30 bài tập Các nước Đông Bắc Á mức độ dễ

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Trung Quốc thực hiện cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng năm nào

  • A 12/1978
  • B 12/1980                      
  • C 12/1986
  • D 12/1975

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 23)

Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu công cuộc cải cách kinh tế - xã hôi của đất nước.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong 20 năm (1978-1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nào dưới đây

  • A Năm 1998, GDP Trung Quốc đạt 7000 tỉ USD
  • B Sản lượng cá đứng thứ hai thế giới
  • C Tổng sản phẩm của Trung Quốc chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
  • D GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 23, chữ in nhỏ)

Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được được nhiều thành tựu, đất nước có những biến đổi căn bản, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, GDP tăng trung bình trên 8%.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

  • A Ngày 18 – 1 – 1950
  • B Ngày 14 – 2 – 1950
  • C Ngày 1 – 1 – 1950
  • D Ngày 12 – 4 – 1950

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 22)

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau năm 1949 là: thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sư phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Ngày 18 - 1- 1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách mở của (từ năm 1978) là gì?

  • A Lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.
  • B Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
  • C Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc
  • D Đưa Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế phát trển nhất thế giới. 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với các nước nào?

  • A Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam , Cuba
  • B Liên Xô, Mông Cổ,Lào, Inđônêxia, Việt Nam
  • C Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
  • D  Mĩ, Liên Xô, Mông Cổ

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 24, chữ in nhỏ)

Trong công cuộc cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978), chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi, vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng được nâng cao. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quóc đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia, …mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

Sau sự kiện quân đội Trung Quốc mỏ đầu cuộc tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam (2-1979), quan hê hai nước xấu đi. Đến tháng 11 – 1991, hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á ”

  • A Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
  • B Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo
  • C  Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
  • D Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 20).

Sau khi thành lập, các nước Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế. Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan).

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Sự kiện nào đã đánh dấu Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng con người bay vào vũ trụ?

  • A Tháng 11/2011, phóng tàu “ Thần Châu 8” bay vào vũ trụ
  • B Tháng 10/2003, phóng tàu “Thần Châu 5” bay vào vũ trụ
  • C Tháng 3/2003, phóng tàu “Thần Châu” bay vào vũ trụ
  • D Tháng 6/2013, phóng tàu “Thần Châu 10” bay vào vũ trụ

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 24, chữ in nhỏ)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay Trung Quốc đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A Thực hiện được lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc
  • B Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô
  • C Mở rộng quan hệ hữu nghị, đối ngoại hợp tác với các nước trên thế giới
  • D Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 24).

Từ những năm 80, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi, vai trò và địa vị quốc tế của nước này ngày càng được nâng cao.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới vào khoảng thời gian nào?

  • A Trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XX
  • B Trong những năm 80- 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI
  • C Sau chiến tranh thế giới thứ thứ hai
  • D Trong những năm 70 -80 của thế kỉ XX

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 23, chữ in nhỏ)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến

  • A 38
  • B 39
  • C 40
  • D 41

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 19

Lời giải chi tiết:

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.

-         Tháng 8-1948, ở phía Nam bán đâỏ Triều Tiên, Nhà nước Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập.

-         Tháng 9-1948, ở phía Bắc, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào nói về biến đổi kinh tế các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Thắng  lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • B Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến 38
  • C Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế
  • D Đưa Nhật Bản trở thành nước theo chế độ dân chủ đai nghị tư sản

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 20)

Lời giải chi tiết:

Sau khi thành lập, các nước và vùng lãnh thồ ở Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế. Trong nửa sau thế kỉ XIX, khi vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong bốn “con rồng” kinh tế ở châu Á thì Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan), còn Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong những năm 80-90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh và cao nhất thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ý nào dưới đây không phản ánh mối quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam?

