30 bài tập Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh mức độ dễ

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế nào?

  • A Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết
  • B Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu
  • C Hòa hoãn, cạnh tranh và tránh mọi xung đột
  • D Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 64)

Sau Chiến tranh lạnh, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi thực hiện “Kế hoạch Macsan” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ còn có mục đích

  • A Từng bước chiếm lĩnh thị trường các nước Tây Âu
  • B Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô, Đông Âu
  • C Thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế khu vực Tây Âu
  • D Xoa dịu mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nức Tư bản ở Tây Âu

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 59)

Một trong những sự kiện quan trọng khởi đầu chiến tranh lạnh là “Kế hoạch Mácsan” (6-1947). Với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh . Mặt khác, qua kế hoạch này, Mỹ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu và liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trong những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đã đạt đươc thỏa thuận quan trọng nào sau đây?

  • A Ngừng chế tạo bom nguyên tử                      
  • B Thủ tiêu chế độ phân biêt chủng tộc
  • C Thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu            
  • D Thủ tiếu chủ nghĩa thực dân

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 63)

Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX với những cuộc gặp gỡ và thương lượng của Xô – Mỹ. Đặc biệt, khi Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô năm 1985 nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và Khoa học – kĩ thuật được kí kết, nhưng trọng tâm là những thỏa thuận về việc thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

  • A Định ước Henxinki năm 1975
  • B Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
  • C Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)
  • D Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 63

Lời giải chi tiết:

Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp và G.Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?

  • A Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman
  • B Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ
  • C Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven
  • D Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 58

Lời giải chi tiết:

Xuất phát từ nhân tố quan trọng nhất là sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô từ liên minh chống phát xít nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947. Trong đó, tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh lạnh giữa hai nước Mĩ và Liên Xô là sự đối lập về

  • A Mục tiêu và cách thức                               
  • B Hình thức và biện pháp                             
  • C Hình thức và chiến lược
  • D Mục tiêu và chiến lược

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 58, 59

Lời giải chi tiết:

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến bùng nổ Chiến tranh lanh:

-  Sự đối lập về mục tiêu và chiến lươc giữa hai cường quốc:

+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đảy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

-  Sự ra đời của kế hoạch Mácsan.

-  Việc thành lập tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là quan trọng nhất, đưa đến các hành động của Mĩ và Liên Xô trong giai đoạn này.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Mĩ phát động chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu:

  • A Muốn lôi kéo các nước Á, Phi đứng về phía Mĩ
  • B Liên minh với các nước phương Tây
  • C Chống Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa
  • D Chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 58, 59

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ Mĩ muốn thực hiện chính sách chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thé giới thứ hai do đối lập về mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược. Mĩ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trả dài từ Đông Âu đến phía Đông châu Á.

Trước tinh hình đó, để khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc chiến tranh lạnh. Tổng thống Truman đã đưa ra thông điệp tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947: khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viên trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Sau khi Liên Xô tan rã, âm mưu mới của Mĩ là

  • A Duy trì hòa bình ở khu vực Trung Đông
  • B Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong đó Mĩ đóng vai trò lãnh đạo thế giới
  • C Thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại
  • D Hợp tác với Nga  để chống khủng bố, duy trì hòa bình thế giới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 64

Lời giải chi tiết:

Một trong những xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh là: Liên Xô tan rã đã tao ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, chính quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện dược tham vọng đó.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì?

  • A Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu
  • B Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính
  • C Vấn đề văn hóa
  • D Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 62

Lời giải chi tiết:

Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki. Định ước tuyên bố: khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia (như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết bằng biên pháp hòa bình các cuộc tranh chấp,….nhằm đảm bảo an ninh châu Ấu) và sự hợp tác giữa các nước (về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, bảo vệ môi trường…). Đinh ước Henxinki đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu luc này.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới lại trong quá trình hình thành với sự vươn lên của các cường quốc như

  • A Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc
  • B Mĩ, Pháp, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Đức
  • C Mĩ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Đức
  • D Mĩ , Đức, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Trung Quốc

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 64)

Từ năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo nhiều xu thế chính, trong đó: trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

Chọn đáp án:A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ngày 17/7/1953, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa các thế lực nào để giải quyết vấn đề Triều Tiên và Hàn Quốc?

