30 bài tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Nhân tố tạo nên thế mạnh đặc biệt về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác là

  • A  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.
  • B Địa hình đa dạng.
  • C Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng.
  • D Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhân tố tạo nên thế mạnh đặc biệt về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác là Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao nên có thể phát triển các cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trung du và miền núi Bắc bộ có nguồn thủy năng lớn là do?

 

  • A địa hình dốc và sông ngòi có lưu lượng nước lớn
  • B nhiều sông ngòi, mưa nhiều
  • C  đồi núi cao, mặt bằng rộng mưa nhiều
  • D  địa hình dốc, lắm thác ghềnh, nhiều phù sa

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc bộ có nguồn thủy năng lớn là do địa hình dốc và sông ngòi có lưu lượng nước lớn; chính địa hình dốc đã tạo nên thế năng cho dòng nước, là điều kiện để chuyển thế năng thành động năng quay tuabin phát điện; lưu lượng nước càng lớn thủy năng càng lớn

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

  • A Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều. 
  • B Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
  • C Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.    
  • D Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu là mạng lưới cơ sở chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng, dẫn đến việc hạn chế khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp; giá trị sản phẩm cây công nghiệp cũng bị hạn chế

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

 

  • A thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
  • B đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
  • C nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ. 
  • D phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác đụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng (sgk Địa lí 12 trang 148)

=> Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để

  • A sản xuất nông sản nhiệt đới.        
  • B đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
  • C nâng cao hệ số sử dụng đất.         
  • D nâng cao trình độ thâm canh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khí hậu của TDMNBB có đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh lại phân hóa theo đai cao nên vừa có thể phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, vừa có thể phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới vào mùa đông hoặc trên vùng núi cao như Sa Pa

=> Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người

  • A Chăm, Ba Na, Hoa
  • B Thái, Vân Kiều, Ê-đê
  • C Hrê, Nùng, M'nông            
  • D Tày, Nùng, Mông

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 16 – Dân tộc có thể xác định du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Tày, Nùng, Mông ( người Ba Na, Ê – đê, Hrê tập chung chủ yếu ở Tây Nguyên và phía Tây Duyên hải Nam Trung Bộ)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Dựa vào Atlat Việt Nam cho biết: Hai nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất Trung du miền núi Bắc Bộ là

  • A Uông Bí, Phả Lại        
  • B  Uông Bí, Ninh Bình
  • C Uông Bí, Na Dương
  • D Phả Lại, Na Dương

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat địa lí trang 22 để xác định nhà máy nhiệt điện có công suất lớn ở Trung du miền núi Bắc Bộ là Uông Bí, Na Dương

( chú ý: nhà máy điện Phả Lại tuy công suất lớn nhưng lại ở Hải Dương -> thuộc ĐBSH chứ không thuộc TDMNBB)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

  • A Có cửa ngõ giao lưu với thế giới
  • B Giáp hai vùng kinh tế, giáp biển
  • C Có biên giới chung với hai nước, giáp biển
  • D Có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi bắt đầu hoặc kết thúc của nhiều tuyến đường quan trọng nhưng không phải là nơi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước như Đồng bằng sông Hồng hay Đông Nam Bộ

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là:

  • A  Khí hậu toàn cầu nóng dần lên. 
  • B Độ dốc của địa hình lớn
  • C Lượng mưa ngày càng giảm sút.   
  • D Nạn du canh, du cư, phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực miền núi là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen du canh du cư; cùng với đó là nạn khai thác gỗ, rừng bừa bãi => tài nguyên rừng suy thoái nghiêm trọng

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?

  • A Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.
  • B  Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng
  • C Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.
  • D Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò sữa ở vùng. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng (do đời sống người dân cao), vùng gần ĐBSH có nhu cầu lớn về sữa cũng thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa của TDMNBB.

Ví dụ: vùng nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La.

