam.

D. Chăm pa, Phù Nam.

Câu 10: Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là

A. Kinh tế hướng ngoại.

B. Kinh tế hướng nội

C. độc tôn Nho giáo.

D. tính thống nhất.

Câu 11: Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây?

A. Lễ Tịch điền.

B. Lễ cúng cơm mới.

C. Lễ cầu mùa.

D. Lễ trâu đâm.

Câu 12: Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Hồ.

D. Nhà Lê sơ.

Câu 13: Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Nền nông nghiệp lúa nước.

B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

Câu 14: Quá trình xây dựng văn hóa dân tộc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là quá trình

A. tiếp nhận và chuyển biến.

B. tiếp thu và chọn lọc.

C. tiếp nhận và hoàn thiện.

D. tiếp thu và hoàn thiện.

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam?

A. Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.

B. Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đi lại.

C. Có vị trí địa lí tiếp giáp biển, thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn minh bên ngoài.

D. Chủ nhân của nền văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.

Câu 16: Nét nổi bật của nền văn hoá các dân tộc Đông Nam Á là gì?

A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc.

D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo.

Câu 17: Điểm chung trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa là

A. ở nhà sàn.

B. tục ăn trầu.

C. xăm mình.

D. hỏa táng người chết.

Câu 18: Văn hóa của quốc gia Cham - pa và Phù Nam có điểm gì tương đồng?

A. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

B. Chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo.

C. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán.

D. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Đông Nam Á.

Phần tự luận

Câu 19: Em hãy kể tên 3 thành tựu văn hoá của Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất và đưa ra 2 hành động  cụ thể để góp phần bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Câu 20: Em hãy giới thiệu về một thành tựu nổi bật của văn minh Chăm – pa còn tồn tại đến ngày nay.

Lời giải

Phần trắc nghiệm

1.C

2.D

3.C

4.A

5.D

6.A

7.B

8.A

9.C

10.A

11.A

12.D

13.C

14.B

15.D

16.D

17.A

18.A

 

 

Câu 1: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ và Trung Quốc.

D. các nước Ả - rập.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu văn hoá tiêu biểu.

Lời giải:

Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Đáp án C.

Câu 2: Đâu không phải là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á?

A. Ăng co Vát.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Ngu.

D. Lăng Li Sơn.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu văn hoá tiêu biểu.

Lời giải:

Lăng Li Sơn không phải là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á.

Đáp án C.

Câu 3: Địa hình Đông Nam Á bao gồm

A. các bán đảo.

B. các quần đảo.

C. cả phần lục địa và hải đảo.

D. nhiều đồng bằng rộng lớn.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung cơ sở tự nhiên.

Lời giải:

Địa hình Đông Nam Á bao gồm cả phần lục địa và hải đảo.

Đáp án C.

Câu 4: Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều hơn cả?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Mi-an-ma.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa.

Lời giải:

Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều hơn cả.

Đáp án A.

Câu 5: Đâu không phải là con sống gắng liền với sự hình thành và phát triển của văn minh Văn Lang –

 Âu Lạc?

A. Sông Hồng.

B. Sông Cả.

C. Sông Mã.

D. Sông Cửu Long.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Lời giải:

Sông Cửu Long không phải là con sống gắng liền với sự hình thành và phát triển của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Đáp án A.

Câu 6: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Trống đồng Ngọc Lũ.

B. Tượng phật Đồng Dương.

C. Phù điêu Khương Mỹ

D. Tiền đồng Óc Eo.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Lời giải:

Trống đồng Ngọc Lũ là hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Đáp án A.

Câu 7: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa?

A. Thành Cổ Loa.

B. Tháp Bà Pô Na-ga.

C. Cảng thị Óc – Eo.

D. Tháp Phổ Minh.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.

Lời giải:

Tháp Bà Pô Na – ga là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa.

Đáp án B.

Câu 8: Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm – pa là

A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.

B. Nông nghiệp, thương nghiệp.

C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.

Lời giải:

Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm – pa là nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Đáp án A.

Câu 9: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là

A. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.

B. Âu Lạc, Phù Nam.

C. Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam.

D. Chăm pa, Phù Nam.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung văn minh Phù Nam.

Lời giải:

Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam.

Đáp án C.

Câu 10: Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là

A. Kinh tế hướng ngoại.

B. Kinh tế hướng nội

C. độc tôn Nho giáo.

D. tính thống nhất.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung tiến trình lịch sử.

Lời giải:

Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là kinh tế hướng ngoại.

