30 bài tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Nguyên nhân nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ nước ta đến muộn hơn so với Bắc Bộ?

  • A Vị trí Nam Bộ xa chí tuyến Bắc và gần xích đạo hơn.
  • B Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.
  • C Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến Nam Bộ sớm hơn.
  • D Gió mùa Tây Nam kết thúc hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên đỉnh mưa chậm dần từ Bắc vào Nam, vì vậy tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ muộn hơn so với Bắc Bộ

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào

  • A chế độ mưa theo mùa     
  • B hướng dòng chảy
  • C đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua       
  • D độ dài các con sông

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguồn cung cấp nước sông trong lãnh thổ nước ta chủ yếu là nước mưa, vì vậy chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng tới chế độ nước sông, mùa mưa thường trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nguyên nhân đỉnh mưa của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do

  • A hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.
  • B hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão chậm dần từ Bắc vào Nam
  • C hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam.
  • D hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão chậm dần từ Bắc vào Nam mà đỉnh mưa cũng chậm dần từ Bắc vào Nam.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái địa hình đồi núi ta là

  • A xâm thực, bồi tụ.
  • B uốn nếp trong giai đoạn Tân kiến tạo.
  • C xâm thực, bào mòn.
  • D phong hóa trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái địa hình đồi núi ta là xâm thực, bào mòn.

- Xâm thực do nước ở vùng núi đá vôi tạo nên các hang động cac-xtơ; dòng chảy nước cũng tạo nên các khe rãnh, làm địa hình bị cắt xẻ…

- Gió thổ bào mòn đỉnh núi, tạo nên nhiều vùng đồi núi thấp, đỉnh tròn.(chủ yếu trong Cổ kiến tạo)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hiện tượng “phơn” khô nóng ở nước ta chủ yếu là do gió mùa tây nam gặp dãy núi?

  • A Tam Đảo   
  • B  Hoàng Liên Sơn 
  • C Trường Sơn    
  • D Bạch Mã

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn, trút hết ẩm phía sườn Tây dãy Trường Sơn. Khi tràn sườn Đông dãy Trường Sơn gió này trở lên khô nóng ( gió xuống núi 1000m nhiệt độ tăng 100C) gây hiện tượng phơn cho đồng bằng ven biển miền Trung

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam là do miền Bắc có

  • A lượng mưa lớn hơn
  • B mùa mưa kéo dài hơn.
  • C mưa phùn.        
  • D nhiều dãy núi cao đón gió

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vào giai đoạn mùa ít mưa hơn của cả nước (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), miền Bắc do gió mùa Đông Bắc đi qua biển gây mưa phùn, làm cho mùa khô bớt sâu sắc; trong khi miền Nam chịu tác động sâu sắc của gió Tín phong Bắc bán cầu khô, nóng nên lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam.

=> Chọn đáp án  C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp là:

  • A Thời tiết thất thường.
  • B Khí hậu phân mùa
  • C Khí hậu phân hóa giữa các vùng miền.
  • D Nhiệt ẩm cao, sâu bệnh phát triển

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta mang tính thất thường với nhiều thiên tai như bão lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương muối, sâu dịch bệnh…ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính bấp bênh.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vào mùa đông, miền Bắc nước ta vẫn còn có những ngày trời nắng, thời tiết ổn định nhiệt độ cao do hoạt động của loại gió nào sau đây?

  • A  Gió mùa Đông Bắc                                      
  • B Gió mùa Tây Nam
  • C  Tín phong bán cầu Bắc         
  • D Tín phong bán cầu Nam

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vào mùa đông, miền Bắc vẫn có những ngày trời nắng, thời tiết ổn định, nhiệt độ cao là do hoạt động của gió Tín phong Bán cầu Bắc

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn do

  • A địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
  • B địa hình nhiều đồi núi.
  • C hệ thống đồi núi có sự phân bậc rõ ràng.
  • D hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng và đồi núi thấp

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là do

  • A địa hình nhiều đồi núi.          
  • B ảnh hưởng của biển
  • C gió mùa mùa đông.     
  • D địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc. Địa hình nhiều đồi núi gây phân hóa thiên nhiên theo đai cao, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, ở nước ta có đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và cả đai ôn đới gió mùa trên núi với nhiệt độ quanh năm <150C. Đặc biệt vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ miền Bắc hạ thấp, có 2-3 tháng nhiệt độ <180C, không còn đáp ứng tiêu chuẩn nhiệt đới=> phá vỡ nền tảng nhiệt đới vào mùa đông

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đặc điểm nào ít gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác ở nước ta?