  • A Giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên với Đại hàn Dân quốc
  • B Giữa Liên Xô với Mĩ để phân chia khu vực ảnh hưởng ở Nam – Bắc Triều Tiên
  • C Giữa Trung Quốc – Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc
  • D Giữa Nam Triều Tiên với Bắc Triều Tiên

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ngày 17/7/1953, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa Trung Quốc – Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc, vĩ tuyến 38 được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo. Chiến tranh Triều Tiên là một trong những cuộc chiến tranh cục bộ quan trọng thể hiện mâu thuẫn Mĩ và Liên Xô.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Âm mưu của Mĩ trong việc xâm chiếm miền Nam Việt Nam là:

  • A Đưa miền Nam Việt Nam trở thành thành phố tư bản phát triển, đặt dưới sự điều khiển của Mĩ
  • B Biến miền Nam thành nơi tiêu thụ hàng hóa của Mĩ
  • C Chia cắt lâu dài miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ
  • D Biến miền Nam Việt Nam thành trung tâm của chiến lược toàn cầu của Mĩ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 61)

Sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ nhanh chóng thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Chiến tranh Việt Nam được coi là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất thể hiện mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mĩ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì?

  • A Thành lập vào tháng 7-1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu
  • B Thành lập vào tháng 5-1950, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa
  • C Thành lập vào tháng 5-1955, mang tính chất cạnh tranh về quân sự với Mĩ và Tây Âu
  • D Thành lập vào tháng 5-1955, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 59)

Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani) đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Sự ra đời của khối NATO
  • B Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)
  • C Sự ra đời của chủ nghĩa “Truman” và “Chiến tranh lạnh” (3/1947)
  • D Sự phân chia phạm vi đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Sự kiện mở đầu cho điều này là: Ngày 12-3-1947, thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ đã khăng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Đây cũng là sự kiên mở đầu cho Chiến tranh lạnh nửa sau thế kỉ XX.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Một trong những xu thế phát triển của thế giới từ sau năm 1991 là

  • A trật tự thế giới phát triển theo xu thế “đa cực"
  • B các quốc gia tôn trọng độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ của nhau
  • C sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
  • D các quốc gia tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 64)

Lời giải chi tiết:

Năm 1991, tình hình thế giới diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

 - Trật  tự hai cực I-an-ta sụp đổ.Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.

-Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế

-Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới  “đơn cực” để làm bá chủ thế giới,nhưng không thực hiện được.

-Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề gì trên thế giới?

  • A Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
  • B Đi tới chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ
  • C Tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã  hội  có tính toàn cầu
  • D Giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 63)

Lời giải chi tiết:

Tháng 2-1989, trong cuộc gặp không chính thức tạo đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G.Gusơ (cha) đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Chiến tranh lãnh chấm dứt đã mở ra những chiều hướng và điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Các quốc gia trên thế giới điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào thời kì sau Chiến tranh lạnh?

  • A Tăng cường hợp tác giữa Mĩ và các nước khác trên thế giới, nhằm ổn định đất nước
  • B Tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia
  • C Các quốc gia tiến hành nhất thể hóa các tổ chức khu vực để hình thành các liên minh chính trị , quân sự
  • D Hình thành các liên minh khu vực để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 73)

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản của quan hệ quốc tế, Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao với một nền quốc phòng hùng mạnh.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Tổ chức SEV được thành lập năm 1949 nhằm

  • A Hợp tác về khoa học - kĩ thuật giữa các nước xã hội chủ nghĩa
  • B Hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa
  • C Hợp tác kinh tế, khoa học - kĩ thuật giữa các nước xã hội chủ nghĩa
  • D Hợp tác chính trị, quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 59)

Lời giải chi tiết:

Trước những hành động của Mĩ, tháng 1-1959, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại trong thời gian nào?

  • A Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX
  • B Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
  • C Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX
  • D Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 62)

Lời giải chi tiết:

Từ nửa sau những nă, 80 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế chuyển từ dối đầu sang đối thoại

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nguồn gốc của tình trạng hai cường quốc Liên Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A Mĩ can thiệp sâu vào tình hình nội bộ các nước Đông Âu
  • B Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc
  • C Mĩ âm mưu làm bá chủ thế giới
  • D Sự cạnh tranh thị trường tiêu thụ hàng hóa giữa hai cường quốc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 58, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 58)

Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới chiến tranh lạnh, nguyên nhân quan trọng nhất là do sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc:

-         Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

-         Mĩ chủ trương chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh?

  • A Các quốc gia hầu như đều đều chỉnh chiến lược tập trung phát triển kinh tế
  • B Trên thế giới bắt đầu xuất hiện xu thế hình thành các tổ chức liên kết khu vực
  • C Những cuộc xung đột, tranh chấp vẫn xảy ra ở một số nơi
  • D  Trật tự hai cực tan rã, trật tự thế giới đang hình thành, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 64, suy luận.

