20 bài tập Các nước Đông Bắc Á mức độ khóLàm bàiCâu hỏi 1 : Ý nào dưới đây phản ánh hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong năm 1972 đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân Việt Nam nhận được rất nhiều sư giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy đã gây nên cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô những sau đó vào những năm cuối thập kỉ 70 hai bên lại có chuyế thăm lẫn nhau. Đối với Trung Quốc cũng vậy, Mĩ sang thăm nước này (2-1972), đến năm 1979 thì quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa hai nước. Mĩ âm mưu đặt quan hệ ngoại giao với hai nước lớn nhằm cô lập phong trào đấu trang của nhân dân ta. ð Tông thống Mĩ thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu giữa hai nước đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta. Chọn đáp án: C Câu hỏi 2 : Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa chính trị thế giới
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Sau năm 1945, trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập, đó là đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Cũng từ năm 1947, chiến tranh lạnh do Mĩ phát động được diễn ra và kéo dài đến năm 1989 mới chính thức kết thúc. Trật tự hai cực Ianta và chiến tranh lạnh chi phối mạnh mẽ tình hình chính trị thế giới. ð Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa đã làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. Tăng ưu thế về phe Xã hội chủ nghĩa. Chọn đáp án: C Câu hỏi 3 : Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 21). Cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ bởi vì : – Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị – xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng. – Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc. – Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vàOovòng nô dịch. – Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945). Chọn đáp án: B Câu hỏi 4 : Đối với Việt Nam, sự ra đời của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa là
Đáp án: A Lời giải chi tiết: Điều này quy định bởi vị trí địa lí của Việt Nam gần với Trun g Quốc. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và theo con đường xã hội chủ nghĩa sẽ tạo điều kiện thoát khỏi thế bi bao vây, cô lập, Việt Nam cũng có thể liên lạc dễ dàng hơn với phe xã hội chủ nghĩa và thế giới dân chủ. Chọn đáp án: A Câu hỏi 5 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tổ nào cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động khác trước?
Đáp án: A Lời giải chi tiết: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải phóng chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao. - Sự đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng (Nội chiến 1946 – 1949) tạo ra sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc so với các quốc gia khác. Đến ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập cũng là mốc đánh dấu sự thắng lợi của Đảng Cộng sản đối với Quốc Dân đảng. Chọn đáp án: A Câu hỏi 6 : Cách mạng Trung Quốc thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
Đáp án: B Lời giải chi tiết: Cuối năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, tạo điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự kiện quan trọng tăng cường lực lượng của phe chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội được mở rộng từ Âu sang Á. Cách mạng Trung Quốc thành công đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới, cổ vũ, giúp đỡ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có Việt Nam. Chọn đáp án: B Câu hỏi 7 : Cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc thực chất là
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc diễn ra từ năm 1946 đến năm 1949 giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng. - Đảng Cộng sản Trung Quốc: Có sự giúp đỡ của Liên Xô về kinh tế và quân sự, là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc. ð Nếu thắng lợi sẽ đưa Trung Quốc theo con đường Chủ nghĩa xã hội. - Quốc Dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đai diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp mà sẵn sáng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch. ð Nếu thắng lợi sẽ đưa Trung Quốc theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Như vậy, cuộc nội chiến 1946- 1949 thực chất là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa tư bản. Chọn đáp án: D Câu hỏi 8 : Điểm tương đồng về bối cảnh trong nước giữa Việt Nam và Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX là
Đáp án: C Phương pháp giải: so sánh. Lời giải chi tiết: Tình hình Việt Nam và Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX: - Việt Nam: cũng suy yếu, khủng hoảng trầm trọng: nông nghiêp sa sút, công thương nghiêp đình đốn, quân sự lạc hậu; chính sách đối ngoại sai lầm; nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại triều đình đã nổi ra. - Trung Quốc: từ giữa thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh suy yếu, khủng hoảng và bị các nước đế quốc xâu xé nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra. Chọn đáp án: C Câu hỏi 9 : Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian
Đáp án: A Phương pháp giải: sắp xếp. Lời giải chi tiết: 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. (1-10-1949) Câu hỏi 10 : Điểm giống nhau giữa “Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là:
Đáp án: C Phương pháp giải: phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: - Đáp án A: Nhật có tham gia G7 và G8 nhưng 4 con rồng kinh tế châu Á lại không - Đáp án B: Singapro tham gia liên minh quốc tế chống IS. - Đáp án C: Bốn con rồng kinh tế của châu Á bao gồm: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo. Các nước này đều đẩy mạnh các cải cách dân chủ, mở cửa hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm quản lí, đào tạo nhân lực,…. Các chính sách kinh tế của Nhật Bản cũng cải cách mở cửa và tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó chú trọng là Mĩ, Đông Nam Á và Tây Âu. - Đáp án D: chỉ có Nhât Bản là không chi nhiều tiền chi quốc phòng và an ninh. Chọn đáp án: C Câu hỏi 11 : Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000) được đánh giá là
Đáp án: C Phương pháp giải: Đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết: *Hoàn cảnh - Tháng 12 – 1979, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (tháng 9 – 1982), đặc biệt là Đại hội XIII (tháng 10 – 1987) * Nội dung: - Lấy phát triển kinh tế là trung tâm - Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mac – Lê – nin, tư tưởng Trung hoa Dân Quốc Mao Trạch Đông) - Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Cải cách mở cửa ở Trung Quốc được đề ra trong năm 1978 là một bước đi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80 của thế kỉ XX, bởi nhìn vào những thành tựu Trung Quốc đạt được đã minh chứng cho điều đó: + Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. + Cơ cấu thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, lấy từ chỗ nông nghiệp làm chủ yêu, đến năm 2000 thu nhập nông nghiệp chỉ còn 16%. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. + Khoa học – kĩ thuật, văn hóa và giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tựu quan trọng. + Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (tháng 7 – 1997) và Ma Cao (tháng 12 – 1999). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của chính phủ Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Chọn: C Câu hỏi 12 : Thắng lợi nào đã mở ra bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta?
