30 bài tập Các nước châu Phi và Mĩ Latinh mức độ dễ

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Sự kiện nào dưới đây được xem là “Năm châu Phi”?

  • A Hiến pháp Nam Phi ra đời
  • B Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành độc lập
  • C 17 nước châu Phi được trao trả độc lập
  • D Binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập nổi dậy

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk lịch sử 12, trang 36

Lời giải chi tiết:

Sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập năm 1960 được lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi".

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi là 

  • A Môdămbích và Ănggôla                        
  • B Angiêri va Tuynidi                                
  • C Ai Cập và Libi
  • D Marốc và Xuđăng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 35

Lời giải chi tiết:

Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX. Trước hết là khu vực Bắc Phi.

-         Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharúc, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953).

-         Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành độc lập

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Sự kiện lịch sử nào đánh dấu về cơ bản chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi ?

  • A Năm 1952, nhân dân Ai Cập và Libi giành được độc lập
  • B Năm 1960, 17 quốc gia giành độc lập
  • C Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha
  • D Năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 36.

Lời giải chi tiết:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thục dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bi tan rã.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài bị sụp đổ ở nước nào của khu vực Mĩ Latinh?

  • A Cu Ba                
  • B Pêru 
  • C Chi lê                   
  • D Haiti

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 39

Lời giải chi tiết:

 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh phát triển manh  mẽ, tiêu biểu là phong trào lật đổ chế độc độc tài thân Mĩ Batixta ở Cuba. Cho đến ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.

Chon đáp án: A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các quốc gia khu vực Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa của thực dân

  • A Anh
  • B Mỹ
  • C Tây Ban Nha
  • D Bồ Đào Nha

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 38, 39

Lời giải chi tiết:

Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thể kỉ XIX, nhưng ngay sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ngày 1/1/1959 là ngày thắng lợi của cách mạng ở

  • A Nicaragoa
  • B Panama
  • C Grênađa
  • D Cu Ba.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 39

Lời giải chi tiết:

Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu. Đây là cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ giành thắng lợi lớn nhất ở Mĩ Latinh.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?

  • A Mĩ Latinh               
  • B Đông Phi              
  • C Đông Bắc Á            
  • D Đông Nam Á

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 40)

Lời giải chi tiết:

Cùng với những hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để  thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy”.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Bản Hiến pháp tháng 11-1993 của Nam Phi nhắn đến điều gì về chế độ phân biệt chủng tộc?

  • A Đó là di chứng của chế độ thực dân, đế quốc
  • B Chính thức xóa bỏ Chế độ phân biệt chủng tộc
  • C Tiếp tục duy trì Chế độ phân biệt chủng tộc
  • D Manđêla trở thành Tổng thống của Nam Phi

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 37)

Lời giải chi tiết:

Ngay tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX là?

  • A Mê – hi – cô
  • B . Braxin
  • C Ác – hen – ti – na
  • D Hai –i – ti

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk 11 trang 29)

Lời giải chi tiết:

Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ  Latinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước đã giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX. Năm 1791, ở Ha-i-ti bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của người da đen dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Le-véc-tuy-a. Năm 1804, cuộc đấu tranh giành thắng lợi. Ha-i-ti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ  Latinh.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Năm 1934, Mỹ đưa ra chính sách đối ngoại với khu vực Mĩ Latinh như thế nào? 

  • A “Cây gậy và củ cà rốt”
  • B “Ngoại giao đồng đôla”
  • C “Láng giềng thân thiện”.
  • D Cam kết và mở rộng”.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Các chính quyền độc tài quân sự ở các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được thành lập bởi sự giúp đỡ của nước nào?

  • A Cuba.
  • B Nhật
  • C Đức
  • D

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 39

Lời giải chi tiết:

Tháng 3-1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, chế độ độc tài Batixta  được thiết lập và thi hành các chính sách phản động.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở Châu Phi

  • A Năm 1994, Nenxon Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên
  • B Năm 1975,  nước cộng hoà Anggola và Môdămbich ra đời
  • C Năm 1960,  “Năm châu Phi”
  • D Năm 1962,  Angieri được công nhận độc lập

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 36

Lời giải chi tiết:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Sự kiện nào dưới đây diễn ra trên đất nước Cuba vào ngày 1/1/1959

  • A 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada
  • B Nước Cộng hoà Cuba ra đời
  • C Chế độ độc tài Batixta được thiết lập
  • D Mĩ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 39

Lời giải chi tiết:

Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?

  • A Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ở Ăngôla
  • B Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
  • C Chiến  sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thưc dân.
  • D Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 37. 

Lời giải chi tiết:

Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Nenxơn Manđêla, này là tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi . Trước đó, ông là Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC).

Chọn đáp án: B 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Câu nào dưới đây không đúng?

  • A Ngày 18/3/1962, Pháp kí hiệp định công nhận độc lập của Angiêri.
  • B Ngày 1974, cách mạng Êtiôpia thắng lợi
  • C Năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc ở Angôla và Môdămbich thắng lợi.
  • D Năm 1976, Nammibia tuyên bố độc lập.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 36. 

Lời giải chi tiết:

Namibia tuyên bố độc lập vào ngày 21 – 3 – 1990.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đối tượng chủ yếu của cách mạng ở các nước Mỹ Latinh là?

  • A Chế độ Apácthai
  • B Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
  • C Giai cấp địa chủ phong kiến
  • D Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 39. 

