30 bài tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên?

  • A Các cao nguyên badan xếp tầng.
  • B Thiếu nước trong mùa khô.
  • C  Có hai mùa mưa, khô rõ rệt.            
  • D Đất nâu đỏ đá vôi màu mỡ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên là  đất nâu đỏ đá vôi màu mỡ vì Tây Nguyên đặc trưng với đất feralit trên đá bandan và đất xám trên phù sa cổ (sgk trang 168 và Atlat trang 11)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ khác với Tây Nguyên là do sự khác nhau chủ yếu về

  • A điều kiện sinh thái nông nghiệp.      
  • B điều kiện giao thông vận tải.
  • C cơ sở vật chất kĩ thuật.      
  • D truyền thống sản xuất.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ khác Tây Nguyên chủ yếu do điều kiện sinh thái nông nghiệp của hai vùng khác nhau. Ví dụ, Trung du miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh thích hợp trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới; Tây Nguyên nóng quanh năm thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới…

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

  • A Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.
  • B Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
  • C Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
  • D Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa chủ yếu: Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Vì việc hình thành các vùng chuyên canh đã thu hút và đẩy hàng vạn lao động về đây.

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

  • A Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp.
  • B Đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường.
  • C Mở rộng thêm diện tích đất trồng trọt.
  • D Quy hoạch các vùng chuyên canh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh, cụ thể là đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn (các nông trường quốc doanh..) đối với các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…)

 =>  Biện pháp này giúp khai thác có hiệu quả các thế mạnh nổi bật nhất của vùng, sản xuất với quy mô lớn, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với cây công nghiệp ở Tây Nguyên.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí do

  • A sông chảy qua các cao nguyên xếp tầng.    
  • B  nhiều sông có tổng lưu lượng nước lớn.
  • C lòng sông dốc, tốc độ dòng chảy rất lớn.  
  • D tập trung nhiều hồ tự nhiên và nhận tạo.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí do sông chảy qua các cao nguyên xếp tầng nên có thể khai thác bậc thang thủy điện trên hệ thống các sông

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Yếu tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A mùa khô sâu sắc và kéo dài. 
  • B hay chịu ảnh hưởng của bão, sương muối.
  • C địa hình có sự phân bậc  
  • D đất bị xói mòn, bạc màu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Yếu tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là mùa khô sâu sắc và kéo dài, vì mùa khô sâu sắc thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên hiện nay là

  • A hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến
  • B phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
  • C  thay thế dần các loại cây năng suất thấp. 
  • D nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên hiện nay là hiện đại hóa công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm cây công nghiệp

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

  • A Mở rộng thêm diện tích trồng trọt.   
  • B Đẩy mạnh chế biến sản phẩm.
  • C Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.                    
  • D Quy hoạch các vùng chuyên canh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên là đẩy mạnh chế biến sản phẩm, vì chỉ thông qua chế biến, sản phẩm cây công nghiệp mới có giá trị cao hơn, bảo quản được lâu hơn, mang lại giá trị kinh tế to lớn hơn so với xuất khẩu thô

=> Chọn đáp án B

Chú ý từ khóa “nâng cao giá trị sản xuất“ để lựa chọn đáp án phù hợp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là

  • A Nhà ngục Kon Tum.    
  • B  Nhà Rông
  • C Lễ hội già làng.     
  • D Không gian văn hóa Cồng chiêng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là không gian văn hóa cồng chiêng

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?

  • A Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.
  • B Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.
  • C Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
  • D Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên có đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng cây công nghiệp lâu năm (sgk Địa lí 12 trang 168). Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Khí hậu mang tính cận xích đạo, 2 mùa mưa khô rõ rệt; mùa mưa cung cấp nước tưới cho vùng chuyên canh, mùa khô thuận lợi cho phơi sấy bảo quản sản phẩm

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên phải trên cơ sở

  • A bảo vệ rừng, phát triển thủy lợi.
  • B bảo vệ rừng, thay đổi cơ cấu cây trồng.
  • C cải tạo đất, phát triển thủy lợi.
  • D cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Rừng ở Tây Nguyên có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái của chính vùng và hạ lưu phía dưới (Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên). Ngoài ra, Tây Nguyên có mùa khô kéo dài sâu sắc nên nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng.

=> Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên phải trên cơ sở bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi để tránh những hậu quả xấu tới tài nguyên, môi trường sinh thái (SGK/179, địa lí 12 cơ bản).