=> CHỌN B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là

  • A Khí hậu lạnh hơn. 
  • B Khí hậu ấm và khô hơn ( trừ vùng núi cao)
  • C Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng ( trừ vùng núi cao)
  • D Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Bắc xa biển hơn so với vùng Đông Bắc nên lượng ẩm được cung cấp cũng hạn chế hơn; đồng thời, mùa Đông dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đầu mùa hạ lại chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam nên Tây Bắc có mùa đông đến muộn kết thúc sớm hơn Đông Bắc hay có thể nói là ấm hơn Đông Bắc (trừ vùng núi cao)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tây Bắc là vùng có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất cả nước ta do:

  • A Có dân số đông nhất.
  • B Có mật độ dân số thấp nhất
  • C Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ
  • D Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm nông

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng núi Tây Bắc là nơi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn yếu kém, nghèo nàn ở nước ta. Khu vực tập trung phần lớn các dân tộc ít người với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp với trình độ canh tác còn thấp => hiệu quả sản xuất không cao => thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do

  • A đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn.
  • B nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm.
  • C có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
  • D khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh do vậy thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây chè, các loại cây gia vị và cây thuốc quý: tam thất,  hồi, quế…)

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khó khăn lớn nhất trong khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A Thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
  • B Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao
  • C Thị trường tiêu thụ khó khăn
  • D  Thiếu máy móc thiết bị khai thác

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Địa lí 12 bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ, do đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản và do hạn chế trong điều kiện kinh tế xã hội nên khó khăn lớn nhất đó là đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do

 

  • A thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
  • B  thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô.
  • C thiếu quy hoạch, chưa mở rộng thị trường.
  • D thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn, ở đây chủ yếu là các cơ sở chế biến nông sản quy nhỏ, chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A khoáng sản phân bố rải rác 
  • B chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
  • C thời tiết diễn biến thất thường.
  • D địa hình dốc, giao thông khó khăn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là phần lớn các mỏ nằm sâu ở những vùng có địa hình núi hiểm trở, khó khai thác nên công tác khai thác đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

 => Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A giải quyết việc làm.
  • B ô nhiễm vùng lòng hồ.
  • C di dân tái định cư.
  • D môi trường thay đổi.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là môi trường. Các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là những công trình có quy mô lớn, trong quá trình xây dựng có tác động lớn đến cảnh quan môi trường xung quanh (thủy chế sông ngòi, các cánh rừng, địa hình, cấu trúc địa chất....)

=> Cần chú ý vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái xung quanh để tránh xảy ra các thiên tai không đáng có (lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn, động đất....)

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành chăn nuôi của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn chậm phát triển?

  • A Người lao động trình độ thấp.
  • B Thị trường tiêu thụ nhỏ bé.
  • C Thiếu các cơ sở chế biến.
  • D Giao thông vận tải khó khăn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngành chăn nuôi của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn chậm phát triển, nguyên nhân là do giao thông vận tải khó khăn, khiến việc vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị).

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
  • B phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
  • C trồng mới các giống cây cho năng suất cao.
  • D mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Trong khi đó, lợi thế sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng rất lớn, đặc biệt hơn các vùng khác. Việc phát triển công nghiệp chế biến sẽ nâng cao giá trị của saản phẩm, tạo thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán, xuất khẩu nông sản,…

Chọn: A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng?

  • A Chính sách phát triển kinh tế miền núi của Nhà nước.
  • B Lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất các ngành công nghiệp truyền thống.
  • C Vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng khác ở trong và ngoài nước.
  • D Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đadạng, nguyên nhân chủ yếu do tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Gồm những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nhiệt điện, chế biến lâm sản, lương thực thực phẩm…(SGK/145 Địa lí 12 cơ bản)

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A Tiếp giáp hai quốc gia (Trung Quốc, Lào) và hai vùng kinh tế.
  • B Là một vùng đồi núi, nhưng lại có vùng biển giàu tiềm năng.
  • C Mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế mở.
  • D Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trunng du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, hiểm trở khiến mạng lưới giao thông kém phát triển. Đây là hạn chế lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nhận định mạng lưới giao thông của vùng thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế mở là không đúng.

