Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 - Đề số 2

Kinh nghiệm huấn luyện ngựa Một người Ả-rập rất giỏi huấn luyện ngựa thành những con thiên lí mã, nên được tôn xưng là “mã thần”.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Kinh nghiệm huấn luyện ngựa

Một người Ả-rập rất giỏi huấn luyện ngựa thành những con thiên lí mã, nên được tôn xưng là “mã thần”.

Mỗi buổi sáng, ông cho đàn ngựa chạy theo vòng tròn, trong đàn có cả những con ngựa to khoẻ và những con ngựa còn rất nhỏ. Trong khi đó, trợ thủ của ông vừa chỉ huy đàn ngựa vừa bám lấy yên ngựa, nhảy sang trái rồi nhảy sang phải như biểu diễn xiếc.

Đến trưa, lúc mặt trời gay gắt nhất, hai thầy trò "mã thần" cho đàn ngựa phi thẳng về phía sa mạc. Đến chiều, họ trở về với hai con dao cong trong tay, hệt như đi đánh trận.

Có người hỏi:

- Tại sao ông lại cho cả đàn ngựa chạy vòng quanh vậy?

- Bởi vì tôi muốn dạy những con ngựa con biết đi sau những con ngựa lớn, học nghe khẩu lệnh và phục tùng. Không có ngựa lớn dẫn dắt thì rất khó dạy ngựa con. Nếu tôi là người thầy, thì ngựa lớn chính là phụ huynh. Tôi giáo dục ở trường, cha mẹ dẫn dắt ở nhà, bất kể mặt nào cũng không thể thiếu.

- Vậy trợ thủ của ông bám vào yên ngựa, nhảy qua nhảy lại để làm gì?

- Để dạy cho ngựa biết cách giữ thăng bằng.

Thấy người đó háo hức nghe, ông nói tiếp:

- Còn cưỡi ngựa lúc giữa trưa vào sa mạc nóng như thiêu như đốt là cách để dạy ngựa phi nhanh, chúng phải biết rằng nếu không chạy thật nhanh thi sẽ không thoát khỏi sa mạc. Con dao cong được dùng để kích thích mắt ngựa, đồng thời âm thanh loảng xoảng của các vòng kim loại gắn trên thân dạo cũng thử thách sự bình tĩnh của ngựa. Sau quá trình huấn luyện khắc nghiệt này, chúng tôi sẽ nhận ra con nào có khả năng trở thành thiên lí mã.

(Theo Điều bình dị thông thái)

Thiên lí mã: ngựa đi ngàn dặm đường (thiên: một nghìn, lí: dặm đường, mã: ngựa), ý chỉ ngựa khoẻ và chạy rất nhanh.

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Một con ngựa tốt được gọi là gì?

A. Mã thần

B. Thiên lí mã

C. Bạch mã   

D. Chiến mã

Câu 2. Vì sao người Ả Rập trong bài được gọi là “mã thần”?

A. Vì ông huấn luyện ngựa giỏi như thần.

B. Vì ông chỉ huấn luyện ngựa thần.

C. Vì ông luyện ngựa bằng phép thần.

D. Vì ngựa của ông làm xiếc như thần.

Câu 3. Người huấn luyện ngựa nhảy qua nhảy lại hai bên yên ngựa để làm gì?

A. Để ngựa biết biểu diễn xiếc.

B. Để ngựa giữ thăng bằng.

C. Để ngựa biết phục tùng.

D. Để ngựa biết nghe hiệu lệnh.

Câu 4. Mã thần cưỡi ngựa vào sa mạc lúc giữa trưa để làm gì?

A. Để luyện cho ngựa phi nhanh.

B. Để luyện cho ngựa chịu nắng nóng.

C. Để luyện cho ngựa chịu được cát bỏng.

D. Để luyện cho ngựa chịu được cơn khát.

Câu 5. Em có nhận xét gì về kinh nghiệm huấn luyện ngựa của “mã thần”?

Câu 6. Gạch chân dưới các động từ trong đoạn văn sau:

           Mỗi buổi sáng, ông cho đàn ngựa chạy theo vòng tròn, trong đàn có cả những con ngựa to khoẻ và những con ngựa còn rất nhỏ. Trong khi đó, trợ thủ của ông vừa chỉ huy đàn ngựa vừa bám lấy yên ngựa, nhảy sang trái rồi nhảy sang phải như biểu diễn xiếc.

Câu 7. Đặt 2 câu nói về đặc điểm của một loài vật mà em yêu thích.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. A

3. B

4. A

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Một con ngựa tốt được gọi là gì?

A. Mã thần

B. Thiên lí mã

C. Bạch mã   

D. Chiến mã

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Một con ngựa tốt được gọi là Thiên lí mã.

Đáp án B.

Câu 2. Vì sao người Ả Rập trong bài được gọi là “mã thần”?