Đáp án A.

Câu 11: Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây?

A. Lễ Tịch điền.

B. Lễ cúng cơm mới.

C. Lễ cầu mùa.

D. Lễ trâu đâm.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu kinh tế.

Lời giải:

Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ Tịch điền.

Đáp án A.

Câu 12: Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Hồ.

D. Nhà Lê sơ.

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung những thành tựu của văn minh Đại Việt.

Lời giải:

Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới triều đại Lê Sơ.

Đáp án D.

Câu 13: Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Nền nông nghiệp lúa nước.

B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

Phương pháp:

Giải thích.

Lời giải:

Trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại, bên cạnh các yếu tố bản địa như vị trí địa lý, điều kiện kinh tế (nền nông nghiệp lúa nước), thì văn minh Đông Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa và các nước phương Tây.

⟹ Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi phản ánh không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Đáp án C.

Câu 14: Quá trình xây dựng văn hóa dân tộc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là quá trình

A. tiếp nhận và chuyển biến.

B. tiếp thu và chọn lọc.

C. tiếp nhận và hoàn thiện.

D. tiếp thu và hoàn thiện.

Phương pháp:

Giải thích.

Lời giải:

Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa nhưng các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đều có ý thức tiếp thu chọn lọc, giữ gìn bản sắc dân tộc chứ không hoà tan. Vì vậy, quá trình xây dựng văn hóa dân tộc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là quá trình tiếp thu và chọn lọc những giá trị văn hoá tiêu biểu và phù hợp.

Đáp án B.

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam?

A. Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.

B. Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đi lại.

C. Có vị trí địa lí tiếp giáp biển, thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn minh bên ngoài.

D. Chủ nhân của nền văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Lời giải:

Chủ nhân của nền văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo phản ánh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam vì chủ nhân của văn minh Phù Nam chủ yếu là cư dân bản đại (người Môn Cổ).

Đáp án D.

Câu 16: Nét nổi bật của nền văn hoá các dân tộc Đông Nam Á là gì?

A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc.

D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng         một nền văn hóa riêng và độc đáo.

Phương pháp:

Phân tích.

Lời giải:

Từ khi sơ khai, văn hóa Đông nam Á đã được xem là một trong những cái nôi hình thành nên loài người. Tính thống nhất về mặt khu vực, và sự đa dạng trong văn hóa của mỗi tộc người hình thành nên những đặc trưng bản sắc riêng biệt với những khía cạnh độc đáo khác nhau.

Nền văn hóa Đông Nam Á cũng tiếp thu từ những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa khác để làm phong phú văn hóa khu vực.

⟹ Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là: Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo.

Đáp án D.

Câu 17: Điểm chung trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa là

A. ở nhà sàn.

B. tục ăn trầu.

C. xăm mình.

D. hỏa táng người chết.

Phương pháp:

So sánh.

Lời giải:

Điểm chung trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa là ở nhà sàn.

Đáp án A.

Câu 18: Văn hóa của quốc gia Cham - pa và Phù Nam có điểm gì tương đồng?

A. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

B. Chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo.

C. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán.

D. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Đông Nam Á.

Phương pháp:

So sánh các nền văn hoá, tìm điểm tương đồng.

Lời giải:

Văn hóa của quốc gia Cham - pa và Phù Nam có điểm tương đồng là chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

Đáp án A.

Phần tự luận

Câu 19: Em hãy kể tên 3 thành tựu văn hoá của Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất và đưa ra 2 hành động  cụ thể để góp phần bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Phương pháp:

Liệt kê, liên hệ.

Lời giải:

HS kể tên 3 thành tựu văn hoá Đông Nam Á ấn tượng. Từ đó đưa ra 2 hành động cụ thể để góp phần bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Yêu cầu: 2 hành động có tính thực tế, có thể áp dụng trong cuộc sống.

Câu 20: Em hãy giới thiệu về một thành tựu nổi bật của văn minh Chăm – pa còn tồn tại đến ngày nay.

Phương pháp:

Thuyết minh.

Lời giải:

Học sinh lựa chọn một thành tựu nổi bật của văn minh Chăm – pa để giới thiệu. Yêu cầu:

Thành tựu đó còn tồn tại đến ngày nay.

Trình bày ngắn gọn, rành mạch.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close