50 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về kim loại kiềm có lời giải

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm

  • A IA.   
  • B IIIA.       
  • C IVA.           
  • D IIA.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA ?

  • A Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử    
  • B Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất
  • C Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất             
  • D Bán kính nguyên tử

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A. Số e lớp ngoài cùng đều bằng 1

B. Số oxi hóa trong các hợp chất là 1+

C. Cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là

  • A Li  
  • B Na  
  • C K     
  • D Cs

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA  khác nhau về

  • A số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử     
  • B cấu hình electron nguyên tử
  • C số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất            
  • D kiểu mạng tinh thể của đơn chất

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Những nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của

  • A điện tích hạt nhân nguyên tử            
  • B khối lượng riêng
  • C nhiệt độ sôi            
  • D số oxi hoá

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là:

  • A Na2CO3, CO2, H2O.         
  • B Na2O, CO2, H2O.
  • C NaOH, CO2, H2O.    
  • D NaOH, CO2, H2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong:

  • A Dầu hỏa.     
  • B Dung dịch NaOH.   
  • C Nước.       
  • D Dung dịch HCl.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Điều chế natri kim loại bằng phương pháp nào sau đây?

  • A Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
  • B Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
  • C Dùng khí CO khử ion Na+ trong Na2O ở nhiệt độ cao.
  • D Điện phân NaCl nóng chảy.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

  • A Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân.

     

  • B Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
  • C Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.
  • D Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

  • A NH3, SO2, CO, Cl2.
  • B N2, NO2, CO2, CH4, H2.
  • C NH3, O2, N2, CH4, H2.
  • D N2, Cl2, O2, CO­2, H2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?

  • A CaCl2.       
  • B  NaOH. 
  • C Na2S.      
  • D BaSO4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là:

  • A Xuất hiện kết tủa trắng.   
  • B Sủi bọt khí.
  • C Không hiện tượng.  
  • D Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các chất : CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với NaOH ở nhiệt độ thường là :

  • A 5
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải :

Các chất thỏa mãn : CO2, NaHCO3, NH4Cl.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Natri hiđrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày,…Công thức của natri hiđrocacbonat là

  • A NaHSO3.  
  • B Na2CO3.
  • C NaOH. 
  • D NaHCO3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

CTHH của Natri hiđrocacbonat : NaHCO

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là

  • A H2
  • B CO2     
  • C N2      
  • D O2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Thả 1 viên K vào nước thu được dung dịch X. Dung dịch X làm phenolphtalein chuyển sang màu gì?

  • A Màu xanh.       
  • B Màu hồng.       
  • C Màu tím.          
  • D Không chuyển màu. 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh:

  • A NaCl.
  • B NaNO3.           
  • C Na2CO3.          
  • D Na2SO4.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là

  • A 4.
  • B 2.
  • C 1.
  • D 3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các kim loại kiềm trong dãy là: Li, Na => có 2 kim loại

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Kim loại nào sau đây không phải kim loại kiềm:

  • A Na
  • B Ca
  • C K
  • D Li

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Chất nào sau đây tác dụng được với KHCO3?

  • A  KNO3.             
  • B  K2SO4.          
  • C KCl.            
  • D HCl.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây sinh ra khí?

  • A Na2SO4.
  • B HCl.
  • C NaCl.
  • D CaCl2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Có nhiều loại bánh cần tạo độ xốp, vì vậy trong quá trình nhào bột người ta thường cho thêm hóa chất nào trong số các hóa chất sau:

  • A NaCl.   
  • B NaNO3.
  • C Na2CO3.          
  • D NH4HCO3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

NH4HCO3 được nhào thêm để tăng độ xốp cho bánh vì khi đun nóng ở nhiệt độ cao bị nhiệt phân tạo theo phương trình:

NH4HCO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH↑ + CO2↑ + H2O           

Khí NH3 và CO2 thoát ra ngoài làm bánh xốp hơn

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6

  • A Na+, Ca2+, Al3+.           
  • B K+, Ca2+, Mg2+.     
  • C Na+, Mg2+, Al3+.    
  • D Ca2+, Mg2+, Al3+.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Na (Z=11)  => Na+ : 1s22s22p6

Mg (Z=12) => Mg2+ : 1s22s22p6

Al (Z=13) => Al3+ : 1s22s22p6

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tính hạt nhân tăng dần ?

