30 bài tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên mức độ dễ

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Nhận định nào dưới đây đúng về vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên

  • A tiếp nối các cao nguyên phía nam Lào, phía đông nam giáp Campuchia
  • B là vùng duy nhất không giáp biển, có vị trí chiến lược quan trọng
  • C  phía tây và tây bắc giáp Lào, Campuchia, có đường biên giới dài nhất nước ta
  • D có đường biên giới dài nhất nước ta, là cửa ngõ thông ra biển của Lào và Campuchia

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 167 và Atlat Địa lí trang 4-5, Tây Nguyên là vùng duy nhất không giáp biển, giáp với cả 2 nước Đông Dương, có địa thế cao, có vị trí chiến lược quan trọng

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

  • A Hồ tiêu trồng nhiều nhất ở Kon Tum và Lâm Đồng
  • B Chè có diện tích lớn nhất ở Lâm Đồng
  • C Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk
  • D Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai và Đắk Lắk 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là Hồ tiêu trồng nhiều nhất ở Kon Tum và Lâm Đồng vì theo Atlat trang 19, cả Kon Tum và Lâm Đồng đều không có kí hiêu cây hồ tiêu

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông

  • A

    Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai.   

  • B Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc
  • C Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng.   
  • D Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 167 và Atlat trang 22 – Công nghiệp năng lượng, Trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai (sgk Địa lí 12 trang 176)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Loại khoáng sản có trữ lượng hàng tỉ tấn ở Tây Nguyên là:

  • A Crôm.     
  • B Mangan
  • C Sắt.    
  • D Bôxit.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 167, Tây Nguyên không nhiều tài nguyên khoáng sản, có riêng bôxit có trữ lượng lớn hàng tỉ tấn

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

  • A Mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.
  • B Quĩ đất dành cho trồng cây công nghiệp lâu năm ngày càng thu hẹp.
  • C Độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa
  • D Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, thiếu nước cho tưới tiêu, việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém(sgk Địa lí 12 trang 168)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên?

  • A Là vùng thưa dân cư nhất nước ta
  • B Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
  • C Nhiều lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.
  • D Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ người chưa biết đọc biết viết còn cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 167, Tây Nguyên còn thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do

  • A sự hạn chế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở vật chất.
  • B có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động nhưng thiếu vốn, kĩ thuật.
  • C lao động có kinh nghiệm nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế.
  • D tài nguyên phong phú nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do những hạn chế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở vật chất.

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là

  • A Lai Châu.    
  • B Quảng Ninh.   
  • C Điện Biên.   
  • D Kon Tum.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là Kon Tum

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều chuyên môn hóa cây chè chủ yếu do

  • A lao động có kinh nghiệm.     
  • B  khí hậu cận nhiệt đới do phân hóa đai cao.
  • C nhu cầu thị trường lớn.   
  • D  có một mùa đông lạnh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều chuyên môn hóa cây chè chủ yếu do Trung du miền núi Bắc Bộ có 1 mùa đông lạnh và cả 2 vùng đều là vùng đồi núi, khí hậu phân hóa đai cao, chè có thể được trồng trên đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tỉnh nào không thuộc Tây Nguyên

  • A Lâm Đồng   
  • B Gia Lai    
  • C Bình Phước          
  • D Kom Tum

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bình Phước thuộc Đông Nam Bộ chứ không thuộc Tây Nguyên (Atlat trang 28-29)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

  • A thay đổi giống cây trồng.
  • B xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
  • C năng cao chất lượng đội ngũ lao động.
  • D phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. Vì phát triển công nghiệp chế biến cho phép nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cây công nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đầu ra của sản phẩm đảm bảo góp phần lớn vào việc phát triển cây công nghiệp lâu năm

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên đó là?

  • A Cao su
  • B Chè     
  • C Cà phê
  • D Điều

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kiến thức bài 25, hướng chuyên môn hóa của các vùng nông nghiệp, Tây Nguyên chiếm diện tích số 1 về cà phê của cả nước; hoặc dựa vào atlat trang 18,19 thấy cây cà phê phổ biến nhất ở Tây Nguyên

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Vùng Tây Nguyên trồng được các cây có nguồn gốc cận nhiệt khá thuận lợi là do

  • A có một mùa đông lạnh nhiệt độ hạ thấp.  
  • B khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
  • C có các cao nguyên cao trên 1000 m. 
  • D  có đất ba dan giàu dinh dưỡng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng Tây Nguyên trồng được các cây có nguồn gốc cận nhiệt khá thuận lợi là do có các cao nguyên cao trên 1000 m, khí hậu bị phân hóa theo độ cao, có đai cận nhiệt gió mùa trên núi, mát mẻ, thích hợp với cây cận nhiệt

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là

  • A than.
  • B sắt.
  • C Bô-xít.
  • D đồng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên có trữ lượng bôxit lớn nhất cả nước (khoảng 3 tỉ tấn). Đây là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của vùng.

Chọn: C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?

  • A  Sử dụng cho mục đích du lịch.       
  • B Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
  • C Phát triển rừng.     
  • D Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên là phát triển rừng vì để xây dựng hồ thủy điện phải phá bỏ một diện tích rừng khá lớn, làm suy giảm diện tích rừng. Các ý nghĩa còn lại đều là ý nghĩa của các hồ thủy điện, công trình thủy điện (sgk Địa lí 12 trang 173)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cà phê chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây ở Tây Nguyên?

