20 bài tập Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?

  • A Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành độc lập
  • B Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn
  • C Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập
  • D Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sau năm 1945, trật tự hai cực Ianta được hình thành, đứng đầu là hai siêu cường Xô, Mỹ đối đầu nhau về nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào khi giành độc lập cũng đưa đât nước phát triển theo con đường XHCN

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Dẫn đến sự ra đời csủa hơn 100 quốc gia độc lập trên thế giới
  • B Sau khi độc lập, các nước tích cực tham gia đời sống chính trị thế giới
  • C Dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các cường quốc về vấn đề thuộc địa
  • D Góp phần làm xói mòn trật tự thế giới hai cực Ianta

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 72)

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã đẩy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử:

-         Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.

-         Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc, góp phần làm xói mòn trật tự thế giới hai cực Ianta.

-         Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới và độc lập dân tộc .

Tình trạng đối đầu giữa các cường quốc về vấn đề thuộc địa diễn ra từ trước khi các nước bị xâm chiếm và trước khi các nước giành độc lập.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là

  • A Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt
  • B Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
  • C Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
  • D Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang

Đáp án: B

Phương pháp giải:

đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Tuy không có một cuộc chiến tranh thế giới nào nổ ra, nhưng trong quá trình diễn ra chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nỏ ra chiến tranh thế giới mới.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Thế nào là “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?

  • A Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới
  • B Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương
  • C Thực tế chưa gây chiến tranh nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại “luôn luôn ở tron tình trạng chiến tranh” thực hiện “chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh"
  • D Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách việc trợ để khống chế các nước

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Sự kiện nào tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN là?

  • A Sự ra đời của NATO                                    
  • B Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mác san”               
  • C Sự ra đời của khối SEV
  • D Sự ra đời của học thuyết Truman

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích.

Lời giải chi tiết:

Sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị của Đông Âu và Tây Âu do “Kế hoạch Mác san” được thể hiện như sau:

-  Sự đối lập về kinh tế: Tây Âu là kinh tế TBCN, Đông Âu là kinh tế XHCN.

-  Sự đối lập về chính trị:

+ Tây Âu thuộc hệ thống TBCN, sau chiến tranh thế giới thứ hai thực hiện chính sách quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ của mình.

+ Đông Âu thuộc hệ thống XHCN, ủng hộ hòa bình thế giới.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh là

  • A cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực
  • B đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng
  • C trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
  • D là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

Về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh:

- Đối với Nga: (Sgk trang 17) một mặt Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế; mặt khác nước Nga khổi phục và phát triển mối quan hệ đối với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, ….)

- Đối với Mỹ: (Sgk trang 45) theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Tim cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

=> Hai quốc gia đều có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?

  • A Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu
  • B Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức
  • C Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm
  • D Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Mĩ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức. Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9 - 1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10 - 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau. Sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Đức là một đòn giáng mạnh vào chính “ngăn chặn” của Mĩ.

Chọn đáp án: B                        

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Sự hình thành liên minh tổ chức NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vacsava ở Đông Âu,….trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì?

  • A Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới
  • B Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta
  • C Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ thất bại
  • D Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

 “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.                                               

Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”bao gồm:                                  

- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.                                                  

- Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO,AUZUS, Khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật...).                                            

- Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế.                                                    

- Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang (CuBa, Grê-na-đa, Pa-na-ma...).

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hậu quả lớn nhất về kinh tế do “Chiến tranh lạnh” gây ra là gì?                           

  • A Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, nghèo đói và bệnh tật
  • B Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí
  • C Việc xây dựng các căn cứ quân sự đã tiêu tốn khối lượng vật chất lớn
  • D Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hậu quả lớn nhất về kinh tế do “Chiến tranh lạnh” gây ra là các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo vũ khí và sản xuất vũ khí dẫn. Trong trường hợp như Mĩ và Liên Xô, chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc khác, đây cũng là một trong những lí do cả hai nước đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh 1(2-1989).