  • A Bán kính nguyên tử giảm dần.
  • B Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
  • C Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần.         
  • D Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A sai vì bán kính nguyên tử tăng dần

B sai vì nhiệt độ nóng chảy không biến đổi theo quy luật

C đúng

D sai vì khối lượng riêng không biến đổi theo quy luật

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho các dung dịch sau: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là:

  • A NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3.      
  • B NaHSO4 ; NaHCO3 ; Na2CO3.
  • C NaOH ; NaHCO3 ; Na2CO3.
  • D NaHSO4 ; NaOH ; NaHCO3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dung dịch làm quỳ đổi xanh: NaOH; NaHCO3; Na2CO3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho dạy các chất sau: Na, Na2O, NaOH, NaHCO3, Na2CO3, K2O, K. Số chất trong dãy tác dụng với HCl sinh ra chất khí là

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Có 4 chất trong dãy tác dụng với HCl sinh ra chất khí là Na, NaHCO3, Na2CO3, K

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

2K + 2HCl → 2KCl + H2

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là

  • A FeCl3.
  • B MgCl2.
  • C CuCl2.
  • D FeCl2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào màu sắc của các hidroxit để xác định được chất kết tủa màu nâu đỏ là chất nào

Lời giải chi tiết:

3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓(nâu đỏ)+ 3NaOH

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Muối nào sau đây không bị nhiệt phân

  • A NaHCO3                 
  • B MgCO3               
  • C Ca(HCO3)2          
  • D Na2CO3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tất cả muối hidrocacbonat đều bị nhiệt phân

Những muối cacbonat không tan mới bị nhiệt phân

Lời giải chi tiết:

2NaHCO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Na2CO3 + H2O + CO2                    

MgCO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) MgO + CO2                       

Ca(HCO3)2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CaCO3 + H2O + CO2               

Na2CO3 không bị nhiệt phân

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Dung dịch Na­2CO3 tác dụng được với dung dịch

  • A NaCl. 
  • B KCl.
  • C NaNO3.           
  • D CaCl2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Na2CO3 trong sgk hóa 12 trang 109

Lời giải chi tiết:

: Na2CO3 tác dụng được với CaCl2

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy :

  • A Có bọt khí thoát ra     
  • B Có kết tủa trắng và bọt khí                                   
  • C Có kết tủa trắng    
  • D Không có hiện tượng gì

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của muối cacbonat

Lời giải chi tiết:

Phương trình phản ứng : Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → 2NaHCO3 + CaCO3↓ => xuất hiện kết tủa trắng

Đáp án C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Cho các chất: Si, NH4NO3, Al, CO2, CO, H3PO4. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là:

  • A 3
  • B 4
  • C 5
  • D 6

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các chất để tìm các chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng.

Lời giải chi tiết:

Các chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là: Si, NH4NO3, Al, CO2, H3PO4 (có 5 chất)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Muối nào trong số các muối sau đây được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày?

  • A Na2CO3            
  • B NaHCO3    
  • C NaCl 
  • D  NaF

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tính chất của hợp chất của kim loại kiềm

Lời giải chi tiết:

NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày:

NaHCO3 + H+ → Na+ + H2O + CO2

Đáp án B  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4?

  • A HCl.       
  • B  NaCl.       
  • C  BaCl2.       
  • D NaOH.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ. Phân biệt các chất.

Lời giải chi tiết:

- Dùng dung dịch BaCl2 vì chỉ có K2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng: BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl

Đáp án C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Cho các dung dịch sau: NaOH; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là

  • A NaOH ; Na2CO3
  • B NaHSO4 ; NaOH.             
  • C  NaOH ; Na2SO4 
  • D NaHSO; Na2CO3.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dung dịch có MT kiềm => làm quỳ tím chuyển xanh

Dung dịch có MT axit => làm quỳ tím chuyển đỏ

Dung dịch có MT trung tính => quỳ tím không chuyển màu

Lời giải chi tiết:

Quỳ tím → xanh: NaOH, Na2CO3

Quỳ tím → đỏ: NaHSO4

Quỳ tím không đổi màu: Na2SO4

Đáp án A  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Cho dung dịch Na2S vào dung dịch chất X, thu được kết tủa đen. Chất X là.

  • A BaCl2
  • B NaNO3.
  • C Ca(NO3)2.        
  • D FeCl2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Na2S + FeCl2 → FeS↓(đen) + 2NaCl

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

  • A 4
  • B 3
  • C 2
  • D 5

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học các chất vô cơ

Lời giải chi tiết:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

CO2 + NaOH → Na2CO3 /NaHCO3

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

=> Có 4 chất phản ứng với NaOH ở nhiệt độ thường

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca . Số kim loại kiềm trong dãy là 

  • A 3
  • B 2
  • C 1
  • D 4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Định nghĩa kim loại kiềm: Các kim loại kiềm là một dãy các nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố, ngoại trừ hiđrô. Đó là líti, natri, kali, rubiđi, xêsi và franxi. 

Lời giải chi tiết:

Có 2 kim loại kiềm là Li, Na

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb . Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

  • A  Rb .   
  • B Cs.  
  • C Na .  
  • D Li.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lý của kim loại kiềm.

