30 bài tập Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) mức độ dễLàm bàiCâu hỏi 1 : Sau thất bại ở Đông Khê thực dân Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 133) Sau khi mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Pháp đã buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 và yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp đã huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón đánh quân từ Cao Bằng rút về. Chọn đáp án: B Câu hỏi 2 : “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gây gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 131) Chọn đáp án: B Câu hỏi 3 : Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động Toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
Đáp án: D Phương pháp giải: (Sgk trang 130) Lời giải chi tiết: Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giái tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động. Tinh thế khẩn cấp, trong hai ngày 18 và 19 -12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, đã quyết định phát đông cả nước kháng chiến. Chọn đáp án: D Câu hỏi 4 : Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tiến công của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 5 : “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nộ lệ”. Câu văn trên trích trong văn bản nào?
Đáp án: B Phương pháp giải: Sgk trang 131. Lời giải chi tiết: “Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) có đoạn: ““Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nộ lệ”. Chọn đáp án: B Câu hỏi 6 : Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông 1947 nhằm mục đích
Đáp án: C Phương pháp giải: Sgk trang 133. Lời giải chi tiết: Mục đích của Pháp trong chiến dịch Biên giới bao gồm: - Xóa bỏ căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến. - Tiêu diệt quân chủ lực của ta. - Triệt đường liên lạc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Chọn đáp án: C Câu hỏi 7 : Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là
Đáp án: A Phương pháp giải: Sgk trang 136 Lời giải chi tiết: Thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6 – 1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị một kế hoạch tiến công quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Chọn đáp án: A Câu hỏi 8 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trận đánh nào mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông (1950)?
Đáp án: B Phương pháp giải: Sgk trang 137 Lời giải chi tiết: Bộ chỉ chỉ huy chiến dịch Biên giới đã chọn Đông Khê làm điểm tấn công đầu tiên. Sáng sớn ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Chủ trương của đảng: Phân tích vụ trí trên toàn tuyến phòng ngự, Đông Khê và Thất Khê là nơi có ít quân đồng trú nhất. Cao Bằng là nơi có lực lượng mạnh nhưng sẽ bị cô lập nếu Đông Khê và Thất Khê bị mất. Lạng Sơn là nơi có lực lượng cơ động trú đóng, quân tiếp viện chắc chắn sẽ từ hướng đó đi lên. Quân ta thưc hiện “Công đồn đả viện”, tiêu diệt Đông Khê rồi phục kích các cánh quân Pháp lên chi viện. Phân tích chủ trương đánh Đông Khê, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến phòng thủ Cao Bằng - Lạng Sơn. Mất Đông Khê, buộc địch phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi tiêu diệt chúng trong vận động. Trận Đông Khê là trận đánh then chốt mở màn Chiến dịch Biên Giới (từ ngày 16/9/1950 đến 14/10/1950), do Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái trực tiếp chỉ huy. Trận đánh nhằm tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê, cô lập quân Pháp ở Cao Bằng, tạo điều kiện đánh viện binh địch trên Quốc lộ 4. Chọn đáp án: B Câu hỏi 9 : Sau thất bại của chiến dịch Biên giới thu đông 1950, để tiếp tục theo đuổi chiến tranh, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sgk trang 139 Lời giải chi tiết: Sau chiến dịch Biên giới, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi, mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh. Chọn đáp án: C Câu hỏi 10 : Thắng lợi trong chiến dịch nào giúp quân dân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?
Đáp án: B Phương pháp giải: Sgk 12 trang 138. Lời giải chi tiết: Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Chọn đáp án: B Câu hỏi 11 : Đoạn trích sau thuộc văn kiện nào dưới đây? “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Đáp án: B Phương pháp giải: Sgk 12 trang 131. Lời giải chi tiết: Đoạn trích “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. thuộc văn kiện “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946. Chọn đáp án: B Câu hỏi 12 : Khi thực dân Pháp huy động 12.000 quân tiến công Việt Bắc (10-1947), Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì?
Đáp án: D Phương pháp giải: Sgk 12 trang 133. Lời giải chi tiết: Ngày 7-10-1947, thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương, mở cuộc tiến công Việt Bắc . Khi địch vừa tiến công lên Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Chọn đáp án: D Câu hỏi 13 : Chiến dịch biên giới thu-đông năm 1950 đã mở ra
Đáp án: C Phương pháp giải: Sgk 12 trang 138. Lời giải chi tiết: Với chiến thắng Biên giới , con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Chọn đáp án: C Câu hỏi 14 : Để khắc phục khó khăn đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk 12 trang 136
Lời giải chi tiết: Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 -1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới. Chọn đáp án: A Câu hỏi 15 : Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 114. Lời giải chi tiết: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Tân Trào (Tuyên Quang) làm thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc. Chọn đáp án: A Câu hỏi 16 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chiến dịch nào sau đây làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp?