 

  • A Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10-1949).
  • B Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1-1950).
  • C Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11-1991).
  • D Hồng Công, Ma Cao trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc (1999).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 24, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12- 1999) đây là sự kiện của riêng Trung Quốc, không phản ảnh mối quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc với Việt Nam.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12-1978 là:

  • A Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
  • B Đưa Trung Quốc thành cường quốc về kinh tế
  • C Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế
  • D Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 23

Lời giải chi tiết:

Đường lối cải cách kinh tế -xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề ra từ tháng 12-1978. Sau đó được nâng lên thành đường lối chung tại Đại hội XII (9-1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10-1987) của đảng với nội dung:

- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

- Nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quố, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã đạt được những thành tựu là:

  • A Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
  • B kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới.
  • C nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
  • D Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên không gian.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 23.

Lời giải chi tiết:

Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng là

  • A  Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác
  • B cách mạng Trung Quốc thắng lợi.
  • C nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
  • D  Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp ước hợp tác.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Sgk 12 trang 20.

Lời giải chi tiết:

Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á đều

 

  • A  là thuộc địa của Pháp.
  • B  là các nước phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
  • C giành được độc lập.
  • D bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 Sgk 12 trang 19.

Lời giải chi tiết:

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đề bị chủ nghĩa thực dân  nô dịch.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đặc điểm của đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc? 

  • A  Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
  • B Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
  • C Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm.
  • D Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 23.

Cách giải:

Lời giải chi tiết:

Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra là: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc có ý nghĩa gì?

  • A Tiêu diệt chế độ phong kiến
  • B Làm thất bại âm mưu của đế quốc Mĩ
  • C Đưa Trung Quốc vào kỉ nguyên mới, tăng cường lực lượng cho chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
  • D Tiêu diệt tận gốc Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 21

Lời giải chi tiết:

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. Với thắng lợi này, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt 100 năm nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Trung Quốc cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là

 

  • A Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng sp với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.
  • B Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.
  • C Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  • D Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 23.

Lời giải chi tiết:

Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rỏ rệt.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nội dung sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Sự ra đời hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
  • B Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  • C Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
  • D Đạt nhiều thành tựu quan trọng xây dựng đất nước.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 bài 3, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

*Khái niệm: Các nước Đông Bắc Á là những nước có vị trí nằm ở phía đông – bắc châu Á. Bao gồm các nước : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

 *Đặc điểm khu vực: Là khu vực rộng lớn (Hơn 10 triệu km²). Dân số đông nhất thế giới (Khoảng 1 tỉ 510 triệu người). Có tài nguyên thiên nhiên phong phú…Truớc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này (trừ Nhật Bản) đều bị nô dịch…

 *Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á. 

 - Sự biến đổi về mặt chính trị : 

 + Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là: 

 · Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949) 

· Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (8 – 1948). · Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 – 1948). · Dân chủ hoá nước Nhật.

 + Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh lạnh”.

· Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu. · Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu. · Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên Xô,…

 * Sự biến đổi về mặt kinh tế : Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.

 - Hiện nay, “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 “con Rồng” là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan…

- Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. (Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 1960 đến 1969 là 10,8%…).

- Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới…(GDP tăng trung bình hằng năm trên 8%…)

- Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước…

Đối với Trung Quốc, vùng Hồng Công và Mao Cao vẫn là những vùng đất thuộc của Anh và Bồ Đào Nha, cho đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX mới trở về chủ quyền của Trung Quốc.Triều Tiên không được thống nhất cho đến nay, tồn tại tình trang chia cắt thành hai nhà nước riêng biệt.

=> Sau chiến tranh thế giới thứ hai, không phải tất cả các nước Đông Bắc Á đều từ các nước thuộc đìa trở thành các nước độc lập.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Biến đổi quan trọng của Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

 

  • A sự thất bại của Quốc dân Đảng.
  • B  cuộc nội chiến giữa hai miền Triều Tiên.
  • C  sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  • D  nội chiến giữa hai Đảng ở Trung Quốc.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Biến đổi quan trọng của Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là biến đổi có ý nghĩa đối với cả khu vực. Các đáp án A, B, D đều là những diễn biến của riêng Trung Quốc và Triều Tiên sau năm 1945. Đáp án C: sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) đã thể hiện một nước lớn ở Đông Bắc Á đã giành độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai, kết thúc cuộc nội chiến của Đảng Cộng sản với Quốc Dân đảng có sự giúp đỡ của Mĩ. Đây là sự kiện quan trọng đối với các nước Đông Bắc Á khi Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là

  • A Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.
  • B  Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới
  • C Tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
  • D Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 21, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) có ý nghĩa:

Đối với Trung Quốc: chấm dứt hơn 100 nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiền lên chủ nghĩa xã hội.

