20 bài tập Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Tài liêu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng

  • A “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chính
  • B “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • C “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng ản Đông Dương
  • D “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Những hành đông khiêu khích và bội ước của Pháp:

-         Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

-         Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

-         Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, nèm lựu đạn ở nhiều nơi: đốt nhá thông tin ở phố Tràng Tiền, chiến đóng cơ quan bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh,…

-         Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giái tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vu giữ gìn trật tự ở Hà Nôi.

Trước những hành động đó của Pháp, sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đã đến giới hạn cuối cùng khi 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp nước (Nội dung: sgk trang 131). . Trong đó có đoạn: “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Kết quả lớn nhất ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là

  • A Tiêu diệt nhiều sinh lực địch
  • B Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc
  • C Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu
  • D Làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết:

Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháo ở Đông Dương, thực hiện tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Với chiến thắng Viêt Bắc, cơ quan đầu nào kháng chiến của ta được bảo toàn. Đây là kết quả lớn nhất ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ý nghĩa lớn nhất của quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 là

  • A Đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
  • B Khai thông biên giới Việt – Trung với chiều dài 750km.
  • C Nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.
  • D Ta đã giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới (1950) là:

- Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

- Pháp bị động, lúng túng nhiều mặt.

- Ta mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến:

+ Quân đội trưởng thành,

+ Giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

Trong đó, ý nghĩa quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau là ta giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường chiến Bắc Bộ.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Kết quả quan trọng nhất của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là

  • A Bộ đội chủ lực thêm trưởng thành
  • B Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
  • C Buộc thực dân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc
  • D Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Xét từ âm mưu, mục đích của Pháp khi tấn công vào Việt Bắc là để nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta

=> Kết quả quan trọng nhất của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.

Chọn đáp án: B 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự thắng lợi của cả hai chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?

  • A Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta.
  • B Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh.
  • C  Do sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
  • D Do đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sự lãnh đạo tài tình của đảng trong hai chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới năm 1950 được thể hiện như sau:

*Chiến dich Việt Bắc (1947):

Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Trên khắp các mặt trận, ta anh dũng chiến đấu từng bước đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.

Chủ trương cụ thể của đảng trong từng bước kháng chiến chống lại từng hành động của thực dân Pháp ở Việt Bắc.

-          Ở mặt trận hướng đông, ta phục kích đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau.

-          Ở mặt trận hướng Tây, quân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau.

*Chiến dịch Biên giới (1950):

- Với kế hoạch Rơ ve của Pháp đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây, …để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

+ Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đã thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

-          Đặc biệt là quyết định điểm tấn công đầu tiên của quân ta đó là: Đông Khê. Đây là điểm tấn công quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Biên giới.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A Là một quyết định lịch sử, khẳng định Việt Nam không bao giờ khơi mào đối đầu về quân sự, việc tiến hành chiến tranh chỉ là bắt buộc.
  • B Là một quyết định đúng đắn đồng thời là lựa chọn duy nhất của Việt Nam.
  • C Là một quyết định sai lầm đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh hao người tốn của.
  • D Là một chủ chương đúng đắn nhưng chưa đáp ứng được phương châm ngoại giao của Việt Nam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một quyết định đúng đắn đồng thời là lựa chọn duy nhất của Việt Nam:

Sau kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) Pháp đã có những hành động khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn, đặc biệt là ở phố Háng Bún, Yên Ninh,….

=> Trước những hành động của Pháp như vậy, chúng ta chỉ có một lựa chọn duy nhất là toàn dân kháng chiến chống Pháp. Hành động của Pháp gửi rồi hậu thư cho Chính phủ đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu (18-12-1946) càng khẳng định đường lối kháng chiến của đảng là lựa chọn duy nhất và cấp thiết.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn:

“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Đoạn trích ấy đã thể hiện rõ quan điểm của Người về

  • A cuộc chiến tranh đặc biệt.
  • B cuộc chiến tranh chính quy.
  • C cuộc chiến tranh tổng lực.
  • D cuộc chiến tranh nhân dân.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm kháng chiến toàn dân. 

 Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của Cách mạng tháng 8, là đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập thống nhất cho dân tộc.

– Xuất phát từ tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

+ Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.

=> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.

Đoạn viết trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chỉ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm của cuộc chiến tranh nhân dân.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vì sao đêm 19/12/1946 Đảng ta phát động toàn quốc kháng chiến?

