20 bài tập Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Nguyên nhân quan  trọng dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn do

  • A Sự hinh thành liên minh phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai
  • B Sự không thỏa mãn về quyền lợi giữa các nước đế quốc
  • C Sự đấu phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc
  • D Sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hai tháng sau khi Chiên tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản họp hội nghị hòa bình ở Vecxai (1919-1920) và Oasinhtơn(1921-1922) nhằm chia sẻ thành quả giữa các nước thắng trận và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Véc xai và Oasinhtơn(hệ thống Vecxai-Oasinhtơn)       Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Đức, I-ta-lia và Nhật thực hiện phát xít hóa bộ máy thống trị, liên kết với nhau thành lập liên minh phát xít, còn gọi là trục Béclin – Rôma – Tôkiô (phe Trục), sau đó gây chiến tranh trên quy mô lớn nhằm chia lại thế giới . Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ,trất tự thế giới Véc xai- Oa sinh tơn bị phá vỡ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đâu không phải là lí do Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản không đi theo con đường cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng?

  • A Do những nước này không có thuộc địa hoặc có ít tuộc địa
  • B Thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất
  • C Phát xít hóa là xu thế tiến bộ của thế giới
  • D Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 62, chữ in nhỏ)

Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản là những nước không có hoăc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường nên đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nhận xét nào dưới đây về trật tự Vécxai-Oasinhtơn là sai?

  • A Mang tính chất đế quốc chủ nghĩa
  • B Mang lại quyền lợi cho các nước thắng trận  xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nhiều quốc gia dân tộc 
  • C Giải quyết được những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc
  • D Gây nên mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 59)

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,  trật tự Véc-xai Oanh –sinh-tơn được hình thành nhưng ngay giưa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi.

ð Trật tự này không giải quyết được những mâu thuân sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

  • A Khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa
  • B Khủng hoảng  thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các  tư bản chủ nghĩa
  • C Khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa
  • D Khủng hoảng thừa. diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

*Cuôc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới:

-         Sản xuất công nghiêp toàn thế giới giảm 38%, Mĩ giảm 46%.

-         13.000 công ti bị phá sản.

-         Hàng triệu hécta cây trồng bị phá bỏ, riêng ở Mĩ có 75% nông trại bị phá sản.

-         Hàng chục triệu công nhân, nông dân bị thất nghiệp, phá sản, đời sống nhân dân lao động hết sức cùng cực  

*Khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933)

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là

  • A khủng hoảng thừa
  • B khủng hoảng thiếu
  • C khủng hoảng chính trị
  • D khủng hoảng toàn diện

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm về quan hệ quốc tế sau cuộc khủng hoảng kinh té năm 1929 – 1933

Sự hình thành…và…..đã báo hiệu nguy cơ của một….

  • A Chủ nghĩa phát xít, những cuộc xung đột trên thế giới, cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • B Chủ nghĩa phát xít, cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, cuộc chiến tranh thế giới mới. 
  • C Hai khối đế quốc đối lập, những hành động của các nước phát xít, cuộc chiến tranh thế giới mới. 
  • D Hai khối đế quốc đối lập, cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, cuộc chiến tranh thế giới mới. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 62 (Phần chữ nhỏ), Suy luận, Phân tích

Lời giải chi tiết:

-  Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tìm cách thoát khỏi bằng hai con đường

+ Anh-Pháp-Mĩ: Cải cách kinh tế duy trì Chủ nghĩa tư bản thoát khỏi khủng hoảng.

+ Đức-Italia-Nhật: Thiết lập hình thức thống trị mới (Chủ nghĩa phát xít ra đời) ráo riết chạy đua vũ trang

=>Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho các dữ kiện lịch sử:

1)    Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội VII chỉ rõ kẻ thù của nhân loại là chủ nghĩa phát xít;

2)    Khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng;

3)    Các nước tư bản bước vào thời kì ổn định tạm thời;

4)    Chủ nghĩa phát xít hình thành, đe dọa nền hòa bình nhân loại;

5)    Cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ;

Sắp xếp các dữ kiện theo đúng trình tự lịch sử thế giới trong những năm 1918 – 1939.