A. Vì ông huấn luyện ngựa giỏi như thần.

B. Vì ông chỉ huấn luyện ngựa thần.

C. Vì ông luyện ngựa bằng phép thần.

D. Vì ngựa của ông làm xiếc như thần.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Người Ả Rập trong bài được gọi là “mã thần” vì ông huấn luyện ngựa giỏi như thần.

Đáp án A.

Câu 3. Người huấn luyện ngựa nhảy qua nhảy lại hai bên yên ngựa để làm gì?

A. Để ngựa biết biểu diễn xiếc.

B. Để ngựa giữ thăng bằng.

C. Để ngựa biết phục tùng.

D. Để ngựa biết nghe hiệu lệnh.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Người huấn luyện ngựa nhảy qua nhảy lại hai bên yên ngựa để ngựa giữ thăng bằng.

Đáp án B.

Câu 4. Mã thần cưỡi ngựa vào sa mạc lúc giữa trưa để làm gì?

A. Để luyện cho ngựa phi nhanh.

B. Để luyện cho ngựa chịu nắng nóng.

C. Để luyện cho ngựa chịu được cát bỏng.

D. Để luyện cho ngựa chịu được cơn khát.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Mã thần cưỡi ngựa vào sa mạc lúc giữa trưa để luyện cho ngựa phi nhanh.

Đáp án A.

Câu 5. Em có nhận xét gì về kinh nghiệm huấn luyện ngựa của “mã thần”?

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Kinh nghiệm huấn luyện ngựa của “mã thần” thật đặc biệt và khéo léo. Ông cho những con ngựa lớn dẫn dắt ngựa con để chúng học cách nghe lời và giữ thăng bằng. Việc cho ngựa chạy giữa trưa trong cái nóng gay gắt cũng rất thông minh, giúp chúng biết chạy nhanh hơn. Tất cả những điều này cho thấy sự tỉ mỉ và tâm huyết của ông trong việc tạo ra những con thiên lí mã dũng mãnh.

Câu 6. Gạch chân dưới các động từ trong đoạn văn sau:

           Mỗi buổi sáng, ông cho đàn ngựa chạy theo vòng tròn, trong đàn có cả những con ngựa to khoẻ và những con ngựa còn rất nhỏ. Trong khi đó, trợ thủ của ông vừa chỉ huy đàn ngựa vừa bám lấy yên ngựa, nhảy sang trái rồi nhảy sang phải như biểu diễn xiếc.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Động từ.

Lời giải chi tiết:

            Mỗi buổi sáng, ông cho đàn ngựa chạy theo vòng tròn, trong đàn có cả những con ngựa to khoẻ và những con ngựa còn rất nhỏ. Trong khi đó, trợ thủ của ông vừa chỉ huy đàn ngựa vừa bám lấy yên ngựa, nhảy sang trái rồi nhảy sang phải như biểu diễn xiếc.

Câu 7. Đặt 2 câu nói về đặc điểm của một loài vật mà em yêu thích.

 Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Con gà có bộ lông vàng óng.

- Mèo nhà em có đôi mắt tròn xoe.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

              Ngày xửa ngày xưa, thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người. Đến đâu bà lão cũng bị người ta xa lánh. Một hôm bà lão tìm đến một nơi đang diễn ra lễ hội đồng vui. Mọi người đều ăn mặc đẹp, thắp hương khấn cầu Trời, Phật, thần linh ban cho nhiều phúc lộc. Ai cũng nói đến chuyện làm phúc, chuyện lễ nghĩa. Nhưng mọi người đều xa lánh, đều từ chối, đều xua đuổi bà lão đói khổ khi bà cất tiếng van xin.

        Trời sắp tối. Bà lão ăn mày lập cập bước vào một túp lều của hai mẹ con bà Góa nghèo khổ. Chỉ có một bát cơm nguội, hai mẹ con dành cho bà lão ăn mày. Chỉ có một manh chiếu rách, hai mẹ con cũng nhường cho con người khốn khổ. Bà lão ăn mày cảm động lắm cất tiếng cảm ơn và nói: "Hai mẹ con bà tuy nghèo mà phúc đức lắm, Trời sẽ phù hộ cho". Trước khi bước ra đi, bà lão đưa cho hai mẹ con bà Góa một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: "Nhớ giữ lấy để phòng thân. Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...". Rồi bà lão ăn mày biến mất.

        Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Giao Long còn hóa phép làm cho đất sụt xuống, nước phun lên, dâng lên trắng cả trời đất như biển. Nhiều người bị chết đuối, bị lũ cuốn đi. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều mình, nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu, hai mẹ con vừa thả xuống nước, tức thì hóa thành một chiếc thuyền độc mộc rất to, rất dài. Với chiếc thuyền độc mộc ấy, hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết. Họ không bao giờ quên công ơn của hai mẹ con bà.

        Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ mênh mông nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.

         Đã bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:

"Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh".

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close