  • A Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
  • B Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
  • C Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông.
  • D

    Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cà phê chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Gia Lai, Kom Tum và Lâm Đồng. (SGK/168 Địa 12)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nhận định nào sau đây đúng với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

  • A  Diện tích trồng cây công nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh.
  • B Là vùng trồng cao su và chè lớn nhất cả nước
  • C Chủ yếu là cây nhiệt đới, ngoài ra có một số cây cận nhiệt đới.
  • D  Chủ yếu là cây hàng năm, ngoài ra còn có một số cây lâu năm.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhận định đúng với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là vùng trồng chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra có một số cây cận nhiệt đới như chè.

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Tây Nguyên là

  • A Xrê Pôk.
  • B Xê Xan.
  • C Đồng Nai.
  • D Yaly

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Tây Nguyên là Yaly (720MW)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tây Nguyên có thể phát triển được cây chè là do

  • A  đất badan màu mỡ, diện tích rộng.    
  • B có các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ.
  • C  không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc    
  • D có nguồn nước phong phú.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên có thể phát triển được cây chè là do có các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ do phân hóa đai cao, thích hợp với cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trữ năng thủy điện của Tây Nguyên tập trung trên các hệ thống sông:

  • A Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai.
  • B Đà Rằng, Thu Bồn, Xê Xan.
  • C Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng.
  • D Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 37, trang 172 sgk Địa 12

Lời giải chi tiết:

Trữ năng thủy điện của Tây Nguyên tập trung trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai.

- Trên hệ thống sông Xê Xan: có thủy điện Yaly và 4 bậc thang thủy điện Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Pây Krông với tổng công suất khoảng 1500 MW.

- Trên hệ thống sông Xrê Pôk: 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất trên 600 MW.

- Trên hệ thống sông Đồng Nai: có thủy điện Đại Ninh, Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa quan trọng nào sau đây về mặt kinh tế?

  • A  Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các loại nông sản.
  • B Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo sự an toàn cân bằng sinh thái.
  • C Góp phần điều chỉnh sự phân bố dân cư và lao động trên địa bàn cả nước
  • D Thu hút lao động tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế là Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các loại nông sản.

=> Chọn đáp án A

Chú ý: B, C, D là các ý nghĩa về mặt môi trường và xã hội

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên là:

  • A Nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước tưới dồi dào.
  • B Nhiều các cao nguyên xếp tầng bề mặt tương đối bằng phẳng.
  • C Đất badan màu mỡ, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung.
  • D Khí hậu ổn định quanh năm nhiệt độ cao, mưa phân mùa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 37, trang 168 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên là đất badan màu mỡ, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên nước ta, điều quan tâm nhất là

  • A đầu tư các nhà máy chế biến.    
  • B tăng cường hợp tác với nước ngoài.
  • C  xây dựng mạng lưới giao thông.     
  • D bảo vệ rừng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên nước ta, điều quan tâm nhất là vấn đề bảo vệ rừng, đảm bảo độ che phủ rừng, tránh hiện tượng phá rừng để trồng cây công nghiệp nhất là các vùng đất dốc để hạn chế hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất đai, góp phần điều hòa nguồn nước

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Tây Nguyên có nét tương đồng Trung du miền núi Bắc Bộ trong thế mạnh phát triển ngành công nghiệp:

  • A Luyện kim đen.
  • B Hóa chất
  • C Sản xuất vật liệu xây dựng.
  • D Thủy điện.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 32 trang 146 và bài 37 trang 172 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên có nét tương đồng với Trung du miền núi Bắc Bộ trong thế mạnh phát triển ngành công nghiệp thủy điện.

- Trung du miền núi Bắc Bộ: tiềm năng thủy điện tập trung trên hệ thống sông Hồng (1/3 trữ năng thủy điện cả nước)

- Tây Nguyên: tiềm năng thủy điện tập trung trên hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk và sông Đồng Nai.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Điều kiện tự nhiên không thuận lợi đề phát triển cây cafe ở Tây Nguyên là:

  • A Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm
  • B Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng.
  • C Đất badan màu mỡ, tầng phong hóa sâu.
  • D Mùa khô sâu sắc kéo dài từ 4 – 5 tháng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 37, trang 168 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Điều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên là mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng khiến mực nước ngầm hạ thấp, việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại cho hoạt động tưới tiêu sản xuất cây cà phê.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Tỉnh nào có diện tích trồng chè lớn nhất nước?

  • A Kon Tum.     
  • B Lâm Đồng.   
  • C Thái Nguyên
  • D Đăk Lăk

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 168, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Nhận định không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên là:

  • A Là vùng thưa dân cư nhất nước ta
  • B Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
  • C Nhiều lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.
  • D Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ biết chữ còn thấp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên trang 167 sgk Địa lí 12.

Lời giải chi tiết:

Điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, vùng còn thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật.

=> Nhận định vùng có nhiều lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật là không đúng.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên?

  • A Đất đai màu mỡ
  • B Khí hậu đa dạng, rừng còn nhiều
  • C Nhiều tài nguyên khoáng sản
  • D Trữ năng thủy điện tương đối lớn

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 167, Tây Nguyên không nhiều tài nguyên khoáng sản

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến
  • B phát triển vùng chuyên canh quy mô lón.
  • C mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh.
  • D đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 37, trang 170 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là: đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • B tăng cao khối lượng nông sản.
  • C sử dụng hợp lí các tài nguyên.
  • D nâng cao đời sống người dân.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên (SGK Địa 12 trang 170).

=> CHỌN C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close