Giải đề thi học kì 2 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THCS &THPT Tạ Quang BửuLàm bàiCâu hỏi 1 : a) Phát biểu, viết và giải thích biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. b) Phát biểu nguyên lí I nhiệt động lực học. Giải thích quá trình trao đổi năng lượng của vật theo hệ thức \(\Delta U = Q\) khi \(Q > 0\). Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Sử dụng lý thuyết về nguyên lí I nhiệt động lực học. Lời giải chi tiết: a) - Nội dung định luật: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. - Biểu thức: \(pV = const\) Trong đó, p: áp suất (atm) và V là thể tích (l) b) - Nội dung nguyên lí I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. - Ta có: \(\Delta U = Q\) khi \(Q > 0\) => là quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công gọi là quá trình truyền nhiệt. Trong quá trình này không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác, chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác. Với \(\Delta U\) là độ biến thiên nội năng và Q là nhiệt lượng vật tỏa ra cho vật khác. Câu hỏi 2 : Một bình có dung tích 30 lít chứa khí Oxy ở nhiệt độ 28oC và áp suất 4 atm. a) Giữ thể tích không đổi, khi áp suất tăng lên thành 5 atm thì nhiệt độ trong bình bằng bao nhiêu? b) Tính thể tích của lượng khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Phương pháp giải: Áp dụng biểu thức định luật Sac-lơ. Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng. Lời giải chi tiết: a) Ta có: \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = 4{\rm{a}}tm\\{T_1} = 28 + 273 = 301K\end{array} \right.\\{p_2} = 5{\rm{a}}tm,{T_2} = ?\end{array}\) Áp dụng định luật Sac-lơ ta có: \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Leftrightarrow \frac{4}{{301}} = \frac{5}{{{T_2}}} \Leftrightarrow {T_2} = 376,25K\) b) Điều kiện tiêu chuẩn: \({T_3} = {0^o}C;{p_3} = 1{\rm{a}}tm\) Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng: \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_3}{V_3}}}{{{T_3}}}\) \( \Rightarrow {V_3} = \frac{{{p_1}{V_1}{T_3}}}{{{T_1}{p_3}}} = \frac{{4.30.273}}{{301.1}} = 109l\) Câu hỏi 3 : Một quả đạn khối lượng 10 kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 85 m/s đến điểm M thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 6 kg bay với vận tốc 64 m/s. Bỏ qua mọi sức cản. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). a) Ngay sau khi nổ nếu mảnh thứ nhất bay theo phương ngang. Tính độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó. b) Ngay sau khi nổ, nếu mảnh thứ nhất bay theo chếch lên, hợp với phương ngang góc 300. - Tính độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó. - Tính độ cao nhất mà mảnh thứ nhất có thể lên đến so với điểm M. Phương pháp giải: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng. Lời giải chi tiết: Khi đạn nổ, lực tác dụng của không khí rất nhỏ so với nội lực nên được coi như là một hệ kín. a) Viên đạn đang bay thẳng đứng, nổ thành 2 mảnh, mảnh thứ nhất bay theo phương ngang nên suy ra \(\overrightarrow p \bot \overrightarrow {{p_1}} \) Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} \) \( \Leftrightarrow p_2^2 = {p^2} + p_1^2\) \( \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {m.v} \right)}^2} + {{\left( {{m_1}.{v_1}} \right)}^2}} \) \( \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {10.85} \right)}^2} + {{\left( {6.64} \right)}^2}} = 932,7\left( {kg.m/s} \right)\) Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai là: \({v_2} = \frac{{{p_2}}}{{{m_2}}} = \frac{{{p_2}}}{{m - {m_1}}} = \frac{{932,7}}{{10 - 6}} = 233m/s\) b) Nếu mảnh thứ nhất chếch lên hợp với phương ngang góc 300 suy ra \(\widehat {\left( {\overrightarrow p ,\overrightarrow {{p_1}} } \right)} = 90 + 30 = {120^0}\) Khi đó, ta có: \(p_2^2 = {p^2} + p_1^2 + 2p.{p_1}.\cos {120^0}\) \( \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {m.v} \right)}^2} + {{\left( {{m_1}.{v_1}} \right)}^2} + 2mv.{m_1}{v_1}.\cos 120} \) \( \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {10.85} \right)}^2} + {{\left( {6.64} \right)}^2} + 2.10.85.6.64.( - \frac{1}{2})} = 932,7\left( {kg.m/s} \right)\) \( \Leftrightarrow {p_2} = 737,3\left( {kg.m/s} \right)\) Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó là: \({v_2} = \frac{{{p_2}}}{{{m_2}}} = \frac{{737,3}}{{10 - 6}} = 184\left( {m/s} \right)\) - Khi lên đến vị trí cao nhất thì vận tốc của vật bằng 0. Ta có: \({v^2} - v_1^2 = 2gh\) \( \Leftrightarrow h = \frac{{{0^2} - {{64}^2}}}{{2.( - 10)}} = 204,8m\) Vậy độ cao nhất mà mảnh thứ nhất có thể lên đến so với điểm M là 204,8m.
|