  • A 5 – 3 - 2 - 4 – 1.
  • B 5 – 3 – 4 – 2 – 1.
  • C 5 – 3 – 1 – 4 – 2.
  • D 2 – 5 – 3 – 4 - 1.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn là

 

  • A Sự hinh thành liên minh phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B Sự không thỏa mãn về quyền lợi giữa các nước đế quốc.
  • C Sự đấu phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
  • D  Sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Hai tháng sau khi Chiên tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản họp hội nghị hòa bình ở Vecxai (1919-1920) và Oasinhtơn(1921-1922) nhằm chia sẻ thành quả giữa các nước thắng trận và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Véc xai và Oasinhtơn(hệ thống Vecxai-Oasinhtơn) 
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Đức, I-ta-lia và Nhật thực hiện phát xít hóa bộ máy thống trị, liên kết với nhau thành lập liên minh phát xít, còn gọi là trục Béclin – Rôma – Tôkiô (phe Trục), sau đó gây chiến tranh trên quy mô lớn nhằm chia lại thế giới . Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, trật tự thế giới Véc xai - Oasinhtơn bị phá vỡ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Điền từ, cụm từ vào chỗ trống trong đoạn trích sau:

    “Sau khi lên cầm quyền, Hitler tuyên bố rút ra khỏi…..(10-1933) để tránh mọi ràng buộc quốc tế, để rảnh tay hành động. Tiếp đó, ….., y hủy bỏ chế độ với vùng……(vùng phi quân sự giữa Pháp và Đức theo quy định của hội nghị Vecxai) và đưa quân đến đến khu vực phi quân sự này.

 

  • A Hội quốc liên, tháng 11-1933, vùng Rua
  • B  Hiệp ước Vecxai, tháng 11-19936; Béc-lin
  • C Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản, tháng 3-1936; Muy-ních
  • D Hội quốc liên, tháng 3-1936; sông Ranh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 điền từ.

Lời giải chi tiết:

“Sau khi lên cầm quyền, Hitler tuyên bố rút ra khỏi Hội quốc liên (10-1933) để tránh mọi ràng buộc quốc tế, để rảnh tay hành động. Tiếp đó, tháng 3-1936, y hủy bỏ chế độ với vùng sông Ranh (vùng phi quân sự giữa Pháp và Đức theo quy định của hội nghị Vecxai) và đưa quân đến đến khu vực phi quân sự này.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì?

  • A Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ của cuộc chiến tranh đế quốc đến gần.
  • B Các nước tư bản suy yếu
  • C Phong trào cách mạng thế giới gặp nhiều khó khăn.
  • D Đời sống nhân dân thế giới vô cùng cực khổ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Do là những nước không có hoặc có rất ít thuộc địa, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.

=> Quan hệ giữa các cường quốc có sự chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933?

  • A Quy luật phát triển không đều giữa các nước tư bản.
  • B Nền kinh tế phát triển theo "chủ nghĩa tự do", cung vượt quá cầu.
  • C Hậu quả của cuộc cạnh tranh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
  • D Đời sống người dân không được cải thiện.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế “thừa” 1929 – 1933:

- Dễ dãi trong tín dụng.

- Cung vượt quá cầu và bất công trong phân chia thành quả lao động trong khi sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ.

- Chính sách của chính phủ chưa hợp lí và thiết thực.

- Chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế phát triển của ngân hàng.

- Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản cũng dẫn đến khủng hoảng khi nước phát triển hơn, hiện đại hơn sẽ sản xuất ra mặt hàng có tính cạnh tranh cao hơn các nước còn lại.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là

  • A các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.
  • B sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
  • C một trật tự thế giới mới được thiết lập.
  • D thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công và nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc. Đây là hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc. Một quốc gia xây dựng theo con đường xã hội chủ nghĩa đối ngược với các nước tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế, các nước đế quốc luôn ở thế đối đầu với Liên Xô. Cho đến sau này, khi phát xít có những hành động gây chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và các nước khác nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô đã nhân nhượng hay thực hiện chính sách trung lập đối với phát xít. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc và Liên Xô là điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Phương pháp giải:

Phân tích, suy luận.

Lời giải chi tiết:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản..., hàng chục triệu người thất nghiệp...Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, từ khủng hoảng kinh tế dẫn ấên khủng hoảng về chính trị

- Để đối phó:

+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp: có nhiều thuộc địa đã tiến hành cải cách kinh tế....

+ Các nướcĐức, Ý, Nhật: không có, ít thuộc địa tiến hành phát xít hoá chính quyền, chạy đau vũ trang phát động chiến tranh thế giới

→ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu hỏi 14 :

Sự xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A Do sự khác biệt về thái độ của các nước với trật tự Vécxai – Oasinhtơn
  • B Do sự khác biệt về tiềm lực kinh tế
  • C Do sự khác biệt về yếu tố lịch sử
  • D Do mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất

- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính

*Nguyên nhân:

- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địa. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế

- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nền từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này

Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động gì đến quan hệ ngoại giao giữa các cường quốc tư bản?

