Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong các ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A

    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

  • B

    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

  • C

    Đánh dâu lời đối thoại

  • D

    Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Câu 2 :

Trong các cụm danh từ sau, cụm danh từ nào chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau

  • A

    Các bạn học sinh

  • B

    Hoa hồng

  • C

    Chàng trai khôi ngô

  • D

    Chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ

Câu 3 :

Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A

    Em gái mình vẽ không đẹp

  • B

    Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

  • C

    Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

  • D

    Em gái vẽ sai về mình

Câu 4 :

Tác phẩm Nắng trong vườn của Thạch Lam được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A

    1936

  • B

    1937

  • C

    1938

  • D

    1939

Câu 5 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A

    Lấp lánh

  • B

    Đỏ au

  • C

    Mênh mông

  • D

    Thuồng luồng

Câu 6 :

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

  • A

    Đất rừng phương Nam

  • B

    Quê ngoại

  • C

    Dế Mèn phiêu lưu kí

  • D

    Tuyển tập Tô Hoài

Câu 7 :

Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

  • A

    Tươi tốt

  • B

     Làm việc

  • C

    Cần mẫn

  • D

    Dũng cảm

Câu 8 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A

    Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.

  • B

    Thủ pháp đối lập

  • C

    Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Dấu hai chấm trong ví dụ sau có tác dụng gì?

[...] Và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy.

(Đánh nhau với cối xay gió)

  • A

    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

  • B

    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

  • C

    Đánh dâu lời đối thoại

  • D

    Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có thơ mới sử dụng điệp từ, điệp ngữ, văn xuôi không sử dụng phép tu từ này, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A

    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
       

  • B

    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
       

  • C

    Tặng vật trời đất
       

  • D

    Những gì không có thực trong đời

Câu 12 :

Bài thơ Mây và sóng thể hiện bằng giọng điệu nào?

  • A

    Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
       

  • B

    Giọng điệu thơ ca lãng mạn bay bổng
       

  • C

    Giọng điệu truyện trầm ngâm, sâu lắng
       

  • D

    Giọng điệu tưởng tượng, liên tưởng

Câu 13 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A

    Tố Hữu

  • B

    Nguyễn Du

  • C

    Tô Hoài

  • D

    Phạm Tiến Duật

Câu 14 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B

    Truyện viết về loài vật

  • C

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Câu 15 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A

    Vui vẻ chạy đi

  • B

    Vừa làm vừa hát

  • C

    Vui lắm

  • D

    Không có cụm tính từ

Câu 16 :

Nội dung chính của Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A

    Sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh

  • B

    Sự phát triển của thiên nhiên

  • C

    Sự thay đổi của xã hội

  • D

    Sự thay đổi của con người

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 18 :

Sách Ngữ văn Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

  • A

    Sử dụng khái niệm

  • B

    Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

  • C

    Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

  • D

    Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 19 :

Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    Không xác định được

Câu 20 :

Tạ Duy Anh từng theo học ở trường nào? 

  • A

    Chu Văn An

  • B

    Đại học Tổng hợp Hà Nội

  • C

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • D

    Trường viết văn Nguyễn Du

Câu 21 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của dàn ý bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:

Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy

Điều gì đã xảy ra?

Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

Câu 22 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.?

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm 

  • D

    Nghị luận

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhan đề Nếu cậu muốn có một người bạn do ai đặt?

Tác giả Ê-xu-pe-ri

Người biên soạn

Câu 24 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ khúc khích có phải từ láy không?

Không

Câu 25 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A

    xinh xắn

  • B

    gần gũi

  • C

    đông đủ

  • D

    dễ dàng

Câu 26 :

Đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn kể về cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo ở đâu?

  • A

    Trái Đất

  • B

    Mặt Trăng

  • C

    Bắc Cực

  • D

    Đại Dương

Câu 27 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Câu 28 :

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân được hiểu là:

  • A

    Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.

  • B

    Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.

  • C

    Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua đã trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 29 :

Đề tài của truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:

  • A

    Đề tài thiên nhiên

  • B

    Đề tài gia đình

  • C

    Đề tài trẻ em

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 30 :

Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?

  • A

    Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.

  • B

    Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.

  • C

    Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong các ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A

    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

  • B

    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

  • C

    Đánh dâu lời đối thoại

  • D

    Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần sau dấu hai chấm và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Dấu hai chấm trong các ví dụ trên đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Câu 2 :

Trong các cụm danh từ sau, cụm danh từ nào chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau

  • A

    Các bạn học sinh

  • B

    Hoa hồng

  • C

    Chàng trai khôi ngô

  • D

    Chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và tìm cụm danh từ chỉ có thành phần trung tâm.

Lời giải chi tiết :

Chàng trai (trung tâm); khôi ngô (thành phần phụ sau)

Câu 3 :

Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A

    Em gái mình vẽ không đẹp

  • B

    Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

  • C

    Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

  • D

    Em gái vẽ sai về mình

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Người anh cảm thấy xấu hổ vì trước đó đã đối xử không tốt, còn ganh tị với em, nhưng cô em gái thì vẽ người anh bằng tấm lòng nhân hậu, trong sáng

Câu 4 :

Tác phẩm Nắng trong vườn của Thạch Lam được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A

    1936

  • B

    1937

  • C

    1938

  • D

    1939

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại tác phẩm chính

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Nắng trong vườn của Thạch Lam được sáng tác năm 1938

Câu 5 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A

    Lấp lánh

  • B

    Đỏ au

  • C

    Mênh mông

  • D

    Thuồng luồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại lý thuyết từ ghép và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ “đỏ au” là từ ghép

Câu 6 :

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

  • A

    Đất rừng phương Nam

  • B

    Quê ngoại

  • C

    Dế Mèn phiêu lưu kí

  • D

    Tuyển tập Tô Hoài

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Câu 7 :

Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

  • A

    Tươi tốt

  • B

     Làm việc

  • C

    Cần mẫn

  • D

    Dũng cảm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn lọc từ không phải tính từ

Lời giải chi tiết :

Làm việc là động từ

Câu 8 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A

    Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.

