Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

Kiến Mẹ và các con Kiến là một gia đình lớn, Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Kiến Mẹ và các con

       Kiến là một gia đình lớn, Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:

       - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

       Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.

       Vì thương Kiến Mẹ vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:

       - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

       Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa hạ)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Kiến Mẹ có bao nhiêu con?

A. Chín trăm bảy mươi               

B. Một trăm chín mươi

C. Chín nghìn bảy trăm               

D. Chín nghìn chín trăm chín mươi chín

Câu 2. Có những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện trên?

A. Kiến Mẹ, kiến con, bác Ve Sầu

B. Kiến Mẹ, kiến con, bác Kiến Càng

C. Kiến Mẹ, bác cú Mèo

D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo

Câu 3. Vì sao Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt?

A. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng trông các con ngủ ngon giấc

B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con

C. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc

D. Vì Kiến Mẹ lo ngày mai không có gì để nuôi đàn con nữa

Câu 4. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả?

A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói: “Mẹ yêu tất cả con.”

B. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng cuối, các con hôn truyền nhau.

C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.

D. Kiến mẹ mỗi một đêm sẽ rút thăm một chú kiến may mắn để hôn.

Câu 5. Em thấy bác Cú Mèo trong câu chuyện là người như thế nào?

Câu 6. Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật trong ngoặc để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:

(mâm khổng lồ, tiếng hát, mặt gương soi, ngôi nhà thứ hai của em)

- Tiếng suối ngân nga như 

- Mặt trăng tròn vành vạnh như 

- Trường học là 

- Mặt nước hồ trong tựa như 

Câu 7. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

Bao tháng bao năm mẹ bế anh em chúng con trên đôi tay mềm mại ấy. Cơm chúng con ăn tay mẹ nấu. Nước chúng con uống tay mẹ xách mẹ đun. Trời nóng gió từ tay mẹ đưa chúng con vao giấc ngủ. Trời rét vòng tay mẹ lại ủ ấm cho chúng con.

Lúc nào ở đâu quanh chúng con cũng mang dấu tay mẹ.

(Theo Bùi Đình Thảo)

Câu 8: Đặt câu giới thiệu về một nhân vật trong câu chuyện “Kiến Mẹ và các con”.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe viết

Cánh rừng trong nắng

            Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.

II. Tập làm văn

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. C

2. D

3. B

4. C

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Kiến Mẹ có bao nhiêu con?

A. Chín trăm bảy mươi               

B. Một trăm chín mươi

C. Chín nghìn bảy trăm                

D. Chín nghìn chín trăm chín mươi chín

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con.

Đáp án C.

Câu 2. Có những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện trên?

A. Kiến Mẹ, kiến con, bác Ve Sầu

B. Kiến Mẹ, kiến con, bác Kiến Càng

C. Kiến Mẹ, bác cú Mèo

D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện trên là Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo.

Đáp án D.

Câu 3. Vì sao Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt?

A. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng trông các con ngủ ngon giấc

B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con

C. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc

D. Vì Kiến Mẹ lo ngày mai không có gì để nuôi đàn con nữa

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con.

Đáp án B.

Câu 4. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả?

A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói: “Mẹ yêu tất cả con.”

B. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng cuối, các con hôn truyền nhau.

C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.

D. Kiến mẹ mỗi một đêm sẽ rút thăm một chú kiến may mắn để hôn.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau để Kiến Mẹ đỡ vất vả.

Đáp án C.

Câu 5. Em thấy bác Cú Mèo trong câu chuyện là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và trả lời

Lời giải chi tiết:

Bác Cú Mèo trong câu chuyện là người thông minh.

Câu 6. Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật trong ngoặc để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:

(mâm khổng lồ, tiếng hát, mặt gương soi, ngôi nhà thứ hai của em)

- Tiếng suối ngân nga như 

- Mặt trăng tròn vành vạnh như 

- Trường học là

- Mặt nước hồ trong tựa như 

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Biện pháp so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Tiếng suối ngân nga như tiếng hát.

