Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh diều - Đề số 3Tải về Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. (Theo Trinh Đường) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng. B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó. Câu 2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. C. Ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Câu 3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh. B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều. C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều. D. Vì chú làm diều rất đẹp. Câu 4. “Tài trí” có nghĩa là gì? A. Có tài và có tiếng tăm B. Có tài năng và trí tuệ C. Có tài năng và đức độ D. Có tài năng điêu luyện Câu 5. Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 6. Em hãy chỉ ra các tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.” - Tính từ:............................................................................................................................. Câu 7. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn: “Những vì sao sáng lấp lánh.” B. Kiểm tra viết Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một vườn rau. -------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng. B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền là Học đến đâu hiểu ngay đến đó. Đáp án D. Câu 2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. C. Ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó thể hiện qua các chi tiết: Ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Đáp án C. Câu 3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh. B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều. C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều. D. Vì chú làm diều rất đẹp. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều. Đáp án C. Câu 4. “Tài trí” có nghĩa là gì? A. Có tài và có tiếng tăm B. Có tài năng và trí tuệ C. Có tài năng và đức độ D. Có tài năng điêu luyện Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, suy nghĩ và trả lời. Lời giải chi tiết: “Tài trí” có nghĩa là có tài năng và trí tuệ. Đáp án B. Câu 5. Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân? Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cố gắng vượt qua, quyết tâm vượt khó, ham học hỏi thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. Câu 6. Em hãy chỉ ra các tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.” - Tính từ:............................................................................................................................. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Tính từ. Lời giải chi tiết: Tính từ: nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi. Câu 7. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn: “Những vì sao sáng lấp lánh.” Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Biện pháp nhân hóa. Lời giải chi tiết: Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm. B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Mở bài: Giới thiệu về vườn rau mà em muốn miêu tả + Vườn rau đó nằm ở đâu? Do ai chăm sóc? + Em có yêu thích và thường ra thăm vườn rau không? - Thân bài: + Miêu tả vườn rau:
- Công dụng của vườn rau: + Cung cấp nguồn rau củ sạch, tốt cho sức khỏe + Là nơi lý tưởng để thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày học tập, làm việc vất vả - Kết bài: Cảm nghĩ của em dành cho vườn rau Bài tham khảo 1: Phía sau nhà em là một mảnh vườn nhỏ trồng rau lang. Ai đến nhà em cũng phải ra ngắm và trầm trồ trước mảnh vườn nhỏ này. Vườn rau lang ấy bố em đã trồng được hơn một năm rồi, nên tươi tốt lắm. Cây rau lang bò khắp mặt vườn, chen chúc nhau không theo hàng lối nào. Cứ có chỗ trống là chúng lại bò vào ngay. Các thân già thì mọc ra cả rễ, cố định xuống đất, còn các ngọn lang thì vươn lên cao. Vẫy vẫy cái đọt non có mấy cái lá nhỏ màu tía. Các đọt non của rau lang mọc ra quanh năm và mọc rất nhanh. Cứ vài ngày là lại có cả một mớ đọt lang để hái. Nhìn vườn rau lang chen chúc những lá những đọt, y như một biển xanh dập dờn trong gió vậy. Đặc biệt, biển xanh này còn có cả hoa nữa cơ. Hoa lang có dáng như cái loa, lớn cỡ ba ngón tay. Gần nhụy hoa có màu tím đậm, chuyển màu nhạt dần về ngoài cánh hoa. Hoa rau lang rất đẹp, nên mỗi khi có hoa nở, là em lại hái vào để chơi đồ hàng với bạn. Chiều chiều, em sẽ ra vườn tưới nước cho vạt rau lang. Dưới màn nước mát, lá rau rung rinh như muôn ngàn bàn tay vui vẻ nhảy múa chào đón dòng nước. Nhìn vườn rau xanh mát, tươi tốt, lòng em thấy đầy ắp niềm hạnh phúc và tự hào. Rau lang có rất nhiều nên mẹ em thường chia sẻ với hàng xóm. Tuy nhiên, mẹ hoặc bố sẽ tự hái rau rồi đem cho, chứ không để người lạ vào hái. Mẹ bảo, vì người ngoài sẽ dễ dẫm gãy cả lá cây rau già nằm dưới đất. Phải là tự mình chăm thì mới quý từng nhánh rau được. Đó chính là tình cảm yêu mến mà gia đình em dành cho vườn rau lang đó. Bài tham khảo 2: Nói đến vườn rau, em làm sao quên được vườn rau của bác Năm bên cạnh nhà em. Vườn rau ấy lúc nào cũng đẹp một màu xanh tươi tốt. Vườn rau của bác Năm chiếm một khoảnh đất khá rộng, nghe nói độ hai công. Bác trồng đủ các loại rau quả. Từ xa nhìn lại, vườn rau xanh mịn màng như một tấm thảm nhung. Bước chân vào vườn, em gặp ngay những luống cải bẹ xanh từng hàng thẳng tắp. Những cây cải nở to với những bẹ xanh mọng nước. Kế đó là những luống xà lách mơn mởn, xanh non, rồi những luống rau thơm, nào quế, ngò gai, nào diếp cả, cần tàu, cần nước, rau thơm... Từng hàng, từng hàng chạy song song với nhau không hề thấy một cộng lá úa. Bên những luống hành, hẹ là những luống cà chua, đậu đũa. Những trái cà chua đỏ mọng nằm sát mặt đất. Những trái đậu đũa tòng teng trên những thang chà. Vườn bác Năm còn có một cái ao nhỏ chằng chịt rau muống. Những cánh hoa màu trắng điểm những sọc tím rung rinh theo làn gió nhẹ. Trên mặt ao là một giàn bầu bí chằng chịt, quấn quýt bên nhau. Những đóa hoa màu vàng hòa lẫn với màu xanh' của lá làm cho giàn bầu bí nổi bật hẳn lên. Những chú bướm nhởn nhơ bay trên cánh hoa tạo nền một cảnh rất thơ mộng. Cuối vườn là những hàng mía, hàng chuối thẳng tắp đang thời kì phát triển. Đằng xa hơn là vườn cây trái, cành lá sum suê và sai nặng những quả. Bác Năm luôn cặm cụi trong vườn tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân... Vì thế, vườn rau luôn xanh tốt và quanh năm gia đình bác có cuộc sống sung túc nhờ vườn rau, vườn cây đem lại.. Em rất thích mảnh vườn của bác Năm. Những buổi đẹp trời, em thường sang thăm vườn của bác. Ngồi bên bờ ao, em dõi mắt nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước hay nhìn đàn bướm bay lượn trên những cánh hoa mà tâm hồn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu.
|