30 bài tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mức độ dễLàm bàiCâu hỏi 1 : Trung du miền núi phía Bắc có Đất hiếm phân bố chủ yếu ở
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, Đất hiếm phân bố chủ yếu ở Lai Châu (chú ý xem chú giải kí hiệu ở trang 3) => Chọn đáp án B Câu hỏi 2 : Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phát biểu đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau (sgk Địa lí 12 trang 145) => Chọn đáp án A Câu hỏi 3 : Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản,giao thông vận tải biển (có cảng nước sâu Cái Lân). => Chọn đáp án D Câu hỏi 4 : Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất rau ôn đới, hạt giống là thế mạnh nổi bật của địa phương nào sau đây?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất rau ôn đới, hạt giống là thế mạnh nổi bật của địa phương Sa Pa (Lào Cai).(sgk Địa lí 12 trang 148) => Chọn đáp án C Câu hỏi 5 : Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ý nghĩa không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là “Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng” vì thiên tai là 1 phần của tự nhiên, dù có sử dụng hợp lí tài nguyên , kinh tế phát triển thiên tai vẫn xảy ra => Chọn đáp án A Câu hỏi 6 : Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc có thế mạnh nổi bật hơn Tây Bắc về:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc có thế mạnh nổi bật hơn Tây Bắc về Khoáng sản năng lượng. Đông Bắc có các mỏ than ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, có thế mạnh hơn hẳn Tây Bắc => Chọn đáp án D Câu hỏi 7 : Ngành chăn nuôi lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ngành chăn nuôi lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu Cơ sở thức ăn được đảm bảo. Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơp cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng (sgk Địa lí 12 trang 149) => Chọn đáp án B Câu hỏi 8 : Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu do
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu do điều kiện sinh thái thích hợp, trâu khỏe , ưa ẩm, chịu rét giỏi, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng (sgk trang 148) => Chọn đáp án A Câu hỏi 9 : Cây dược liệu là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp.
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Cây dược liệu là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (sgk trang 107) => Chọn đáp án D Câu hỏi 10 : Khó khăn lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong phát triển chăn nuôi gia súc là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khó khăn lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong phát triển chăn nuôi gia súc là giao thông vận tải còn hạn chế. (sgk trang 148). Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng => Chọn đáp án B Câu hỏi 11 : Thế mạnh chủ yếu về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Thế mạnh chủ yếu về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là khí hậu có một mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu phân hóa đai cao, có đai cận nhiệt, ôn đới thích hợp trồng cây công nghiệp cận nhiệt ôn đới => Chọn đáp án D Câu hỏi 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng về mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phát biểu nào sau đây không đúng về mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khai thác rừng để lấy đất xây đô thị. Vì mục đích sử dụng tài nguyên đều hướng tới phát triển kinh tế, xã hội nhưng vẫn đảm bảo sự duy trì, bảo tồn các hệ sinh thái. Hơn nữa, TDMNBB là vùng có nhiều đồi núi,rừng không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn trong việc điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ, lũ quét, sạt lở đất... => Chọn đáp án D Câu hỏi 13 : Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta là khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh, thích hợp với cây chè => Chọn đáp án C Câu hỏi 14 : Nhân tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Nguồn khoáng sản phong phú nhất cả nước, tạo cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp, nhất là khai khoáng, công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất... => Chọn đáp án B Câu hỏi 15 : Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là có biên giới chung với hai nước (Lào và Trung Quốc) và giáp biển; đây là vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia... => Chọn đáp án B Câu hỏi 16 : Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nhân tố chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng là Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp phát triển => Chọn đáp án A Câu hỏi 17 : Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Theo sgk trang 145: Trung du miền núi Bắc Bộ gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình thuộc Tây Bắc, các tỉnh còn lại thuộc Đông Bắc, có thể sử dụng Atlat Địa lí để ghi nhớ và nhận diện các tỉnh của hai tiểu vùng => Chọn đáp án B Câu hỏi 18 : Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước (sgk Địa lí 12 trang 148) => Chọn đáp án C Câu hỏi 19 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh (sgk Địa lí 12 trang 147) => Chọn đáp án C Câu hỏi 20 : Tỉnh nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào Atlat trang 30 có thể thấy ngay Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc => Chọn đáp án B Câu hỏi 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Trung Quốc và Lào của nước ta là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Trung Quốc và Lào của nước ta là Điện Biên => Chọn đáp án A Câu hỏi 22 : Trung du miền núi Bắc Bộ có trữ năng thuỷ điện lớn nhất chủ yếu do
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Sông dài và dốc => thế năng lớn => động năng lớn => trữ năng thủy điện lớn => Chọn đáp án B Câu hỏi 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc ?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, tỉnh Yên Bái của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc (Yên Bái giáp Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang và không có biên giới chung với quốc gia láng giềng nào) => Chọn đáp án B Câu hỏi 24 : Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Bắc?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Kiến thức lớp 12 bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ, phần khái quát có nêu 4 tỉnh Tây Bắc và 11 tỉnh Đông Bắc. Cách 2 dựa vào Atlat trang 4-5, tỉnh nằm bên tả ngạn sông Hồng là Đông Bắc => chọn B Câu hỏi 25 : Các nhà máy thủy điện lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tính đến hiện nay là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Tra cứu Atlat trang 22 hoặc dựa vào kiến thức bài 32 lớp 12 thấy Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà là 3 nhà máy thủy điện lớn của miền Bắc. Chọn C Câu hỏi 26 : Các loại khoáng sản chính ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào kiến thức bài 32 lớp 12, tiềm năng khoáng sản của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ hoặc dựa vào Atlat trang 26 để tra cứu các loại khoáng sản có ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ => loại trừ các đáp án sai => Chọn A Câu hỏi 27 : Loại đất chiếm phần lớn diện tích ở Trung du miền núi Bắc Bộ là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trung du miền núi Bắc Bộ địa hình phần lớn là đồi núi nên loại đất đặc trưng là đất feralit trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, bài 32, lớp 12. => chọn C Câu hỏi 28 : Huyện đảo thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Huyện đảo thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ là Vân Đồn, đây là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh. Chọn: D. Câu hỏi 29 : Nhà máy nhiệt điện của trung du miền núi Bắc Bộ la
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nhà máy nhiệt điện của trung du miền núi Bắc Bộ là: Uông Bí Các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhà máy nhiệt điện Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau. Chọn: B. Câu hỏi 30 : Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Ví dụ: chè, mận, mơ đào, tam thất, thảo quả => Chọn D
|