Đáp án: D Phương pháp giải: sgk 12 trang 134, suy luận. Lời giải chi tiết: Chiến dịch Việt Bắc – thu đông năm 1947 đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, Pháp buộc phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta. Chọn đáp án: D Câu hỏi 17 : Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện cô đọng qua luận điểm nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 18 : Phối hợp với mặt trận Biên giới, hình thức đấu tranh nào phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên Khu V và Nam Bộ?
:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sgk trang 138, suy luận. Lời giải chi tiết: Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hòa Bình (4-11-1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình – Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ. Chọn đáp án: C Câu hỏi 19 : Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là gì
Đáp án: D Phương pháp giải: suy luận. Lời giải chi tiết: Các đáp án A, B, C đều là đăc điểm và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu đông (1950). Đáp án D: - Đường lối đúng đắn của ta trong chiến dịch Việt Bắc được thể hiện ở việc khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Trên khắp các mặt trận, ta anh dũng chiến đấu từng bước đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch. Chủ trương cụ thể của đảng trong từng bước kháng chiến chống lại từng hành động của thực dân Pháp ở Việt Bắc. + Ở mặt trận hướng đông, ta phục kích đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau. + Ở mặt trận hướng Tây, quân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau. - Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước. Chọn đáp án: D Câu hỏi 20 : Điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng nước ta trong năm 1950 là
Đáp án: A Phương pháp giải: Sgk trang 135, suy luận. Lời giải chi tiết: Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có thêm những thuận lợi, song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Trong đó điều kiện khách quan bao gồm: Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Cách mạng Trung Quốc thành công, tiến lên xây dựng đất nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa là điều kiện vô cũng quan trọng để Việt Nam tăng cường liên lạc và đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước thì đến ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 30-1-1950 Chính phủ Liên Xô và trong vòng 1 tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chọn đáp án: A Câu hỏi 21 : Văn kiện nào không thể hiện nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk 12 trang 131, loại trừ. Lời giải chi tiết: “Chỉ thị Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tác phẩm ‘Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Chọn đáp án: A Câu hỏi 22 : Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở thủ đô Hà Nội từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947 là
Đáp án: D Phương pháp giải: sgk 12 trang 131, 132, suy luận. Lời giải chi tiết: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công vào các đô thị là “đánh nhanh thắng nhanh”. Nhân dân các đô thị đã kiên quyết đấu tranh chống giặc, khiêng bàn ghế, giường tủ, kiện hàng,…làm chướng ngại vật. => Quân ta đã rút ra khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ hoàn toàn sau hơn 2 tháng chiến đấu. Bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. => Mục tiêu của cuộc chiến đấu ở các đô thị là giam chân địch trong thành phố. Chọn đáp án: D Câu hỏi 23 : Cuôc chiêń đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947) đã
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk 12 trang 131, 132, suy luận.
Lời giải chi tiết: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài nhưng chưa đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp”. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 tiêu diệt bộ phận sinh lực địch: giết và làm bị thương hàng ngàn tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới,... Chọn đáp án: B Câu hỏi 24 : Sự kiện trực tiếp nào dưới đây đưa đến quyết định phát phát động toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ?
Đáp án: D Phương pháp giải: Sgk 12 trang 130, suy luận. Lời giải chi tiết: Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ hành động. => Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 12-12-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Đáp án lại tối hâu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp ở Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến. => Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu là sự kiện trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ. Chọn đáp án: D Câu hỏi 25 : Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới?
-
Đáp án: C Phương pháp giải: suy luận. Lời giải chi tiết: - Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu. - Ngày 02/03/1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. - Ngày 09/11/1946: Ban hành Hiến pháp đầu tiên. - Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu *Ý nghĩa - Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới. Chọn đáp án: C Câu hỏi 26 : Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)?
Đáp án: A Phương pháp giải: Sgk 12 trang 155, suy luận. Lời giải chi tiết: Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Chọn đáp án: A Câu hỏi 27 : Chiến thắng nào đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 28 : Địa phương nào không thuộc phạm vi của Khu giải phóng Việt Bắc?
Đáp án: C Phương pháp giải: Sgk 12 trang 114, loại trừ. Lời giải chi tiết: Ngày 4-6-1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập bao gồm các tỉnh: Cap Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, và một số tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên. Chọn đáp án: C Câu hỏi 29 : Đảng cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi
Đáp án: A Phương pháp giải: Sgk 12 trang 130, suy luận. Lời giải chi tiết: Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động cả nước kháng chiến. => Đảng cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam. Chọn đáp án: A Câu hỏi 30 : Ý nghĩa cơ bản nhất mà quân dân ta đạt được qua chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là
Đáp án: D Phương pháp giải: sgk 12 trang 134, suy luận. Lời giải chi tiết: - Các đáp án: A, B, C là kết quả của chiến dich Việt Bắc. - Đáp án D: chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Chọn đáp án: D
|