- Mặt trăng tròn vành vạnh như mâm khổng lồ.

- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.

- Mặt nước hồ trong tựa như mặt gương soi.

Câu 7. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

Bao tháng bao năm mẹ bế anh em chúng con trên đôi tay mềm mại ấy. Cơm chúng con ăn tay mẹ nấu. Nước chúng con uống tay mẹ xách mẹ đun. Trời nóng gió từ tay mẹ đưa chúng con vao giấc ngủ. Trời rét vòng tay mẹ lại ủ ấm cho chúng con.

Lúc nào ở đâu quanh chúng con cũng mang dấu tay mẹ.

(Theo Bùi Đình Thảo)

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Dấu phẩy

Lời giải chi tiết:

Bao tháng, bao năm, mẹ bế anh em chúng con trên đôi tay mềm mại ấy. Cơm chúng con ăn, tay mẹ nấu. Nước chúng con uống, tay mẹ xách mẹ đun. Trời nóng, gió từ tay mẹ đưa chúng con vao giấc ngủ. Trời rét, vòng tay mẹ lại ủ ấm cho chúng con.

Lúc nào, ở đâu, quanh chúng con cũng mang dấu tay mẹ.

Câu 8: Đặt câu giới thiệu về một nhân vật trong câu chuyện “Kiến Mẹ và các con”.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Câu giới thiệu.

Lời giải chi tiết:

Kiến Mẹ là người rất yêu thương đàn con của mình.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả

HS viết khoảng 65 chữ

- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ

- Đúng tốc độ, đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

II. Tập làm văn

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Tên câu chuyện là gì?

- Nhân vật được nói đến là ai?

- Nhân vật đó có đặc điểm (hình dáng, lời nói, tính nết,…) thế nào?

- Em thích (hoặc không thích) điều gì ở nhân vật đó? vì sao?

Bài tham khảo 1:

Nhân vật mà em yêu thích là Cô-li-a trong câu chuyện Bài tập làm văn. Có lần, cô giáo giao cho cả lớp đề văn: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”. Cô-li-a đã phải loay hoay một lúc mới có thể viết được một vài công việc đã giúp đỡ mẹ. Mấy hôm sau, mẹ đã nhờ Cô-li-a giặt quần áo giúp. Cậu chợt nhớ đến bài văn đã viết và sẵn sàng làm ngay. Qua nhân vật này, em đã học được bài học ý nghĩa. Chúng ta cần biết sống tự lập, biết yêu thương và giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn.

Bài tham khảo 2:

            Trong truyện Thạch Sanh, em rất ghét Lí Thông. Bởi nhân vật này vừa tham lam, lại độc ác. Lí Thông đã lừa Thạch Sanh đi trông miếu hoang, cướp công lao diệt chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa. Lí Thông thật là xảo quyệt và độc ác. Những việc làm của Lí Thông là sai trái, đáng bị lên án. Đến cuối cùng, Lí Thông đã bị trừng trị thích đáng. Nhân vật đã giúp em nhận ra bài học bổ ích.

Bài tham khảo 3:

            Em rất thích nhân vật Gà trống trong truyện Đi tìm mặt trời. Khi gõ kiến đến nhà các loài vật, tất cả đều bận rộn với công việc riêng. Chỉ có Gà trống là đồng ý đi tìm mặt trời. Trên hành trình đi tìm mặt trời, Gà trống đã phải đối mặt với khó khăn, nhưng nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt nên đã không từ bỏ. Nhân vật này giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lòng dũng cảm, tình yêu thương đồng loại.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

    Cơn dông Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

    Cứu hộ trên biển Đêm đó, gió thổi dữ dội, bầu trời tối đen như mực. Cơn bão với sức gió rất mạnh đã lật úp một chiếc tàu đánh cá ngoài khơi. Trước khi tàu bị chìm, các thủy thủ đã kịp phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tin khẩn, đội trưởng đội tàu cứu hộ đã nhanh chóng rung chuông báo động, tất cả mọi người dân vội tập trung tại bãi cát.

close