  • A Khí hậu phân mùa rõ rệt.
  • B Tính thất thường của thời tiết, khí hậu
  • C Chế độ nước sông phân mùa
  • D Chan hòa ánh nắng quanh năm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác ở nước ta là:

- Ý A: khí hậu phân mùa rõ rệt => mùa mưa gây ngập lụt hoặc mùa khô hạn hán kéo dài, thiếu nước => ảnh hưởng tới hoạt động của vận tải (đường sông, đường bộ), du lịch (sông nước) và các hoạt động khai thác khoáng sản…=> loại A

- Ý B: Thời tiết thất thường (mưa bão, lũ lụt, hạn hán…) => cản trở hoạt động vận tải, du lịch, khai thác và gây phá hoại cơ sở hạ tầng, công trình giao thông =>  loại B

- Ý C: Chế độ nước sông phân mùa , thất thường => ảnh hưởng trực tiếp đến vận tải đường sông => loại C

- Ý D: Khí hậu nhiệt đới, ánh nắng chan hòa quanh năm => hoạt động vận tải và khai thác, du lịch diễn ra bình thường, ít bị tác động, ảnh hưởng.

=> như vậy đặc điểm ánh nắng chan hòa quanh năm ít gây ảnh hưởng trực tiếp đến các các hoạt động vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác ở nước ta

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là

  • A Chế độ nước phân hóa theo mùa.
  • B  Quy định hướng sông là Tây Bắc – Đông Nam.
  • C Hệ thống sông ngòi dày đặc
  • D Quy định hướng sông là Tây – Đông

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là Quy định hướng sông là Tây Bắc – Đông Nam vì hướng núi, hướng nghiêng địa hình dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên sông cũng có hướng Tây Bắc – Đông Nam

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta.

  • A Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ nước ta bị hạ thấp
  • B Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc.
  • C Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ nước giảm dần từ nam ra Bắc.
  • D Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhận định không đúng khi nói về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta là Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc.

Vì gió mùa mùa đông làm nhiệt độ miền Bắc hạ thấp, biên độ nhiệt độ của miền Bắc lớn, trong khi miền Nam ít và hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông  nên vẫn nóng quanh năm, biên độ nhiệt thấp => Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam chứ không phải giảm dần từ Nam ra Bắc

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :

  • A Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
  • B Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam
  • C Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
  • D Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc, gió xuống núi trở lên khô nóng, gây hiện tượng phơn cho đồng bằng Bắc Bộ

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Biện pháp nông nghiệp đúng đắn ở các vùng đồi núi để phục hồi lớp phủ thực vật là:

  • A Tăng cường bảo vệ rừng
  • B Trồng rừng
  • C Nông – lâm kết hợp
  • D Khai thác mọi nguồn tài nguyên

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biện pháp nông nghiệp đúng đắn ở các vùng đồi núi để phục hồi lớp phủ thực vật là phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

Nông - lâm kết hợp là biện pháp canh tác trong đó cây hàng năm, cây bụi, cây thân thảo được trồng xung quanh hoặc xen giữa các cây trồng lâu năm, cũng có thể kết hợp đồng cỏ hoặc chăn nuôi.

VD. Trồng xen cây thuốc, cây nông nghiệp trong rừng trồng, rừng khoanh nuôi, trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp (mô hình SALT4)…

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Đồng Hới?