Đáp án: A Phương pháp giải: Phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết: Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nếu bên nào mạnh hơn thì trật tự đó sẽ xói mòn. Ngày 1-10-1949, cách mang dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Trung Quốc thành công cũng làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội. => Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc (1949) đã mở ra bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta. Chọn: A Câu hỏi 13 : Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?
Đáp án: D Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trung Quốc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô với Mĩ đang là hai cực của trật tự hai cực Ianta đại diện cho hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Nếu có một quốc gia lớn đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ nghĩa sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Trung Quốc xây dựng đất nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa đã tăng sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á. => Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã làm cho bản đồ địa – chính trị thế giới thay đổi. Chọn: D Câu hỏi 14 : Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là do
Đáp án: B Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miền Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất. => Như vậy, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là do tac động của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ. Chọn: B Câu hỏi 15 : Từ năm 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?
Đáp án: B Phương pháp giải: so sánh Lời giải chi tiết: Từ năm 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có điểm mới so với trước là: Thực hiện cải cách mở cửa. Chọn: B Câu hỏi 16 : Trong nửa sau thế kỷ XX, tình hình chung của các nước Đông Bắc Á là
Đáp án: B Phương pháp giải: So sánh. Lời giải chi tiết: - Đáp án A loại vì Nhật không bất ổn về chính trị. - Đáp án B lựa chọn vì nửa sau thế kỷ XX, tình hình chung của các nước Đông Bắc Á là các nước Đông Bắc Á đều đạt thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. - Đáp án C loại vì chỉ có Trung Quốc, Triều Tiên đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Đáp án D loại vì Nhật không đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc. Chọn: B Câu hỏi 17 : Bài học kinh nghiệm quan trọng bậc nhất mà Việt Nam rút ra từ sự thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là gì?
Đáp án: A Phương pháp giải: phân tích, loại trừ Lời giải chi tiết: D: Không đúng B,C: chưa phải là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất A: thuộc về nguyên nhân chủ quan, nhấn mạnh yếu tố đường lối chỉ đạo và vai trò lãnh đạo của ĐCS. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc cải cách. Đối chiếu sang Liên Xô tiến hành cải tổ không thành công do nguyên nhân thiếu 1 đường lối nhất quán và xa rời sự lãnh đạo của ĐCS Liên Xô -> Bài học: Kiên trì chuyên chính vô sản và sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Chọn: A Câu hỏi 18 : Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 và công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 là
Đáp án: A Phương pháp giải: phân tích, so sánh Lời giải chi tiết: - Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 với đường lối lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thi trường XHCN linh hoạt hơn - Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới (1986), Đảng chủ trương đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế Chọn: A Câu hỏi 19 : Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng Trung Quốc?
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk 12 trang 21, suy luận. Lời giải chi tiết: - Các đáp án A, C, D: đều là kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Đáp án B: cuộc nội chiến giữa Quốc dân dảng và Đảng Cộng sản (1946 – 1949) đánh dấu bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch phải rút ra đảo Đài Loan => Không hề có sự thỏa thuận ngừng bắn và phân chia vùng cai quản giữa hai đảng này ở Trung Quốc. Chọn: B Câu hỏi 20 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới được đánh dấu bằng thắng lợi của
Đáp án: B Phương pháp giải: Nhận xét, đánh giá. Lời giải chi tiết: Sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), Liên Xô tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội -> là quốc gia duy nhất trên thế giới theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, đối trọng với các nước tư bản chủ nghĩa. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu giành thắng lợi -> Các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời, xây dựng và phát triển đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa => Chủ nghĩa xã hội từ đây đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. - Năm 1949, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đánh dấu hệ thống chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á. Chọn: B
|