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

  • A Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế
  • B Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế
  • C Các mối quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác
  • D Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa các nướ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

– Đó là sự thiết lập của trật tự thế giới hai cực Ianta dẫn đến tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn hơn bốn thập kỷ. Tuy nhiên, trước hết, các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác.

– Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành … , thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại hợp tác và phát triển.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế kỉ XXI, Việt Nam có thuận lợi gì?

  • A Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa
  • B Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
  • C Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động, úng dụng khoa học – kĩ thuật
  • D Hợp tác kinh tế thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Đối với Việt Nam, xu thế mới tạo những thời cơ và thách thức sau:

- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

-Thách thức:

+ Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

+ Các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn  nhiều hạn chế  với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa  giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

…..

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua trong thế kỉ XX đã qua là?

  • A Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước
  • B Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại
  • C Diễn ra trên mọi lĩnh vực
  • D Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh lạnh với hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua có điểm giống nhau là đều để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.

-         Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

-         Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.

-         Chiến tranh lạnh để lại hậu qua nặng nề, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng và tình trạng chiến tranh cục bộ đã nổ ra ở nhiều nơi.  

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Định ước Henxinki được kí kết (1975) có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?

  • A Thiết lập quan hệ láng giềng thân thiết giữa hai quốc gia trên lãnh thổ nước Đức
  • B Tình trạng đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ngày càng căng thẳng
  • C Đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước ở châu Âu
  • D Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích

Lời giải chi tiết:

Do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh, bắt đầu từ khi “kế hoạch Macsan” được thực hiện đã tạo ra sự đối lập về kinh tế và quân sự giữa khối các nước Tư bản chủ nghĩa Tây Âu và khối các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Đầu tháng 8-1973, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết định ước Henxinki. Định ước tuyên bố khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước như: bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới,  giải quyết bằng biên pháp hòa bình các cuộc tranh chấp,…nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác của các nước về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, bảo vệ môi trường,…

=> Đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước ở châu Âu

Chon đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong các nội dung dưới đây, đâu là điểm chung trong nội dung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Hen-xin-ki (1975)?

  • A Khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia
  • B Hợp tác có hiệu quả trong kinh tế, chính trị, văn hóa
  • C Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
  • D Tăng cường sự hợp tác giữa các nước về khoa học – kĩ thuật

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 31, 63

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đặc trưng nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?

  • A Cục diện hai phe, hai cực
  • B Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới
  • C Xu thế toàn cầu hoá.
  • D Quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp, da dạng và được mở rộng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

- Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập niên.

- Phần lớn các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Cả hai siêu cường cũng như các nước khác đêu có ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không thể lường hết được của cuộc chiến tranh hạt nhân. Ý chí đấu tranh gìn giữ hòa bình cũng được đề cao hơn bao giờ hết.

- Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển. Nhưng vẫn còn di chứng của mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.

=> Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 diễn biến phức tạp, đa dạng và được  mở rộng.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XXI, Việt Nam có được thuận lợi gì?

 

  • A Ứng dụng các thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
  • B Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
  • C Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật.
  • D Có thêm thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trong xu thế hòa bình, ổn đinh và hợp tác cùng phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước khi bước vào thế kỉ XXI

- Thời cơ là có thể trao đổi, học hỏi thành tựu khoa học – kĩ thuật, kinh nghiêm quả lí, đào tạo nhân tài, thu hút vốn đầu tư, hội nhâp quốc tế,…

- Thách thức nhất là đối với các nước đang phát triển là: sự canh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đối với Viêt Nam, trong xu thế quan hệ quốc tế của thế kỉ XXI, Việt Nam có cơ hội hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một trong những lí do khiến Liên Xô chưa công nhận và đặt quan hệ ngoại giáo với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1949 là

 

