30 bài tập Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễLàm bàiCâu hỏi 1 : Theo hệ thống Véc xai- Oa sinh tơn, các nước tư bản................thu được nhiều lợi lộc
Đáp án: A Lời giải chi tiết: (Sgk trang 59) Với hệ thống Vécxai – Oasnhtơn, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, phản ánh tương quan lực lương mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Mĩ, Pháp, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Chọn đáp án: A Câu hỏi 2 : Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk trang 60) Nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tinh quốc tế đầu tiên – được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên. Chọn đáp án: C Câu hỏi 3 : Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk trang 61) Tháng 10-1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, châm dứt thời kì ổn đinh và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Chọn đáp án: C Câu hỏi 4 : Hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn được diễn ra lần lượt vào các khoảng thời gian nào?
Đáp án: A Lời giải chi tiết: (Sgk trang 59) Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bìn ở Vécxai (1919 – 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 – 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Chọn đáp án: A Câu hỏi 5 : Một bên là Mĩ, Anh ,Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của
Đáp án: D Lời giải chi tiết: (Sgk trang 62) Sự xung đột và chạy đua vũ trang giữa hai khối nước đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới (chiến tranh thế giới thứ hai) Chọn đáp án: D Câu hỏi 6 : Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của các nước Anh , Pháp, Mĩ như thế nào?
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 62) Các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành các cải cách kinh tế -xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí và tổ chức sản xuất. Chọn đáp án: B Câu hỏi 7 : Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của các nước Đức , Italia , Nhật Bản là:
Đáp án: A Lời giải chi tiết: (Sgk trang 62) Các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản tìm lối thoát bằng hình thức thống trị mới là thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Chọn đáp án: A Câu hỏi 8 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra trầm trọng nhất vào thời gian nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: (Sgk trang 61) Lời giải chi tiết: Tháng 10 năm 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nền nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Chọn đáp án: C Câu hỏi 9 : Những nước nào sau đây thuộc khối Liên minh được hình thành vào cuối thế kỉ XIX?
Đáp án: D Phương pháp giải: Sgk 11 trang 32 Lời giải chi tiết: Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và Italia thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh, Sau này, Italia rời khỏi Liên minh (1915) chống lại Đức. Chọn đáp án: D Câu hỏi 10 : Mục đích của Hội nghị Hòa bình Vécxai (1919 – 1920) và Oasinh tơn (1921 - 1922) là
Đáp án: A Phương pháp giải: Sgk 11 trang 59. Lời giải chi tiết: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 - 1920) và Oa - sinh - tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Chọn đáp án: A Câu hỏi 11 : Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là trật tự
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk 11 trang 59. Lời giải chi tiết: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922) để kí kết hòa ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua văn kiện được kí ở Vecxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. Chọn đáp án: A Câu hỏi 12 : Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk trang 59. Lời giải chi tiết: Trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận. Chọn đáp án: B Câu hỏi 13 : Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là
Đáp án: C Phương pháp giải: Sgk trang 60. Lời giải chi tiết: Hội Quốc liên – tổ chức chính tị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên. Chọn đáp án: C Câu hỏi 14 : Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk trang 61. Lời giải chi tiết: Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực kinh tế. Chọn đáp án: B Câu hỏi 15 : Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích:
Đáp án: C Phương pháp giải: sgk trang 60. Lời giải chi tiết: Nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tinh quốc tế đầu tiên – được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên. Chọn đáp án: C Câu hỏi 16 : Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập đó là
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 62. Lời giải chi tiết: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làn cho quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chọn đáp án: A Câu hỏi 17 : Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 61. Lời giải chi tiết: Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vản tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Chọn đáp án: A Câu hỏi 18 : Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 5, suy luận. Lời giải chi tiết: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oa – sinh – tơn (1921 – 1922) đã kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. => Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình đươc tổ chức sau chiến tranh thế giới thứ hai là để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận. Chọn đáp án: A Câu hỏi 19 : “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì
Đáp án: D Phương pháp giải: sgk trang 59, suy luận. Lời giải chi tiết: Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng ngay giữa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế, quan hệ giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng mạnh. Chọn đáp án: D Câu hỏi 20 : Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 60, suy luận. Lời giải chi tiết: Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên. => Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên (Hội Quốc liên) là duy tri trật tự thế giới mới. Chọn đáp án: A Câu hỏi 21 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do
Đáp án: C Phương pháp giải: suy luận. Lời giải chi tiết: Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. => Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là việc sản xuất ồ ạt “cùn” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929. Chọn đáp án: C Câu hỏi 22 : Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk trang 61, loại trừ. Lời giải chi tiết: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm: - Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. - Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. - Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. - Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước. Chọn đáp án: B Câu hỏi 23 : Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là
Đáp án: C Phương pháp giải: sgk trang 62, suy luận. Lời giải chi tiết: Các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Đó là định nghĩa về chủ nghĩa phát xít. Chọn đáp án: C Câu hỏi 24 : Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là
Đáp án: D Phương pháp giải: sgk trang trang 62, suy luận. Lời giải chi tiết: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. => Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chọn đáp án: D Câu hỏi 25 : Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là
Đáp án: B Phương pháp giải: phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Do là những nước không có hoặc có rất ít thuộc địa, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. => Quan hệ giữa các cường quốc có sự chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chọn đáp án: B Câu hỏi 26 : Ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, dấu hiệu chứng tỏ quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng là
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk 11 trang 32, suy luận. Lời giải chi tiết: Ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ X, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đây là dấu hiệu chứng tỏ quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng. Chọn đáp án: A Câu hỏi 27 : Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động gì đến quan hệ ngoại giao giữa các cường quốc tư bản?
Đáp án: C Phương pháp giải: sgk 11 trang 62, suy luận. Lời giải chi tiết: Có hai con đường giải quyết khngr hoảng kinh tế (1929 – 1933) của các nước tư bản: - Mĩ, Anh, Pháp: tiến hành cải cách kinh tế - xã hội. - Đức, Italia, Nhật Bản: thiết lập chế độ độc tài phát xít. => Quan hệ giữa các nước tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chọn đáp án: C Câu hỏi 28 : Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỉ XX là
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk 12 trang 98, suy luận. Lời giải chi tiết: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới => Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Chọn: B Câu hỏi 29 : Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 61, suy luận. Lời giải chi tiết: - Cuôc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới: Sản xuất công nghiêp toàn thế giới giảm 38%, Mĩ giảm 46%; 13.000 công ti bị phá sản; hàng triệu hécta cây trồng bị phá bỏ, riêng ở Mĩ có 75% nông trại bị phá sản; hàng chục triệu công nhân, nông dân bị thất nghiệp, phá sản, đời sống nhân dân lao động hết sức cùng cực - Khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933) Chọn: A Câu hỏi 30 : Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn được thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk trang 59-60, suy luận. Lời giải chi tiết: Với hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập. Sự phân chia quyền lợi giữa các nước tại hội nghị đã phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản (quy mô thị trường, thuộc địa, sự phát triển kinh tế sau chiến tranh). Chọn: B
|