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là

  • A Tình trạng cháy rừng vào mùa khô ngày càng nghiêm trọng
  • B Công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn
  • C Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên
  • D Các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nghiêm trọng lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của nhiều loài....Ngoài ra, mùa khô kéo dài cũng làm tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của vùng Tây Nguyên không phải

  • A  cà phê, cao su, chè. 
  • B dâu tằm, hồ tiêu.
  • C cây công nghiệp dài ngày.        
  • D đậu tương, mía, thuốc lá.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của Tây Nguyên chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm mà đậu tương, mía, thuốc là đều là cây công nghệp hằng năm. Xem Atlat trang 19 cũng nhận thấy Tây Nguyên hầu như không trồng mía, thuốc lá

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho bảng số liệu sau đây:

Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2002

(Đơn vị: nghìn ha)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A Biểu đồ miền     
  • B Biểu đồ cột
  • C Biểu đồ tròn    
  • D Biểu đồ đường

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sử dụng kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu 2 đối tượng trong cùng 1 năm là biểu đồ tròn

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.
  • B thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
  • C qũy đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
  • D độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là thiếu nước vào mùa khô, không có nước cho tưới tiêu do mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ý nào sau đây đúng nhất khi nói về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên?

  • A Thu hút lao động từ các vùng khác đến.
  • B Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế vườn.
  • C Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và xuất khẩu.
  • D Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở tây nguyên, phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao năng suất sản phẩm vừa tạo ra nhiều việc làm cho người dân => khai thác hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp Tây Nguyên.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là

 

  • A truyền thống sản xuất của dân cư.
  • B điều kiện về địa hình.
  • C đặc điểm về đất đai và khí hậu.   
  • D trình độ thâm canh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là đặc điểm đất đai và khí hậu. Trong khi  Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất feralit trên đá vôi và khí hậu mang tính cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh, rất thích hợp trồng các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, trẩu, sở, hồi... Thì Tây Nguyên có đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo, thích hợp với các cây trồng nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là

  • A đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ.
  • B ngăn chặn nạn cháy rừng và chặt phá rừng bừa bãi.
  • C khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi trồng rừng mới.
  • D đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả nước => ngành lâm sản cũng phát triển mạnh nhất nhưng chủ yếu là khai thác và xuất khẩu gỗ tròn => hiệu quả chưa cao.

=> Vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là: Đẩy mạnh các nhà máy chế biến gỗ tại chỗ và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới (chè) nhờ có:

  • A có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. 
  • B đất đỏ bazan thích hợp.
  • C khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao.
  • D địa hình chủ yếu là các cao nguyên

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở Tây Nguyên nhờ có điều kiện khí hậu cận xích đạo, nền nhiệt cao thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…). Mặt khác, trên các cao nguyên có độ cao lớn (trên 1000m) khi hậu có sự phân hóa theo độ cao -> hình thành đai khí hậu cận nhiệt đới thuận lợi cho  phát triển cây cận nhiệt (chè), Ví dụ: trên cao nguyên Lâm Viên.

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Thuỷ điện ở Tây Nguyên khác với thuỷ điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ là:

  • A công suất nhỏ hơn và số lượng nhà máy ít hơn.
  • B ít nhà máy hơn và được xây thành các bậc thang thuỷ điện.
  • C số lượng nhà máy nhiều hơn nhưng công suất nhỏ hơn.
  • D công suất lớn hơn và xây dựng thành các bậc thang thuỷ điện.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên tuy có nhiều thủy điện song do sông không lớn nên công suất thường nhỏ, nhà máy lớn nhất là Yaly 720MW, trong đó Trung du miền núi Bắc Bộ tuy ít nhà máy song công suất lại lớn, Sơn La là nhà máy lớn nhất, công suất 2400MW.

 => Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Biện pháp không chính xác trong bảo vệ tài nguyên rừng ở Tây Nguyên là:

  • A Đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn
  • B Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng
  • C Khai thác đi đôi với khoanh nuôi, trồng mới
  • D Ngăn chặn nạn chặt phá rừng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đẩy mạnh chế biến gỗ là biện pháp nâng cao hiệu quả của ngành khai thác lâm sản ở Tây Nguyên, không phải biện pháp bảo vệ rừng.

 =>Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ:

  • A việc tăng cường nguồn lao động về số lượng và chất lượng
  • B việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường
  • C nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh
  • D điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở Tây Nguyên, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

Việc tăng cường cơ sở hạ tầng sẽ giúp thu hút đầu tư, cải thiện các nhà máy, cơ sở chế biến của vùng. Mặt khác mở rộng thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo đầu ra thuận lợi cho các sản phẩm nông sản của vùng -> kích thích quá trình sản xuất.