  • A Liên Xô bị ràng buộc bởi thỏa thuận với các nước Đồng minh về việc phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B  quan hệ đối đầu Xô – Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • C Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, chưa có vị thế ở khu vực Đông Nam Á.
  • D Liên Xô chưa tin tưởng vào thành quả cách mạng vào thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Đến năm 1950, Liên Xô mới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và quan hệ ngoại giao với Việt Nam không được chú trọng so với các phương Tây và Mĩ do: sau khi Stalin mất, Khrushev lên thay đã đi vào con đường xét lại. Năm 1956, tại Đại hội lần thứ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra đường lối “cùng tồn tại hoà bình”, “quá độ hoà bình”, “thi đua hoà bình” và chương trình đầy tham vọng “đuổi kịp và vượt Mỹ” về sản xuất sản phẩm tính theo đầu người trong thưòi gian ngắn nhất”. Vì mục tiêu và lợi ích của mình, Liên Xô chủ trương hoà hoãn với chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ, coi đó là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của Mỹ và Tây phương và giữ nguyên trạng của châu Âu để tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho xây dựng CNXH ở Liên Xô. Liên Xô e ngại phong trào giải phóng dân tộc sẽ như “đốm lửa cháy rừng”, cản trở hoà hoãn, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của Liên Xô. Thứ hai, do trọng tâm chiến lược mới của Liên Xô là nhằm củng cố khối XHCN ở Đông Âu, mà biểu hiện rõ nhất là vịec thành lập khối SEV năm 1949 và tổ chức Hiệp ước Varsava 1955, đòi các nước đế quốc giữ nguyên trạng châu Âu, thực hiện hoà hoãn Đông-Tây, đẩy lùi chiến tranh lạnh, nên Liên Xô tránh những đối đầu căng thẳng với Mỹ và các nước phương Tây.

=> Lí do quan trọng nhất là quan hệ đối đầu Xô – Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?

  • A Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
  • B  Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu.
  • C  Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
  • D  Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú. Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sựchi phối của nhiều nhân tố. Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thếkỉ XVIII Thái Lan từng đem quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc trởnên rất căng thẳng và thậmchí nhiều lần xung đột với nhau. Lịch sử đã minh chứng, trong mối quan hệ giữa Thái Lan – Việt Nam có nhiều vấn đề mâu thuẫn và sự hiểu lầm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến quan hệgiữa hai nước mà còn ảnh hưởng đến cả khu vựcTrong những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam, không chỉ cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, Thái Lan còn trực tiếp đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam. Giai đoạn 1979 - 1991 mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Chính vấn đề này dẫn đến những mâu thuan, hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệhai nước, tác động không tốt đến sựphát triển của hai nước nói riêng cũng nhưsự ổn định và phát triển của cảkhu vực Đông Nam Á nói chung.

Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra xu thế mới trong quan hệ quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi Thái Lan là một trong năm quốc gia sáng lập ASEAN, xu thế này đã làm cho mối quan hệ Đông Dương trong đó có Việt Nam và ASEAN đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam có thể vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là gì?

  • A  Sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
  • B Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • C  Liên minh chính trị với các nước lớn để giải quyết các tranh chấp.
  • D Trở thành cường quốc kinh tế để giải quyết các tranh chấp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian các sự kiện trong quan hệ Việt - Mỹ

1) Tổng thống B. Clitơn tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế.

2) Hợp tác trong quan hệ đồng minh chống phát xít.

3) Đối đầu căng thẳng thẳng trong cục diện chiến tranh lạnh.

4) Tổng thống B. Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.

 

  • A 4-1-3-2.        
  • B  3-1-2-4.       
  • C 2-1-4-3.       
  • D 2-3-1-4.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sắp xếp, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

2) Hợp tác trong quan hệ đồng minh chống phát xít (1945)

3) Đối đầu căng thẳng thẳng trong cục diện chiến tranh lạnh (1954 – 1975)

1) Tổng thống B. Clitơn tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế (1994)

4) Tổng thống B. Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương (2016)

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close