30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là

  • A Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
  • B Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
  • C Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
  • D Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong Bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế (sgk trang 41)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?

  • A Diện tích lưu vực các hệ thống sông khác nhau.
  • B Sông nhiều nước, giàu phù sa.
  • C Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • D Chế độ nước sông điều hòa quanh năm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nên chế độ nước sông cũng phân hóa theo mùa: mùa lũ – mùa cạn

=> nhận xét D không đúng

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nguyên nhân khiến đất Feralit có màu đỏ vàng do:

  • A Sự rửa trôi của bazo dễ tan như Ca+, K, M+
  • B Sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3)
  • C Sự tích tụ ôxit nhôm (Al2O3)
  • D Sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng của đất feralit (sgk trang 46)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đất Feralit ở nước ta thường bị chua vì

  • A có sự tích tụ nhiều Fe2O3.       
  • B quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
  • C mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan.    
  • D có sự tích tụ nhiều Al2O3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan làm đất chua (sgk trang 46)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là

  • A Tây Nguyên.      
  • B  Đông Bắc.  
  • C Bắc Trung Bộ.    
  • D Tây Bắc.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Bắc có vĩ độ cao, nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc, lại có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông làm gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nhất là khu vực Đông Bắc

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta?

  • A Các loài cận nhiệt đới.         
  • B Các loài cận xích đạo.
  • C Các loài ôn đới.     
  • D Các loài nhiệt đới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong giới sinh vật, thành phần  các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dâu. Động vật trong rừng là các loài chim thú nhietj đới, nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng... (sgk trang 46)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

  • A vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
  • B vị trí gần ba mặt giáp biển.
  • C hoạt động của gió phơn Tây Nam.        
  • D lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :

  • A Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
  • B Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
  • C Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
  • D  Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau, tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc, nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm (sgk trang 40-41), gió hoạt động thành từng đợt chứ không liên tục

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ là

  • A gió mùa Tây Nam cùng với Biển Đông
  • B gió Tây Nam cùng với bão
  • C gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới
  • D gió Đông Bắc cùng dải hội tụ nhiệt đới

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với giải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX cho Trung Bộ (sgk trang 42)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Biểu hiện không phải của địa hình xâm thực mạnh là

  • A hiện tượng đất trượt, đá lở.
  • B hình thành hang động cacxtơ ở vùng núi đá vôi.
  • C bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn.
  • D sự bồi tụ các đồng bằng ở hạ lưu sông.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự bồi tụ các đồng bằng ở hạ lưu sông là hệ quả của địa hình xâm thực mạnh chứ không phải là biểu hiện

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Gió có hướng Đông Bắc thổi ở phía nam dãy Bạch Mã vào mùa đông làm cho Nam Bộ, Tây Nguyên có mùa khô kéo dài thực chất là gió

  • A tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
  • B địa phương, thổi từ biển vào lục địa.
  • C mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia.
  • D mùa Đông Bắc bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã trở nên khô nóng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ Đà Nẵng trở vào, Tí phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chăn gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi đó Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô(gsgk trang 41)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh ở vùng

  • A đồng bằng nước ta.        
  • B ven biển nước ta.    
  • C đồi núi thấp nước ta.                
  • D núi cao nước ta.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta nằm

  • A ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều
  • B trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm
  • C hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của Mặt trời
  • D trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (tính chất nhiệt đới), trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á (tính chất gió mùa) và tiếp giáp biển Đông (tính chất ẩm)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Gió Phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Miền Trung Bộ có nguồn gốc từ

  • A áp cao chí tuyến nửa cầu Nam
  • B áp cao Bắc Ấn Độ Dương
  • C áp cao Nam Ấn Độ Dương
  • D áp cao cận Chí tuyến Nam Thái Bình Dương

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng - hiện tượng phơn

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Ngoài gió mùa, nước ta còn chịu tác động của một loại gió hoạt động quanh năm là

  • A gió tín phong
  • B gió biển     
  • C gió phơn tây nam
  • D gió tây ôn đới

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngoài gió mùa, nước ta còn chịu tác động của gió Tín phong bán cầu bắc thổi quanh năm (sgk Địa lí 12 trang 40)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Biểu hiện rõ nhất của địa hình xâm thực ở miền núi nước ta là