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ không nhằm mục đích:

  • A đẩy mạnh giao lưu với Đông Nam Bộ
  • B  giúp cho vùng mở cửa hơn nữa với các nước trên thế giới
  • C mở rộng vùng hậu phương các cảng
  • D nâng cao vai trò quan trọng của vùng trong quan hệ với Tây Nguyên

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung Bộ góp phần mở cửa giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới qua đường biển, mở rộng vùng hậu phương cung cấp nguyên nhiên liệu của Tây Nguyên từ đó nâng cao vai trò, vị thế của vùng duyên hải với Tây Nguyên.

Để thúc đẩy giao lưu với Đông Nam Bộ phải phát triển các tuyến đường Bắc – Nam, phát triển các tuyến đường ngàng không nhằm mục đích thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Tác động không chính xác của việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng là:

  • A Ngăn chặn nạn phá rừng
  • B Tạo ra tập quán lao động sản xuất mới cho đồng bào dân tộc
  • C Thu hút lao động từ các vùng khác về Tây Nguyên
  • D Tăng thu nhập cho người nông dân

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc mở rộng diện tích vùng chuyên canh ở Tây Nguyên ở một số nơi đã lấn vào đất rừng nên hình thành vùng chuyên canh không có vai trò đối với việc giữ gìn và bảo vệ diện tích rừng của Tây Nguyên

=> chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh tương đồng về

  • A phát triển chăn nuôi gia súc.
  • B khai thác tài nguyên khoáng sản.
  • C khai thác lâm sản.
  • D trồng cây công nghiệp lâu năm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh tương đồng về trồng cây công nghiệp lâu năm: đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích đạo gió mùa, địa hình cao nguyên, bán bình nguyên thích hợp chuyên môn hóa cây công nghiệp.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A sử dụng hợp lý tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa 
  • B nâng cao trình độ của lao động, bảo vệ môi trường.
  • C hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.
  • D tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 37 – trang 170 sgk Địa 12

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là: góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị (cà phê, hồ tiêu, điều…), mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Tuyến đường quan trọng nối liền các tỉnh thuộc Tây Nguyên là:

  • A Đường số 1A
  • B Đường số 24
  • C Đường số 14
  • D Đường số 51

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tuyến đường quan trọng nối liền các tỉnh thuộc Tây Nguyên là quốc lộ 14. Quốc lộ 14 dài 980 km, là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau và nối Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Quốc lộ 14 chạy qua địa phận các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.

Chọn: C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Nhân tố tự nhiên tác động chính đến việc phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè…) của Tây Nguyên là

  • A khí hậu và địa hình.
  • B khí hậu và sinh vật.
  • C khí hậu và đất đai.
  • D khí hậu và sông ngòi

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nắng nóng quanh năm, ở vùng núi cao khí hậu mang tính cận nhiệt đới mát mẻ kết hợp với tài nguyên đất badan màu mỡ phân  bố trên các cao nguyên  rộng lớn;  => thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có ngồn gốc nhiệt (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…) .

- Ngoài ra trên các cao nguyên có độ cao trên 1000m, khí hậu phân hóa và hình thành đai cận nhiệt đới -> thích hợp cho canh tác cây chè (Lâm Đồng).

=> Khí hậu và đất đai là hai nhân tố tự nhiên tác động chính đến sự phát triển phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Tây Nguyên có thể thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là do:

  • A thị trường tiêu thụ rộng, công nghiệp chế biến nhiều.
  • B đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng.
  • C có nhiều cao nguyện xếp tầng, khí hậu cận xích đạo.
  • D đất đai phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở Tây Nguyên đất đai, đặc biệt là đất badan màu mỡ tập trung trên các cao nguyên với diện tích rộng lớn. Sự phân bố tập trung trên những mặt bằng cao nguyên rộng lớn là điều kiện để thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là các cây công nghiệp cà phê, cao su, điều,…

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là

  • A đặc điểm về địa hình và nguồn nước
  • B cơ sở hạ tầng và trình độ thâm canh.
  • C truyền thống sản xuất của dân cư.
  • D đặc điểm về đất đai và khí hậu.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do sự khác biệt về đặc điểm về đất đai, khí hậu mà sản phẩm nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ (cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới; chăn nuôi trâu phát triển), khác với Tây Nguyên (chủ yếu cây nhiệt đới, chăn nuôi bò).

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close