Đối với thế giới:

+ Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

+ Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.

=> Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là tạo điều kiên cho chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Địa vị quốc tế của Trung Quốc từ sau năm 1978 không ngừng được nâng cao là do

 

  • A Trung Quốc đã trở thành cường quốc về quân sự khiến các nước phải kính nể.
  • B sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, bình thường hóa quan hệ với nhiều nước.
  • C Trung Quốc là một quốc gia có tiềm lực kinh tế và dân số đông nhất thế giới.
  • D Trung Quốc là ủy viên trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 24, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Về chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay có nhiều thay đổi bằng cách điều chỉnh chính sách và mở rộng quan hệ đối ngoại và mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới dã giúp cho đại vị và vai trò của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là do

  • A quyết định của Hôi nghị Ianta (2- 1945).
  • B tác động của cuộc Chiến tranh lạnh.
  • C hai miền Triều Tiên thỏa thuận, kí kết hiệp định tại Bàn môn Điếm (1953).
  • D Thỏa thuận của Mĩ và Liên Xô.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 19, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.

- Tháng 8-1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Nhà nước Đại hàn Dân quốc được thành lập.

- Tháng 9-1948, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời.

Tháng 6-1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên (một trong những cuộc chiến tranh cục bộ trong chiến tranh lạnh) bủng nổ, kéo dài đến tháng 7-1953. Hai bên kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn là danh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo.

=> Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là di tác động của Chiến tranh lạnh.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là

  • A Cuộc cách mạng dân chủ tư sản          
  • B Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
  • C Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa          
  • D Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 21, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đánh dấu mốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc.

=> Cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

Cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất dân tộc dân chủ vì:

– Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị – xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.

– Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.

– Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch.

=>  Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) đánh dấu nhiệm vụ tiếp theo của Trung Quốc như thế nào?

  • A Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • B Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  • C Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên tư bản chủ nghĩa.
  • D Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 21, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

=> Như vậy, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) đánh dấu nhiệm vụ tiếp theo của Trung Quốc là hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đánh dấu Trung Quốc:

  • A Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
  • B Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản
  • C Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • D Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 21)

Lời giải chi tiết:

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

Với thắng lợi này, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa tiến vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Ý nào dưới đây phản ánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc?

  • A Gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969).
  • B  Mở cuộc tiến công  6 tỉnh biên giới phía Bấc Việt Nam (1979).
  • C Thiết lập quan hệ ngoại giao (1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1991).
  • D  Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Nhật Bản.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 24, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sự kiện Trung Quốc mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc Việt Nam (2-1979) đã ảnh hưởng xấu đến quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đến tháng 11-1991, hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Sư kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của Trung Quốc chính thức hoàn thành?

  • A  Cuộc chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi.
  • B Cuộc nội chiến thất bại, lực lượng Quốc dân đảng phải rút chạy từ Đài Loan.
  • C Cuộc nội chiến kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  • D Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk 12 trang 21, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. Sự kiện này đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của Trung Quốc chính thức hoàn thành.

Chọn đáp án: C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Lễ ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (7/1953) trên bán đảo Triều Tiên chứng tỏ

  • A CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đi theo định hướng khác nhau
  • B mở ra quá trình thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
  • C cuộc nội chiến giữa hai miền Triều Tiên kết thúc.
  • D hai nước cùng bắt tay xây dựng đất nước.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk 12 trang 20, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Tháng 7-1953, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc đã kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo. Điều này chứng tỏ, hai miền Triều Tiên đi theo định hướng khác nhau, có sự chi phối của Mĩ và Liên Xô.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close