Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 2 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Câu 3 :

Câu nào dưới đây không chứa yếu tố miêu tả?

(1) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (2) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (5) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (6) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

 (Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

  • A

    Câu (2)

  • B

    Câu (3)

  • C

    Câu (4)

  • D

    Câu (5)

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Câu 6 :

Đâu là giọng điệu chủ đạo của văn bản Đánh nhau với cối xay gió?

  • A

    Hào hùng, khỏe khoắn

  • B

    Hài hước, phê phán

  • C

    Lạc quan, yêu đời

  • D

    Trầm lắng, suy tư

Câu 7 :

Tình thái từ trong câu "Thầy mệt ạ?" biểu thị điều gì?

  • A

    Nghi vấn, kính trọng.

  • B

    Nghi vấn, bình thường.

  • C

    Cảm thán, bình thường

  • D

    Cầu khiến, kính trọng.

Câu 8 :

Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

  • A

    Đối tượng giao tiếp

  • B

    Ngữ điệu

  • C

    Cả A và B đúng

  • D

    Cả A và B sai

Câu 9 :

Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A

    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

  • B

    Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

  • C

    Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!

  • D

    Lần này em được những 2 điểm 10.

Câu 11 :

Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:

  • A

    Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • B

    Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • C

    Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • D

    Tất cả các ý B, C đều đúng.

Câu 12 :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A

    Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

  • B

    Tác phẩm đó phải rất đẹp

  • C

    Tác phẩm đó phải đồ sộ.

  • D

    Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 13 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?

  • A

    Khâu tìm hiểu

  • B

    Khâu cảm thụ

  • C

    Khâu hoàn thiện bài viết

  • D

    Câu A và B đúng

Câu 14 :

Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?

  • A

    Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.

  • B

    Giúp tôi với, lạy Chúa!

  • C

    Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?

  • D

    Những tên khổng lồ nào cơ?

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.

Đúng
Sai
Câu 16 :

Nhận định nào sau đây nói đúng về chủ đề tác phẩm Tôi đi học?

  • A

    Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến
    trường đầu tiên.

  • B

    Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên

  • C

    Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ và ông
    đốc,… đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.

  • D

    Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng, hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày
    khai trường đầu tiên.

Câu 17 :

Trong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?

  • A

    Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.

  • B

    Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.

  • C

    Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.

  • D

    Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 19 :

Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A

    Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống

  • B

    Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

  • C

    Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống

  • D

    Tất cả các phương án trên

Câu 20 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A

    Những người giàu có

  • B

    Những kẻ vô ơn

  • C

    Những người vô cảm

  • D

    Những người bất lịch sự

Câu 21 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

  • A

    Biểu lộ sự than thở vì bất lực.

  • B

    Biểu lộ sự ngạc nhiên.

  • C

    Biểu lộ sự nghi ngờ.

  • D

    Biểu lộ sự chua chát.

Câu 22 :

An-đéc-xen sống ở thế kỷ nào?

  • A

    XVII 

  • B

    XVIII 

  • C

    XIX 

  • D

    XX

Câu 23 :

Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học” là ai?

  • A

    Người mẹ

  • B

    Người thầy giáo

  • C

    Ông đốc

  • D

    Nhân vật “tôi”

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời Phục Hưng, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các từ: học sinh, sinh viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, thước, mực, phấn, bảng, lớp học, cờ, trống, bác bảo vệ đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ NHÀ TRƯỜNG. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

O Hen – ri là một nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như:

  • A

    Tên cảnh sát trên căn gác xép

  • B

    Căn gác xép

  • C

    Quà tặng của các đạo sĩ

  • D

    Câu B và C đúng.

Câu 27 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Xéc-van-tét xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 28 :

Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện Tôi đi học nhằm gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

  • A

    Trẻ em luôn xứng đáng được yêu thương và đón nhận những điều tốt đẹp.

  • B

    Sự học là vất vả và gian nan.

  • C

    Trẻ em là mầm non, có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp đất nước sau này.

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 29 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6 - 8:
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi
có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh
các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào
khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm
như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy
vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?

  • A

    Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là đoạn có ý nghĩa cụ thể và đoạn có ý
    nghĩa tổng kết khái quát.

  • B

    Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian.

  • C

    Cả A và B đúng

  • D

    Cả A và B sai

Câu 30 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đáp án trên là sai.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

Câu 2 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mộng tưởng trên và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Mộng tưởng trên thể hiện khao khát muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

Câu 3 :

Câu nào dưới đây không chứa yếu tố miêu tả?

(1) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (2) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (5) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (6) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

 (Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

  • A

    Câu (2)

  • B

    Câu (3)

  • C

    Câu (4)

  • D

    Câu (5)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ để chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Câu 5 không chứa yếu tố miêu tả

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nội dung trên hoàn toàn đúng.

Câu 6 :

Đâu là giọng điệu chủ đạo của văn bản Đánh nhau với cối xay gió?

  • A

    Hào hùng, khỏe khoắn

  • B

    Hài hước, phê phán

  • C

    Lạc quan, yêu đời

  • D

    Trầm lắng, suy tư

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản có giọng điệu hài hước, phê phán.

Câu 7 :

Tình thái từ trong câu "Thầy mệt ạ?" biểu thị điều gì?

  • A

    Nghi vấn, kính trọng.

  • B

    Nghi vấn, bình thường.