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A: chế độ Apacthai cũng là một hình thức của chủ nghĩa thực dân cũ nhưng là đối tượng của cách mạng Nam Phi.

- Đáp án B: chủ  nghĩa thực dân kiểu cũ là đối tượng chủ yếu của cách mạng châu Phi.

- Đáp án C: giai cấp địa chủ phong kiến, đây là đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp, nhiệm vụ của Mĩ Latinh trước nhất vẫn là đấu tranh  giành độc lập dân tộc.

- Đáp án D: chế độ tay sai (chế độ đôc tài do Mĩ hậu thuẫn), chủ nghĩa thực dân mới (Mĩ)

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Những nước nào dưới đây là nước công nghiệp mới?

  • A Chi lê, Braxin
  • B Mehico, Cuba
  • C Braxin, Achentina
  • D  Achentina, Nacaragoa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 40

Lời giải chi tiết:

Trong khu vực Mĩ Latinh có hai quốc gia thuộc nước Công nghiệp mới là: Braxin, Achentina.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?

  • A Angiêri giành được độc lập (1962)
  • B Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ (1993).
  • C "Năm châu Phi" (1960).
  • D Thắng lợi của  cách mạng 2 nước Môdămbích và Ănggôla (1975).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 36. 

Lời giải chi tiết:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Phiđen Cátxtơrô là lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân nước nào?

  • A Cuba  
  • B Vênêxuêla    
  • C Áchentina   
  • D Côlômbia.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 39

Lời giải chi tiết:

Phiđen Cátxtơrô là lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Cuba chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong thập niên 60 – 70 phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh

  • A phát triển nhanh chóng và giành nhiều thắng lợi.
  • B không phát triển.
  • C có bước phát triển.
  • D ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 39. 

Lời giải chi tiết:

Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực Mĩ latinh ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?

 

  • A Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953).
  • B Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cu-ba (1956).
  • C Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
  • D Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 39

Lời giải chi tiết:

Nhân dân Cuba đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính Môcađa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô lãnh đạo.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh:

  • A Từ năm 1945 đến năm 1959
  • B Từ những năm 60 đến những năm 70 của Thế kỷ XX
  • C Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX
  • D Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 39., suy luận

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh là từ những năm 60 đến những năm 70 của Thế kỷ XX. Do trong khoảng thời gian này, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu phi được mệnh danh là “lục địa trỗi dậy” vì

  • A là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
  • B 17 nước giành được độc lập
  • C đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghãi thực dân mới ở châu lục này
  • D phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 suy luận

Lời giải chi tiết:

- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.

- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh chiu tác động bởi nhiều nhân tố

+Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi… 

Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi.  Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. 

 +Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… 

Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi…  Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.   Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân… 

=> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.

Chọn đáp án: D

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Hình thức đấu tranh nào sau đây không được nhân dân Mĩ Latinh sử dụng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường                         
  • B Bãi công của công nhân
  • C Nổi dậy của nông dân
  • D Tẩy chay, bất hợp tác với Mĩ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 40, loại trừ. 

Lời giải chi tiết:

Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập chính phủ tiến bộ, cao trào đâu tranh vũ trang cũng bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy”

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì

  • A Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa
  • B Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc
  • C Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân
  • D Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy  luận.

Lời giải chi tiết:

Chế độ phân biệt chủng tộc là thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

Trải qua một quá trình đấu tranh bền bỉ, tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

  • A Mêhicô
  • B Braxin
  • C Haiiti
  • D Cuba

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 39, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ  độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.

Ngày 1-1-11959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

=> Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Vai trò nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen –xơn Man-đê-la?

  • A Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
  • B Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. 
  • C Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân. 
  • D Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 37, Suy luận

Lời giải chi tiết:

Nelson Mandela là một trong những nhà lãnh đạo đáng kính nhất trên thế giới, người đã lãnh đạo cuộc đấu tranh thay thế chế độ Apartheid mang lại nền dân chủ tự do cho Nam Phi. Năm 1990, sau khi bị cầm tù trong 27 năm, ông trở lại chính trường và trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi và sau đó đã đóng vai trò đi đầu chiến đấu để chấm dứt triệt để nạn phân biệt chủng tộc ở quốc gia này. Năm 1993, ông giành giải Nobel Hòa bình.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

 Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A chống chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
  • B chống chế độ độc tài thân Mĩ.
  • C chống chế độ độc tài Batixta.
  • D chóng chế độ thực dân Tây Ban Nha.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 38, 39.

Lời giải chi tiết:

Nhiều nước ở khu vực Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế ki XIX nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.

=> Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển.

=> Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Kết quả phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A Đều đã giành được độc lập.
  • B Lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ.
  • C Thành lập các nước cộng hòa. 
  • D  Lật đổ chủ nghĩa thực dân mới.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A: các phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều đã giành thắng lợi.

Đáp án B: lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ là kết quả của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Đáp án C: mỗi quốc gia sau khi giành độc lập xây dựng chế độ xã hội khâc nhau.

Đáp án D: lật đổ chủ nghĩa thực dân mới (cụ thể là Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ) là kết quả phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ?

  • A Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.
  • B Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc
  • C Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân
  • D Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 37, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Chế độ phân biệt chủng tộc là thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

Trải qua một quá trình đấu tranh bền bỉ, tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thưức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close