  • A bồi tụ      
  • B ngập úng
  • C đất trượt 
  • D lũ quét

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện rõ nhất của địa hình xâm thực ở nước ta những hiện tượng đất trượt, đá lở (sgk Địa lí 12 trang 45)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do

  • A chịu tác động thường xuyên của gió mùa 
  • B nằm gần Xích đạo, mưa nhiều
  • C địa hình chủ yếu là đồi núi thấp 
  • D tiếp giáp với biển Đông

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do tiếp giáp với biển Đông, nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, làm biến tính các khối khí qua biển. Mùa hè biển Đông cung cấp ẩm cho các khối khí, tạo nên mùa mưa, các cơn mưa mùa hạ làm dịu bớt thời tiết nóng bức. Mùa đông, gió mùa mùa đông qua biển trở nên ấm, ẩm hơn, gây mưa phùn cho đồng bằng Bắc Bộ, gây mưa cho duyên hải miền Trung…

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Lượng mưa trung bình năm của nước ta

  • A 2000 đến 3000mm.   
  • B 1500 đến 2000mm.
  • C từ 500 đến 1000mm.   
  • D  3500 đến 4000mm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Lượng mưa trung bình năm của nước ta khoảng từ 1500 đến 2000mm (sgk Địa lí 2 trang 40)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta có nguồn gốc từ

  • A áp cao Haoai.          
  • B áp cao Xibia.
  • C áp cao Nam Ấn Độ Dương.
  • D áp thấp Iran.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta có nguồn gốc từ áp cao Xibia (hình 9.1 sgk Địa lí 12 trang 41)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là

  • A áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
  • B áp cao XiBia
  • C khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương
  • D áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là từ Áp cao Xibia (hình 9.1 sgk Địa lí 12 trang 41)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động từ

  • A 1500 đến 2000mm.        
  • B 1700 đến 2000mm.     
  • C 1500 đến 3000mm
  • D 1600 đến 2000mm.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động từ 1500 đến 2000mm (sgk Địa lí 12 trang 40)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là:

  • A Từ tháng 5 – tháng 10.  
  • B Từ tháng 11 – 4 năm sau
  • C Từ tháng 4 – tháng  10. 
  • D  Từ tháng 4 – tháng 11 năm sau.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là Từ tháng 5 – tháng 10 (sgk Địa lí 12 trang 41)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, loại gió nào chiếm ưu thế từ Đà Nẵng trở vào?

  • A  Tín phong bán cầu Bắc.
  • B Gió mùa Đông Bắc
  • C Gió mùa Tây Nam
  • D Gió phơn Tây Nam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, loại gió Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế từ Đà Nẵng trở vào (sgk Địa lí 12 trang 41)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho khu vực nào của nước ta sau đây?

  • A Ven biển Trung Bộ.
  • B Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • C Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • D Bắc Bộ và Tây Bắc.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

 Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên (sgk Địa lí 12 trang 42)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nước ta có vị trí nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên

  • A khí hậu có hai mùa rõ rệt.
  • B thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
  • C có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
  • D có nhiều tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nước ta có vị trí nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thể hiện qua đặc điểm nào sau đây?

  • A Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
  • B Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
  • C Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đôngnam.
  • D Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thể hiện qua đặc điểm: sông ngòi dày đặc, Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao (sgk Địa lí 12 trang 45)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Vào đầu mùa hạ gió Tây Nam gây mưa ở vùng :

  • A Nam Bộ.                      
  • B Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • C Phía Nam đèo Hải Vân.
  • D Trên cả nước.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • A Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông
  • B Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
  • C Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
  • D Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, xâm thực mạnh ở đồi núi nên sông ngòi nước ta nhiều nước, già phù sa

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh tiêu biểu của khí hậu nóng ẩm nước ta hiện nay là :

  • A Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
  • B Rừng gió mùa thường xanh.
  • C Rừng gió mùa nửa rụng lá.   
  • D Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho vùng khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là

  • A áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
  • B áp cao XiBia
  • C khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương
  • D áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là từ Áp cao Xibia (hình 9.1 sgk Địa lí 12 trang 41)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close