  • A Tiếp tục con đường hợp tác, hữu nghị.
  • B Tiếp tục con đường hòa bình.
  • C Ngày càng căng thẳng, phức tạp.
  • D Tiếp tục con đường hợp tác.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Con đường giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các cường quốc tư bản:

- Thực hiện cải cách, tiếp tục duy trì chế độ dân chủ tư sản đại nghị, đẩy khủng hoảng về các nước thuộc địa. Đây là sự lựa chọn của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

- Phát xít hóa bộ máy chính quyền, tập trung quyền lực tối đa, điều hành kinh tế theo đường lối mới, chuẩn bị bành trướng xâm lược để đẩy mâu thuẫn dân tộc ra bên ngoài. Đây là sự lựa chọn của các nước Đức, Ý, Nhật (những nước này có ít hoặc không có thuộc địa).

=> Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng, phức tạp.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hậu quả nặng nề nhất về kinh tế mà cuộc khủng hoảng 1929-1933 đem lại với các nước tư bản là gì?

  • A Chất dứt thời kỳ tăng trưởng và ổn định của chủ nghĩa tư bản.
  • B Các cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành diễn ra khắp các nước.
  • C Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật Bản.
  • D Dẫn đến sự suy yếu, tan ra của hệ thống thuộc địa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A đúng vì đây là hậu quả nặng nề nhất về kinh tế mà cuộc khủng hoảng 1929-1933 đem lại với các nước tư bản.

- Đáp án B loại vì đây là hậu quả về mặt xã hội.

- Đáp án C loại vì đây là hậu quả về chính trị.

- Đáp án D loại vì cuộc khủng hoảng không làm suy yếu, tan rã hệ thống thuộc địa.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đến các nước phụ thuộc trong đó có Việt Nam?

  • A Nhân dân các nước phụ thuộc phải gánh hậu quả của chính quốc
  • B Nhân dân các thuộc địa thoát khỏi sự bóc lột của chính quốc
  • C Các nước phải gánh hậu quả cuộc khủng hoảng và bị chính quốc bóc lột thuộc địa thị trường nhân công
  • D Tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân của các nước thuộc địa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến các nước tư bản, khiến cho kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn mà còn tác động đến các nước thuộc địa và phục thuộc Các nước thuộc địa phải gánh chịu hậu quả từ chính quốc khi các nước này ra sức bóc lột về thị trường, nhân công và nguyên nhiên liệu để bù đắp thiêt hại cho chúng.

Trong đó,Việt Nam là thuộc địa của Pháp, cũng bị tác đông bởi cuộ khủng hoảng , kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm. Cuộc khủng hoảng ở Việt Nam rất năng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cách thức thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản trong những năm 1929-1933 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, đó là

  • A Thời kì CNTB tự do cạnh tranh          
  • B Thời kì CNTB độc quyền
  • C Thời kì CNTB lũng đoạn nhà nước
  • D Thời kì tích lũy nguyên thủy TBCN

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Nhận xét, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Điểm chung trong cách thức thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản trong những năm 1929-1933 đều là tăng cường vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Từ đó, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?

  • A Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
  • B Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới.
  • C Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
  • D Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 So sánh, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A: một trong những điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta là đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ. Tuy nhiên, xét về bản chất đây mới chỉ là sự thỏa hiệp tạm thời. Do mâu thuẫn của các nước này chưa được giải quyết nên mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa vẫn tiếp tục là nguyên nhân sâu xa bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. Trật tự hai cực Ianta được xác lập cũng phản ánh mối quan hệ hai mặt giữa các cường quốc: vừa đấu tranh vừa thỏa hiệp để hạn chế thiệt hại và tập trung phát triển, củng cố vị thế của mình. Cho đến sau chiến tranh lạnh, đây vẫn là một đặc điểm lớn trong quan hệ quốc tế.

- Đáp án B: trật tự Vécxai - Oasinhtơn không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước, mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa vẫn còn và nó tiếp tục là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án C, D: trật tự hai cực Ianta là sự thỏa thuận giữa các nước có sự khác nhau về chế độ chính trị trong khi trật tự Vécxai - Oasinhtơn là các nước có cùng chế độ tư bản chủ nghĩa.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Bản chất của hệ thống Vecxai - Oa-sinh-tơn là

  • A xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận thuộc địa.
  • B sự xác lập một trật thế giới mới “đơn cực” trong đó Mỹ là trung tâm lãnh đạo thế giới.
  • C xác lập sự áp đặt nô dịch của chủ nghĩa phát xít đối với các nước thắng trận, thuộc địa và phụ thuộc.
  • D sự phân chia trật tự thế giới và sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận với nhau.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

đánh giá

Lời giải chi tiết:

Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn phản ánh mối tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

=> Bản chất của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close