  • A Chế độ mưa phân hóa theo mùa.   
  • B Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất.
  • C Không có tháng nào nhiệt độ xuống thấp dưới 180C.   
  • D Biên độ nhiệt độ trong năm lớn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9 - biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Đồng Hới nhận thấy mùa mưa của Đồng Hới vào Thu Đông, còn nhiệt độ cao nhất vào những tháng mùa hè

=> nhận xét Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất là không đúng

=> đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Hiện tượng mưa phùn xảy ra ở đồng bằng sông Hồng là do?

  • A Gió mùa đông bắc      
  • B Gió mùa tây nam   
  • C Gió tín phong    
  • D gió phơn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Mùa mưa ở miển Nam dài hơn miền Bắc là do

  • A Miền Nam có vị trí địa lí gần khu vực xích đạo hơn
  • B Khoảng cách hài lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn hơn
  • C Hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam
  • D Sự lùi dần từ bắc vào Nam của dải hội tụ nhiệt đới

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mùa mưa ở miển Nam dài hơn miền Bắc là do Hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam, gió mùa Tây Nam cả đầu và cuối mùa hạ đều gây mưa lớn cho Nam Bộ

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho câu thơ:

" Trường Sơn đông, Trường Sơn tây

Bên nắng đốt, bên mưa bay"

( Sợi nhớ sợi thương- Thúy Bắc)

Các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết ở sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn trong câu thơ trên là

  • A gió phơn tây nam và gió mùa tây nam.
  • B tín phong bán cầu bắc và gió mùa đông nam.
  • C tín phong bán cầu bắc và gió phơn tây nam. 
  • D gió mùa đông nam và tín phong bán cầu bắc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương (gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn gây mưa cho Tây Trường Sơn => bên mưa bay), gió vượt qua dãy Trường Sơn tràn xuống đồng bằng ven biển miền Trung (Đông Trường Sơn) gây hiện tượng phơn khô nóng ( gió phơn Tây Nam) => Trường Sơn đông nắng đốt.

- Gió mùa Tây Nam giữa và cuối mùa hạ hoạt động mạnh cũng gây mưa lớn và kéo dài cho vùng đón gió ở sườn Tây Trường Sơn (khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ) => Trường Sơn tây mưa quây

=> Các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết ở sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn trong câu thơ trên là gió phơn tây nam và gió mùa tây nam

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Biên độ nhiệt trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam nước ta thấp hơn phía Bắc là do phần lãnh thổ này

  • A  Có vùng biển rộng lớn.
  • B chủ yếu là địa hình núi.
  • C Có vị trí ở gần xích đạo
  • D nằm gần chí tuyến Bắc

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do

  • A chế độ mưa thất thường.
  • B độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh
  • C sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng.
  • D  lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do nguồn cung cấp nước sông ở nước ta chủ yếu là nước mưa. Vì vậy, chế độ dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào chế độ mưa. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do chế độ mưa thất thường

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Ý nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất mùa của khí hậu?

  • A Chế độ nước theo mùa
  • B Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co, uốn khúc
  • C Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
  • D Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do sông ngòi nước ta có nguồn cung cấp nước chính từ nước mưa, vì vậy chế độ nước sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa. Khí hậu phân mùa, mùa mưa nguồn cung cấp nước sông dồi dào, lưu lượng nước sông lớn => mùa lũ của sông ngòi; mùa khô, nguồn cung cấp nước sông hạn chế, lưu lượng nước sông nhỏ => đây là mùa cạn của sông ngòi

=> Như vậy Chế độ nước theo mùa thể hiện tính chất mùa của khí hậu

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Lượng mưa ở Huế cao hơn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do ở Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố

  • A bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, gió tây nam.
  • B bão, áp thấp nhiệt đới; Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam.
  • C bão, áp thấp nhiệt đới; gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới.
  • D bão, áp thấp nhiệt đới; gió đông bắc, dải hội tụ nhiệt đới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Huế nằm ở khu vực ven biển miền Trung nước ta nên chịu tác động mạnh của bão, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ nhiệt đới. Đồng thời với vị trí đón gió hướng đông bắc từ biển thổi vào nên có lượng mưa lớn.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi không chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu

  • A lượng phù sa lớn.
  • B nhiều thác ghềnh.
  • C thủy chế theo mùa.
  • D tổng lượng dòng chảy lớn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sông ngòi nước ta chảy qua nền địa hình miền núi bị cắt xẻ mạnh nên lòng sông có nhiều thác ghềnh, nhiều đoạn sông ở thượng nguồn nước chảy xiết và uốn lượn => như vậy đặc điểm địa hình ảnh hưởng tới đặc điểm nhiều thác ghềnh của các con sông, khí hậu không quy định đặc điểm này của sông ngòi.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc là:

  • A đặc điểm độ cao địa hình và hướng của dãy núi
  • B vị trí địa lí giáp với Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ
  • C vị trí địa lí nằm gần chí tuyến Bắc
  • D hướng nghiêng của địa hình từ tây bắc xuống đông nam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình phần lớn là đồi núi thấp và vùng đồng bằng rộng lớn phía nam, địa hình với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo và có hướng mở rộng về phía bắc, đông bắc => tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng vào toàn bộ lãnh thổ của miền này.Đây là khu vực có mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp?

  • A  Vùng núi Tây Bắc nằm cách xa biển.
  • B Địa hình của  vùng chủ yếu núi thấp và trung bình.
  • C Vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc gió Tín phong bắc bán cầu.
  • D Do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn và các dãy núi giáp Lào.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp là do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, là bức chắn địa hình ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho vùng Tây Bắc bớt lạnh, mùa đông kết thúc sớm; các dãy biên giới Việt Lào là bức chắn địa hình, gây hiện tượng phơn đầu mùa hạ cho gió Tây Nam làm Tây Bắc có mùa hạ đến sớm

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của gió Tín Phong Bắc bán cầu đến khí hậu nước ta

  • A Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • B Gây mưa cho cả vùng Duyên Hải miền trung vào tháng 11,12.
  • C Hội tụ với gió mùa Tây Nam đầu mùa gây lũ tiểu mãn ở Miền Trung.
  • D Hội tụ với gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến Nam Bán cầu gây mưa cho cả nước

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK địa lí 12 cơ bản trang 41.

Lời giải chi tiết:

- Vào mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. -> A, B đúng.

- Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả nước. -> D đúng.

- Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng ven biển miền Trung. Do vậy nhận định gió Tín phong Bắc bán cầu kết hợp với gió mùa Tây Nam gây mưa tiểu mãn cho miền Trung là Sai -> C không đúng.

(Mưa tiểu mãn vào đầu mùa hạ ở miền Trung là do Tín phong Bắc bán cầu từ biển vào kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Vào mùa hạ hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của loại địa hình nào ?

  • A Dải đồng bằng hẹp ven biển.
  • B Dãy núi Trường Sơn Bắc.
  • C Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
  • D Dãy núi Bạch Mã.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vào mùa hạ hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của dãy núi Trường Sơn Bắc. Dãy này chạy theo hướng tây bắc – đông nam, vuông góc với hướng gió.

Chọn: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Việc sử dụng đất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không cần chú ý đến vấn đề nào?

  • A Xâm thực, xói mòn
  • B Bạc màu, giảm độ phì
  • C Đầm lầy hóa.
  • D Sa mạc hóa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng nóng cần chú ý hiện tượng sa mạc hóa, mưa nhiều dễ dẫn đến xói mòn rửa trôi ở vùng đồi núi, bạc màu, giảm độ phì ở vùng đồng bằng => loại đáp án A, B, D; lựa chọn đáp án C

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do

  • A vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
  • B vị trí địa lí gần trung tâm của gó mùa mùa đông.
  • C có địa hình chủ yếu là đổi và các vùng núi thấp.
  • D hướng vòng cung các dãy núi Đông Bắc hút gió.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do ở phía Đông Bắc có các cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) mở rộng về phía Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo nhưng một cánh quạt hút gió tạo nên mùa đông lạnh giá ở Đông Bắc và lạnh ở miền Bắc.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close