:

  • A Vì thực dân Pháp bắt đầu bội ước.
  • B Vì những điều kiện đấu tranh hòa bình với Pháp không còn nữa
  • C  lực lượng cách mạng đã hoàn toàn sẵn sàng
  • D  Vì có những điều kiện khách quan thuận lợi và chủ quan chín muồi.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Ngày 18/12/1946, Pháp gửi rồi hậu thư yêu cầu chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ hành động. Việt Nam đứng trước hai con đường:

- Một là cầm súng đấu tranh chống Pháp.

- Hai là, nước ta lại rơi vào tay Pháp một lần nữa nếu làm theo các yêu cầu của Pháp đề ra.

=> Nhận thấy những điều kiên để đấu tranh hòa bình với Pháp không còn nữa nên ngay đêm ngày 19/12/1946, Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Từ chiến dịch Việt Bắc (1947) đến chiến dịch Biên giới (1950) được coi là một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp vì

  • A làm cho Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta.
  • B  ta giành được thế chủ động trên chiến trướng chính Bắc Bộ.
  • C  âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại.
  • D  tạo cơ sở cho ta kết thúc sớm cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 so sánh.

Lời giải chi tiết:

đáp án A, C: là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

đáp án D: cuộc kháng chiến chống Pháo thời kì này chưa xuất hiện thời cơ để kết thúc sớm.

đáp án B:

+ Chiến dịch Việt Bắc (1947): chiến dịch phản công lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp.

+ Chiến dịch Biên giới (1950): chiến dịch ta chủ động tiến công đầu tiên của ta => ta giành thế chủ động chiến trường, đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Chính vì thế đến sau đó, Pháp tiếp tục đề ra kế hoạch Đờ lát Đờ Tátxinhi với mục tiêu giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Chọn đáp án: B 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tác dụng lớn nhất của cuôc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947 là:

  • A  Bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ rút về chiến khu an toàn.
  • B Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực Pháp.
  • C Giam chân địch ở các đô thị.
  • D Tiêu hao được nhiều sinh lực địch.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A: kết quả lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

- Đáp án B: Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” vào cơ quan đầu não của ta. Tuy nhiên, Pháp đã vấp phải tinh thần chiến đấu quyết liệt của nhân dân nhằm giam chân dịch trong thành phố. Chính vì thế, kế hoạch này của Pháp đã bước đầu thất bại, sau đó là thất bại hoàn toàn sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

- Đáp án C: là mục tiêu của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

- Đáp án D: là kết quả của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ ngày 19-12-1946 là do

  • A Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác
  • B  quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
  • C Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành xâm lược Việt Nam.
  • D Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Những hành động khiêu khích và bội ước của Pháp:

- Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

- Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, nèm lựu đạn ở nhiều nơi: đốt nhá thông tin ở phố Tràng Tiền, chiến đóng cơ quan bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh,….

-  Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giái tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vu giữ gìn trật tự ở Hà Nôi.

Trước những hành động đó của Pháp, sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đã đến giới hạn cuối cùng khi 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp nước (Nội dung: sgk trang 131). . Trong đó có đoạn: “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Lúc này, Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ngày 19 – 12 – 1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vì:

 

  • A  thực dân Pháp bội ước, tấn công ta ở nhiều nơi.
  • B xuất phát từ khát vọng độc lập của nhân dân.
  • C điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa.
  • D  thực dân Pháp gây ra hàng hoạt vụ thảm sát ở Hà Nội.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Ngày 18/12/1946, Pháp gửi rồi hậu thư yêu cầu chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ hành động. Việt Nam đứng trước hai con đường:

- Một là cầm súng đấu tranh chống Pháp.

- Hai là, nước ta lại rơi vào tay Pháp một lần nữa nếu làm theo các yêu cầu của Pháp đề ra.

=> Nhận thấy những điều kiên để đấu tranh hòa bình với Pháp không còn nữa nên ngay đêm ngày 19/12/1946, Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946-1954 mang tính chất gì?

  • A Khoa học và đại chúng.
  • B  Dân tộc và dân chủ.
  • C Dân chủ nhân dân.
  • D Chính nghĩa và nhân dân.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D. Chính nghĩa và nhân dân vì:

- Tính chính nghĩa:

+Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền

+Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa.

+Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp =>cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.

- Tính nhân dân:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh  và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sin

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Lối đánh nào được quân dân ta thể hiện trong Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950)?