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

  • A góp phần giảm nhanh tỉ trọng cây lương thực.
  • B góp phần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
  • C giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
  • D hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có ý nghĩa trong việc góp phần giảm nhanh tỉ trọng cây lương thực.

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở TDMNBB gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, góp phần phát triển có hiệu quả nền nông nghiệp hàng hóa, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và hạn chế nạn du canh du cư.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển ngành chăn nuôi gia súc nhỏ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế.
  • B có một mùa đông lạnh và kéo dài.
  • C dịch bệnh còn xảy ra ở nhiều nơi.
  • D công nghiệp chế biến còn lạc hậu.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ ở Trung du miền núi Bắc Bộ là dịch bệnh còn xảy ra ở nhiều (dịch tả lợn)

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây đặc sản ở Trung du miền núi Bắc Bộ là:

  • A nâng cao chất lượng lao động, tăng cường vốn đầu tư.
  • B mở rộng thị trường, phát triển công nghiệp chế biến.
  • C phát triển thuỷ lợi, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm.
  • D mở rộng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do thị trường nhiều biến động và công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tiềm năng của vùng nên giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây đặc sản ở Trung du miền núi Bắc Bộ là mở rộng thị trường, phát triển công nghiệp chế biến.

Chọn: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế?

  • A Chính sách Nhà nước phát triển.
  • B  Giao lưu thuận lợi với các vùng.
  • C Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm.
  • D Nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế là do vùng này có tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng, từ khoáng sản, thủy điện đến tài nguyên du lịch, các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản,…

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Biện pháp quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A chú trọng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
  • B đẩy mạnh khai thác và chế biến khoáng sản.
  • C đầu tư và nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải.
  • D tăng cường phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ là đầu tư và nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải, đặc biệt là hệ thống đường bộ liên vùng, liên tỉnh.

=> Giao thông vận tải phát triển sẽ đẩy mạnh hoạt động giao lưu trao đổi hàng hóa giữa vùng núi phía Bắc với vùng đồng bằng hạ lưu (ĐBSH); đồng thời tạo sức hút lớn với các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của vùng, nhất là trong công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, các sản phẩm chăn nuôi…

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Khó khăn nào sau đây là chủ yếu gây cản trở việc mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây trồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A  Thời tiết cực đoan và thiếu nước vào mùa đông.
  • B Địa hình núi cao, hiểm trở và bị chia cắt mạnh.
  • C Nguồn lao động thiếu cả về số lượng, chất lượng.
  • D Sự thoái hóa về tài nguyên, ô nhiễm môi trường

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 32, trang 145-148, sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Trung du miền núi Bắc Bộ là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh,  khí hậu khắc nghiệt: thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, sương giá, sương muối; thiếu nước => chất lượng cây trồng thấp và hạn chế khả năng mở rộng sản xuất. Khó khăn chủ yếu: Thời tiết và khí hậu.
Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A địa hình chia cắt, giao thông khó khăn.
  • B nhiều mỏ có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác
  • C khí hậu diễn biến thất thường, địa hình dốc
  • D đòi hỏi đầu tư lớn, giao thông khó khăn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta (than, đồng, chì, thiếc, mangan,…) nhưng việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao. Đồng thời đây cũng là vùng có địa hình cao, chia cắt sâu gây khó khăn cho quá trình khai thác và vận chuyển khoáng sản.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do

  • A thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
  • B quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường.
  • C thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
  • D thiếu nước tưới, nhất là vào mùa khô.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 của nước ta lại có ngành chăn nuôi gia súc phát triển. Tuy nhiên, mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng, thiếu các cơ sở có quy mô lớn.

-> Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Ý nghĩa chủ yếu của phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A  tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.
  • B đẩy nhanh thay đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm.
  • C tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới.
  • D phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên hệ, vận dụng.

Lời giải chi tiết:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ. Việc phát triển kinh tế biển: khai thác thủy hải sản, du lịch biển và đặc biệt là giao thông vận tải biển sẽ giúp phát huy các nguồn lực và từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close