Lời giải chi tiết:

Cs là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại kiềm.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng không tan trong NaOH dư. Chất X là

  • A FeCl3
  • B MgCl2
  • C CuCl2
  • D AlCl3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào màu sắc kết tủa của các hidroxit và tính tan của nó trong NaOH

Lời giải chi tiết:

3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl

2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ (trắng) + 2NaCl

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ (xanh) + 2NaCl

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ (trắng) + 3NaCl

=> có Mg(OH)2 và Al(OH)3 kết tủa trắng nhưng Al(OH)3 tan được trong NaOH dư. Do vậy dd X là MgCl2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Cho các chất: NaOH, NaHS, HNO3, (NH4)2CO3, Glyxin, Zn(OH)2, Al2(SO4)3. Có bao nhiêu chất trong số trên vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH

  • A 3                                       
  • B 4                                     
  • C 2                               
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

các chất vừa tác dụng với HCl và NaOH là các aminoaxit, các oxit lưỡng tính, hidroxit lưỡng tính; muối amoni của gốc axit yếu.

Lời giải chi tiết:

Chất trong số trên vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là NaHS, (NH4)2CO3, Glyxin, Zn(OH)2 → có 4 chất

PTHH : HCl + NaHS → NaCl + H2S                     NaHS + NaOH → Na2S + H2O

             2HCl + (NH4)2CO3 → 2NH4Cl + H2O +CO2                (NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2H2O + 2NH3

             NH2 – CH2 –C OOH + HCl → H3NCl –CH2 –COOH           

             H2N –CH2 –COOH + NaOH → H2N –CH2 –COONa + H2O

             Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

             Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Đáp án B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Cho các kim loại : Ba, Fe, K, Mg, Cu, Na, Ca, Zn, Al. Trong số trên có bao nhiêu kim loại là kim loại kiềm?

  • A 2
  • B 4
  • C 5
  • D 3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Kim loại kiềm là những kim loại nhóm IA

Lời giải chi tiết:

Kim loại là kim loại kiềm: K,Na → có 2 kim loại

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Kali nitrat được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là

  • A KNO2.
  • B K3PO4
  • C KNO3.
  • D KHCO3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tên một số gốc muối: NO2- (nitrit); NO3- (nitrat); PO43- (photphat); HCO3- (hidrocacbonat); …

Lời giải chi tiết:

Công thức của kali nitrat là KNO3.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây?

  • A  KNO3.  
  • B K2SO4.
  • C NaHCO3.
  • D BaCl2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Khi đốt NaCl trên ngọn lửa đèn cồn thu được ngọn lửa màu gì?

  • A Da cam. 
  • B Vàng tươi.       
  • C Đỏ thẫm.         
  • D Tím hồng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Cho dung dịch natri hiđroxit loãng vào dung dịch đồng (II) sunfat thì thấy

  • A xuất hiện kết tủa xanh.         
  • B  xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
  • C xuất hiện kết tủa trắng         
  • D xuất hiện kết tủa vàng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

Hiện tượng: thu được kết tủa xanh

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là:

  • A Điện phân dung dịch NaCl bằng dòng điện 1 chiều có màng ngăn 
  • B Cho Na và H2O  
  • C Cho Na2O và H2O      
  • D Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết điều chế NaOH trong công nghiệp

Lời giải chi tiết:

Trong công nghiệp, phương pháp điều chế NaOH là điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

PTHH: \(2NaCl + 2{H_2}O\buildrel {dpmn} \over\longrightarrow 2NaOH + C{l_2} + {H_2}\)

Đáp án A  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Người ta gọi NaOH là xút ăn da vì:

  • A  NaOH là bazơ mạnh có khả năng ăn mòn da 
  • B NaOH có tính oxi hóa mạnh
  • C NaOH lẫn tạp chất có khả năng ăn da
  • D NaOH chứa nguyên tố oxi có tính oxi hóa mạnh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

NaOH chứa nguyên tố oxi có tính oxi hóa mạnh

Lời giải chi tiết:

NaOH là bazơ mạnh có khả năng ăn mòn da nên được gọi là xút ăn da

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Cho sơ đồ sau: \(X\xrightarrow{dpnc}Na+...\) Hãy cho biết X có thể là chất nào sau đây?

  • A NaCl, NaNO3
  • B NaCl, Na2SO4
  • C NaCl, NaOH. 
  • D NaOH, NaHCO3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế kim loại kiềm.

Lời giải chi tiết:

+ A loại vì NaNO3 bị nhiệt phân tạo NaNO2

+ B loại vì Na2SO4 không bị nhiệt phân

+ C đúng

2NaCl \(\xrightarrow{dpnc}\) 2Na + Cl2

2NaOH \(\xrightarrow{dpnc}\) 2Na + O2 + H2

+ D loại vì NaHCO3 bị nhiệt phân thành Na2CO3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Cho phản ứng: (X) + 2NaOH → (Y) + Na2SO4. X có thể là:

  • A MgSO4         
  • B Mg(OH)2         
  • C BaSO4          
  • D  K2SO4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về phản ứng trao đổi.

Lời giải chi tiết:

Trong 4 đáp án, NaOH chỉ có thể phản ứng được với MgSO4

=> X là MgSO4

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Kim loại nào sau đây tan tốt trong nước dư ở điều kiện thường?

  • A Na.
  • B Al.
  • C Be.
  • D Mg.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Na là kim loại tan tốt trong nước ở điều kiện thường

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close