  • A  Công kiên, đánh điểm, diệt viện.
  • B Bám thắt lưng địch mà đánh.
  • C Đánh du kích.
  • D Đánh du kích, mai phục dài ngày.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân dân ta đã sử dụng lối đánh công kiên, đánh điểm, diệt việt.

- Đánh điểm: tấn công vào một cứ điểm Đông Khê: là cứ điểm quan trọng nhưng bố phòng sơ hở.

- Diệt viện: khi quân địch rút khỏi Cao Bằng và tiến lên chiếm lại Đông Khê đóng cánh quân từ Cao Bằng rút về ta đã chủ động mai phục, chặn đánh địch ở nhiều nơi trên đường số 4 khiến cho hai cánh quân không gặp được nhau.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

 

  • A Hồ Chí Minh
  • B  Hoàng Văn Thái
  • C  Võ Nguyên Giáp
  • D Văn Tiến Dũng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Sau chiến dịch này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được thăng hàm đại tướng khi mới 37 tuổi.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Khẩu hiệu nào được đặt ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?

  • A "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng".
  • B  “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
  • C “Phải phá ta cuộc tấn công vào mùa đông cửa giặc Pháp".
  • D “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng".

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến, không những chỉ cần huy động hàng chục nghìn nhân công mà còn phải tổ chức thêm một lực lượng trẻ, để phục vụ kháng chiến. Lực lượng này bao gồm những thanh niên tình nguyện, đội quân chủ lực trong dân công mở đường, bảo vệ cầu, vận chuyển lương thực đạn dược… Vì mục tiêu “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”, Hồ Chủ tịch đã trực tiếp chỉ thị cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập đội thanh niên xung phong để phục vụ chiến trường. Ngày 15/7/1950, đội thanh niên xung phong được thành lập. Chiến dịch Biên giới mở đầu những trang sử vẻ vang của đội. Ngày 19/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới vùng biên giới để kiểm tra việc sửa chữa cầu đường từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, thăm lực lượng thanh niên xung phong mở đường và một số đơn vị vận tải, kho tàng dọc tuyến.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa

  • A đánh điểm, diệt viện và đánh vận động
  • B chiến trường chính và vùng sau lưng địch
  • C tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân
  • D  bao vây, đánh lấn và đánh công kiên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

So sánh, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch để làm phân tán lực lượng quân Pháp, không cho chúng tập trung quân tấn công lên Việt Bắc.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm1947 và Biên giới năm 1950?

  • A Đánh địch khi chúng còn mạnh.
  • B Tiêu hao sinh lực địch.
  • C Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận.
  • D Chủ động mở chiến khi có thời cơ thuận lợi.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, suy luận

Lời giải chi tiết:

Từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm1947 là chiến dịch mà ta chủ động tiến công đẩy lùi cuộc tiến công của địch, chiến dịch Biên giới năm 1950 là chiến dịch có qui mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở để chống lại âm mưu và hành động mới của Pháp và Mĩ. Cả hai chiến dịch này ta đều giành thắng lợi gây cho Pháp nhiều khó khăn trên chiến trường

=> bài học kinh nghiệm : chủ động mở chiến khi có thời cơ thuận lợi, chủ động đánh địch khi cơ hội đến

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đầu 1950, chính phủ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể hiện tinh thần chủ yếu nào sau đây trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Sự tương trợ của phe xã hội chủ nghĩa
  • B Chiến tranh lạnh.
  • C Xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
  • D Xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, suy luận

Lời giải chi tiết:

Đầu 1950, chính phủ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể hiện tinh thần chủ yếu đó là sự tương trợ của phe XNCN đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác và toàn diện về tình hình nước ta trong năm 1950?

  • A Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
  • B Tuy nước ta giành được ưu thế tuyệt đối so do đế quốc Mĩ can thiệp nên ta gặp nhiều khó khăn.
  • C Thời cơ chiến lược mới đã đến, nước ta có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • D Nhân dân ta có thêm thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết:

- Thuận lợi: Năm 1950, ta được Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

- Khó khăn: Tháng 5/1950, Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh ở Đông Dương. => Ngoài kháng chiến chống Pháp, ta sẽ còn phải kháng chiến chống Mĩ. Trên thực tế, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, đất nước ta bị chia cắt hai miền và nhân dân ta phải tiếp tục kháng chiến chống Mĩ trong 21 năm (1954 – 1975).

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close