  • C

    Cảm thán, bình thường

  • D

    Cầu khiến, kính trọng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mục đích nói của câu trên

Lời giải chi tiết :

Câu trên là một câu hỏi với thái độ kính trọng.

Câu 8 :

Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

  • A

    Đối tượng giao tiếp

  • B

    Ngữ điệu

  • C

    Cả A và B đúng

  • D

    Cả A và B sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đối tượng giao tiếp và ngữ điệu để dùng cho chuẩn mực.

Câu 9 :

Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A

    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

  • B

    Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

  • C

    Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!

  • D

    Lần này em được những 2 điểm 10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các từ in đậm

Lời giải chi tiết :

Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút! Là câu chứa thán từ gọi đáp.

Câu 11 :

Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:

  • A

    Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • B

    Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • C

    Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • D

    Tất cả các ý B, C đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tùy vào từng trường hợp mà có thể thay thế được hoặc không.

Câu 12 :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A

    Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

  • B

    Tác phẩm đó phải rất đẹp

  • C

    Tác phẩm đó phải đồ sộ.

  • D

    Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý thông điệp của văn bản

Lời giải chi tiết :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, tác giả khẳng định một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác khi tác phẩm đó có ích cho đời.

Câu 13 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?

  • A

    Khâu tìm hiểu

  • B

    Khâu cảm thụ

  • C

    Khâu hoàn thiện bài viết

  • D

    Câu A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

đọc kĩ nội dung 2 đoạn văn trên.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên liệt kê khâu tìm hiểu, đoạn dưới liệt kê khâu cảm thụ văn học.

Câu 14 :

Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?

  • A

    Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.

  • B

    Giúp tôi với, lạy Chúa!

  • C

    Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?

  • D

    Những tên khổng lồ nào cơ?

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn câu không có tình thái từ.

Lời giải chi tiết :

Câu “Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.” Là một câu trần thuật không có tình thái từ.

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nhớ kiến thức miêu tả, kể và biểu cảm.

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.

Câu 16 :

Nhận định nào sau đây nói đúng về chủ đề tác phẩm Tôi đi học?

  • A

    Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến
    trường đầu tiên.

  • B

    Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên

  • C

    Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ và ông
    đốc,… đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.

  • D

    Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng, hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày
    khai trường đầu tiên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung chính và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi
đến trường đầu tiên.

Câu 17 :

Trong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?

  • A

    Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.

  • B

    Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.

  • C

    Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.

  • D

    Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh không phải là mộng tưởng của em.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

Câu 19 :

Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A

    Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống

  • B

    Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

  • C

    Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác phẩm và rút ra thông điệp sâu sắc.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các thông điệp trên đều phù hợp với văn bản.

Câu 20 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A

    Những người giàu có

  • B

    Những kẻ vô ơn

  • C

    Những người vô cảm

  • D

    Những người bất lịch sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung từ đó rút ra đối tượng phê phán của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án.

Câu 21 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

  • A

    Biểu lộ sự than thở vì bất lực.

  • B

    Biểu lộ sự ngạc nhiên.

  • C

    Biểu lộ sự nghi ngờ.

  • D

    Biểu lộ sự chua chát.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chú ý cảm xúc của nhân vật

Lời giải chi tiết :

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ sự than thở của nhân vật.

Câu 22 :

An-đéc-xen sống ở thế kỷ nào?

  • A

    XVII 

  • B

    XVIII 

  • C

    XIX 

  • D

    XX

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

An-đéc-xen (1805 – 1875).=> sống ở thế kỷ XIX

Câu 23 :

Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học” là ai?

  • A

    Người mẹ

  • B

    Người thầy giáo

  • C

    Ông đốc

  • D

    Nhân vật “tôi”

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc nội dung và xét xem tác phẩm xoay quanh nhân vật nào

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm xoay quanh nhân vật “tôi”

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời Phục Hưng, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các từ: học sinh, sinh viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, thước, mực, phấn, bảng, lớp học, cờ, trống, bác bảo vệ đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ NHÀ TRƯỜNG. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

xét xem có từ nào nằm ngoài “nhà trường” hay không.

Lời giải chi tiết :

Các từ trên đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ NHÀ TRƯỜNG.

Câu 26 :

O Hen – ri là một nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như:

  • A

    Tên cảnh sát trên căn gác xép

  • B

    Căn gác xép

  • C

    Quà tặng của các đạo sĩ

  • D

    Câu B và C đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là “Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang” và nhiều truyện khác.

Câu 27 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Xéc-van-tét xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút.

Câu 28 :

Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện Tôi đi học nhằm gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

  • A

    Trẻ em luôn xứng đáng được yêu thương và đón nhận những điều tốt đẹp.

  • B

    Sự học là vất vả và gian nan.

  • C

    Trẻ em là mầm non, có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp đất nước sau này.

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện đều mang tình yêu thương cho trẻ

Câu 29 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6 - 8:
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi
có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh
các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào
khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm
như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy
vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?

  • A

    Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là đoạn có ý nghĩa cụ thể và đoạn có ý
    nghĩa tổng kết khái quát.

  • B

    Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian.

  • C

    Cả A và B đúng

  • D

    Cả A và B sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

đọc kĩ 2 đoạn văn xem nội dung chính mỗi đoạn là gì.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời
gian. Đoạn trên nói về “trước đó”, đoạn dưới nói về hiện tại.

Câu 30 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các đáp án trên đều đúng khi nhận xét về truyện.

close