  • B

    Thủ pháp đối lập

  • C

    Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:

- Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.

- Thủ pháp đối lập

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

Câu 9 :

Dấu hai chấm trong ví dụ sau có tác dụng gì?

[...] Và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy.

(Đánh nhau với cối xay gió)

  • A

    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

  • B

    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

  • C

    Đánh dâu lời đối thoại

  • D

    Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần sau dấu hai chấm và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Dấu hai chấm trong ví dụ trên có tác dụng đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có thơ mới sử dụng điệp từ, điệp ngữ, văn xuôi không sử dụng phép tu từ này, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ nhận định

Lời giải chi tiết :

Thơ và văn đều sử dụng điệp từ, điệp ngữ

Câu 11 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A

    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
       

  • B

    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
       

  • C

    Tặng vật trời đất
       

  • D

    Những gì không có thực trong đời

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung và đưa ra đáp án

Lời giải chi tiết :

“Mây và sóng” biểu tượng cho những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

Câu 12 :

Bài thơ Mây và sóng thể hiện bằng giọng điệu nào?

  • A

    Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
       

  • B

    Giọng điệu thơ ca lãng mạn bay bổng
       

  • C

    Giọng điệu truyện trầm ngâm, sâu lắng
       

  • D

    Giọng điệu tưởng tượng, liên tưởng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại bài thơ rồi đưa ra nhận xét

Lời giải chi tiết :

“Mây và sóng” thể hiện với giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.

Câu 13 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A

    Tố Hữu

  • B

    Nguyễn Du

  • C

    Tô Hoài

  • D

    Phạm Tiến Duật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài

Câu 14 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B

    Truyện viết về loài vật

  • C

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung để chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Truyện không viết về loài vật

Câu 15 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A

    Vui vẻ chạy đi

  • B

    Vừa làm vừa hát

  • C

    Vui lắm

  • D

    Không có cụm tính từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Vui lắm là cụm tính từ trong câu trên.

Câu 16 :

Nội dung chính của Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A

    Sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh

  • B

    Sự phát triển của thiên nhiên

  • C

    Sự thay đổi của xã hội

  • D

    Sự thay đổi của con người

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bài thơ kể về sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh.

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ

Câu 18 :

Sách Ngữ văn Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

  • A

    Sử dụng khái niệm

  • B

    Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

  • C

    Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

  • D

    Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Lời giải chi tiết :

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích.

Câu 19 :

Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    Không xác định được

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và tìm các thành phần trong cụm trên.

Lời giải chi tiết :

Cụm từ trên gồm 3 thành phần Cả/ ba: thành phần phụ trước; cô (thành phần trung tâm); con gái (thành phần phụ sau).

Câu 20 :

Tạ Duy Anh từng theo học ở trường nào? 

  • A

    Chu Văn An

  • B

    Đại học Tổng hợp Hà Nội

  • C

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • D

    Trường viết văn Nguyễn Du

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.

Câu 21 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của dàn ý bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:

Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy

Điều gì đã xảy ra?

Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

Đáp án

Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

Điều gì đã xảy ra?

Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy

Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Lời giải chi tiết :

Thứ tự:

- Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

- Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

- Điều gì đã xảy ra?

- Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy?

- Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Câu 22 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.?

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm 

  • D

    Nghị luận

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhan đề Nếu cậu muốn có một người bạn do ai đặt?

Tác giả Ê-xu-pe-ri

Người biên soạn

Đáp án

Tác giả Ê-xu-pe-ri

Người biên soạn

Phương pháp giải :

Em xem lại nhan đề tác phẩm Nếu cậu muốn có một người bạn

Lời giải chi tiết :

Nhan đề Nếu cậu muốn có một người bạn do người biên soạn đặt.

Câu 24 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ khúc khích có phải từ láy không?

Không

Đáp án

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức các loại từ.

Lời giải chi tiết :

Đây là từ láy

Câu 25 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A

    xinh xắn

  • B

    gần gũi

  • C

    đông đủ

  • D

    dễ dàng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm từ nào mà cả 2 tiếng đều có nghĩa

Lời giải chi tiết :

Từ “đông đủ” là từ mà cả 2 tiếng đều có nghĩa vì vậy nó là từ ghép

Câu 26 :

Đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn kể về cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo ở đâu?

  • A

    Trái Đất

  • B

    Mặt Trăng

  • C

    Bắc Cực

  • D

    Đại Dương

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn kể về cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo ở Trái Đất.

Câu 27 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mộng tưởng trên và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Mộng tưởng trên thể hiện khao khát muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

Câu 28 :

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân được hiểu là:

  • A

    Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.

  • B

    Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.

  • C

    Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua đã trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kể lại một trải nghiệm của bản thân là kiểu bài trong đó người viết kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.

Câu 29 :

Đề tài của truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:

  • A

    Đề tài thiên nhiên

  • B

    Đề tài gia đình

  • C

    Đề tài trẻ em

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem văn bản Gió lạnh đầu mùa

Lời giải chi tiết :

Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn xuất sắc về đề tài trẻ em của Thạch Lam.

Câu 30 :

Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?

  • A

    Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.

  • B

    Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.

  • C

    Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các chi tiết và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Các chi tiết trên cho thấy hoàn cảnh cô đơn, khổ cực, đáng thương của cô bé.

close