Lời giải chi tiết:

- Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

- Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế… 

- Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

- Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau chiến tranh lạnh là:

  • A do tác động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế
  • B vấn đề năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân
  • C mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ
  • D sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lập trật tự thế giới mới

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 74, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Một trong những xu thế phát triển của thế giới sau chiến trạnh là: tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này ngày càng trở nên trầm trọng khi nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố. Cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mĩ đã gây ra những tác động to lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới.  Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng nhanh chóng.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực hai phe là

  • A Khối NATO ra đời                                   
  • B Khối SEV ra đời
  • C Kế hoạch Mác san ra đời
  • D Tổ chức Hiệp ước Vácsava được thành lập

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 59, thông hiểu.

Lời giải chi tiết:

- Ngày 4-4-1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương  (NATO) được thành lập.

- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới.

Như vậy, sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava là sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đối với cục diện quan hệ giữa các nước ở châu Á?

  • A Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ
  • B Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp
  • C Gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và sự chia cắt hai nhà nước
  • D Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Mĩ

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng đến cục diện ở châu Á bằng các cuộc nội chiến và chiến tranh xâm lược:

-         Nội chiến Trung Quốc.

-         Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.

-         Cuộc chiến tranh Triều Tiên.

-         Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.

Ở Trung Quốc, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ không trực tiếp xâm lược nước này. Cách mạng Trung Quốc là cuộc nội chiến từ năm 1946 – 1949 giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Quốc Dân đảng có sự hậu thuẫn của Mĩ.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Ý nào sau đây không phải là hệ quả của Chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Gây ra tình trạng căng thẳng đối đầu
  • B Xác lập cục diện hai cực hai phe
  • C Kinh tế của cả Mĩ và Liên Xô suy giảm
  • D Gây ra tình trạng chia cắt cục bộ, chạy đua vũ trang ở nhiều khu vực

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hệ quả của chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

-         Sự đối đầu giữa hai phe gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài.

-         Xác lập cục diện hai cực hai phe…nội dung này đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối tác động thế giới nửa sau thế kỉ XX.

-         Chiến tranh lạnh dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang nhiều năm, nhiều quốc gia bị lôi kéo.

-         Gây ra tình trạng chia cắt cục bộ, chạy đua vũ trang, gây bất ổn ở nhiều khu vực.

Kinh tế Mĩ và Liên Xô suy giảm là nguyên nhân đưa tới hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh và là hậu quả của riêng hai cường quốc này.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Đâu không phải xu thế của thế giới sau Chiến tranh lanh?

  • A Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng đa cực
  • B Nhiều quốc gia phương Tây tiếp tục xâm chiếm thuộc địa
  • C Các nước đều tập trung phát triển kinh tế
  • D Đối mặt với những khó khăn như chủ nghĩa khủng bố

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 64)

Từ năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp phát triển theo các xu thế chính sau đây:

-         Một là, trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.

-         Hai là, các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.

-         Ba là, Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới  “đơn cực” để làm bá chủ thế giới,nhưng không thực hiện được.

-         Bốn là, sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?

  • A Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
  • B Tình trạng ô nhiễm mỗi trường càng trầm trọng
  • C Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới
  • D “Chủ nghĩa khủng bố” hoành hành

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong nền chính trị thế giới. Chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel – Ảrập. Sau sự kiện11/9, có thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu then chốt, là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các quốc gia. Ngày nay, hầu như mọi quốc gia và Liên Hiệp Quốc đều nhận ra bản chất nguy hiểm của mối đe dọa này và đang tìm mọi cách ngăn chặn nó phát triển mạnh hơn. Hành động khủng bố có thể do một vài cá nhân hoặc một tổ chức chống chính phủ gây nên, cũng có thể được chính chính quyền sử dụng và tài trợ để chống lại các nhóm chính trị nhất định.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Chiến tranh lạnh  được hiểu là 

  • A Sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô trên tất cả mọi lĩnh vực
  • B Chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
  • C Sự đối đầu trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ
  • D Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 60)

Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi…

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỷ XX là? 

  • A Xu thế toàn cầu hóa
  • B Cục diện “Chiến tranh lạnh"
  • C Sự ra đời các khối quân sự đối lập
  • D Sự hình thành các liên minh kinh tế

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk 12 trang 72)

Lời giải chi tiết:

Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa , đứng đâu là Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa – tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng  trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,…

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1889, Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Busơ tại Manta (Địa Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế giữa, xu thế hòa bình hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật

ð  Như vậy, “Chiến tranh lạnh” là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

“hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế” là xu thế của thế giới

  • A trước chiến tranh lạnh
  • B trong chiến tranh lạnh.
  • C sau chiến tranh lạnh.
  • D trước năm 1945.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận, sgk 12 trang 64. 

Lời giải chi tiết:

Xu thế của thế giới sau chiến tranh lanh bao gồm:

+ Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.

+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới  “đơn cực” để làm bá chủ thế giới,nhưng không thực hiện được.

+ Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close