20 bài tập Các nước châu Phi và Mĩ Latinh mức độ khóLàm bàiCâu hỏi 1 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thực dân bị tàn phá nặng nề, cần phải tập trung sức lực để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhân cơ hội đó, nhân dân các quốc gia châu Phi đã “trỗi dậy” đấu tranh và lần lượt giành được độc lập. - Ai Cập lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Câp. - Năm 1952, nhân dân Libi giành độc lập . - Nhân dân Angiêri giành độc lập sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 – 1962) Chọn đáp án: D Câu hỏi 2 : Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Chọn đáp án: D Câu hỏi 3 : Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án: A Phương pháp giải: phân tích. Lời giải chi tiết: Từ đầu thế kỉ XIX, các nước Mĩ Latinh đã chịu cảnh lệ thuộc vào Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự. Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế, phong trào đấu tranh của các nước Mĩ Latinh nhằm lật đổ chế độc tài thân Mĩ phát triển. Chọn đáp án:A Câu hỏi 4 : Lãnh tụ Phiđen Catxtoro có đóng góp quan trọng nào cho phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba?
Đáp án: D Lời giải chi tiết: (Sgk trang 30) Phiđen Cátxtơrô (13-8-1927), là Tiến sĩ luật. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng chống chế độ độc tài. Sau cuộc tấn công trại lính Môncađa không thành, ông bị bắt giam. Ra tù, sang Mêhicô, Phiđen tích cực chuẩn bị lực lượng. Đến cuối năm 1956, ông cùng 82 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài, thành lập nước Cộng hòa Cuba. Chọn đáp án: D Câu hỏi 5 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng chủ yếu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tcộ ở châu Phi và Mĩ Latinh là:
Đáp án: A Lời giải chi tiết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng tư sản ở các nước châu Phi và Mĩ Latinh phát triển, nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc vì giai cấp vô sản chưa trưởng thành, chưa có một chính đảng độc lập, thậm chí chưa có tổ chức công đoàn trước khi giành độc lập. Cụ thể ở châu Phi, giai cấp vô sản ở ba nước thuộc Bắc Phi và Nam Phi đã có Đảng Cộng sản nhưng lại không nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Chọn đáp án: A Câu hỏi 6 : Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa Apacthai ở châu Phi là gì?
Đáp án: B Lời giải chi tiết: Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ. Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ. Chọn đáp án: B Câu hỏi 7 : Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: A Lời giải chi tiết: Mục tiêu đấu tranh của các nước khu vực: - Châu Phi: Chống chế độ thực dân cũ là: Anh, Pháp, Bồ Đào Nha giành độc lập dân tộc - Mĩ Latinh: Lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ (thực dân mới), xây dựng chính quyền dân chủ tiến bộ. Chọn đáp án: A Câu hỏi 8 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lâp ở châu Phi là gì?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố chủ quan quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc là sự phát triển manh mẽ của lực lượng dân tộc. Trong đó, ở châu Phi là giai cấp tư sản trưởng thành, nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Chọn đáp án: B Câu hỏi 9 : Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước Mĩ Latinh sớm giành độc lập từ đầu thế kỉ XIX sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân
Đáp án: B Phương pháp giải: (Sgk trang 38), so sánh, suy luận Lời giải chi tiết: Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước Mĩ latinh đều giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ thế kỉ XIX, nhưng ngay sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. Chọn đáp án: B Câu hỏi 10 : Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Đáp án: C Phương pháp giải: (Sgk trang 39), suy luận Lời giải chi tiết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. Ngày 1-1-11959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi. ð Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn đáp án: C Câu hỏi 11 : Sau Chến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy” vì
Đáp án: A Phương pháp giải: liên hệ Lời giải chi tiết: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được coi là “lục địa ngủ kĩ” do phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực này chưa phát triển mạnh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơ bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ, quyết liệt, biến Châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”. Chọn đáp án: A Câu hỏi 12 : Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: A Phương pháp giải: phân tích. Lời giải chi tiết: Bản đồ chính trị thế giới trước kia là sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bản đề chính trị thế giới đã không còn như trước nữa khi hàng loạt các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành được độc lập dân tộc. Cho nên những vùng đất thuộc quyền cai trị của các nước thực dân đã không còn nữa. Đơn cử như Trung Quốc, trong thời ki cận đại bi Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc….đến âu nă 1945, phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh dẫn đến sự thành lập của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhiêu nước khác ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh cũng đã giành được độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Chọn đáp án: A Câu hỏi 13 : Cho các dữ liệu sau: 1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. 2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla. 3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ. 4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đáp án: D Phương pháp giải: sắp xếp. Lời giải chi tiết: 1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. (1960) 2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla. (1975) 3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ.(1993) 4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập.(1956) Chọn đáp án: D (4,1,2,3). Câu hỏi 14 : Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: phân tích. Lời giải chi tiết: Từ sau năm 1975, nhân dân các nước thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ sự thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của cọn người. Chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Phải đến tháng 11 – 1993 thì chế độ phân biệt chủng tộc mới chính thức xóa bỏ. Chọn đáp án: C Câu hỏi 15 : Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
Đáp án: A Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết: Chế độ phân biệt chủng tộc là thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ. Trải qua một quá trình đấu tranh bền bỉ, tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi. => Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thức thống trị của chủ nghĩa thực dân. => Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở Nam Phi chứng tỏ một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ. Chọn đáp án: A Câu hỏi 16 : Đối tượng chủ yếu của cách mạng ở các nước Mỹ Latinh là?
Đáp án: D Phương pháp giải: phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: - Đáp án A: chế độ Apacthai cũng là một hình thức của chủ nghĩa thực dân cũ nhưng là đối tượng của cách mạng Nam Phi. - Đáp án B: chủ nghĩa thực dân kiểu cũ là đối tượng chủ yếu của cách mạng châu Phi. - Đáp án C: giai cấp địa chủ phong kiến, đây là đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp, nhiệm vụ của Mĩ Latinh trước nhất vẫn là đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Đáp án D: chế độ tay sai (chế độ đôc tài do Mĩ hậu thuẫn), chủ nghĩa thực dân mới (Mĩ) Chọn đáp án: D Câu hỏi 17 : Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian. 1. Nước Cộng hòa Ai Cập thành lập. 2. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. 3. Nhân dân Angiêri giành được thắng lợi. 4. Bản Hiến pháp đã chính thức xó bỏ chế độ Apácthai.
Đáp án: A Phương pháp giải: sắp xếp. Lời giải chi tiết: 1. Nước Cộng hòa Ai Cập thành lập. (1953) 2. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. (1960) 3. Nhân dân Angiêri giành được thắng lợi. (1962) 4. Bản Hiến pháp đã chính thức xó bỏ chế độ Apácthai. (11-1993) Chọn đáp án: A (1-2-3-4) Câu hỏi 18 : Quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng lớn từ chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam là
Đáp án: A Phương pháp giải: đánh giá Lời giải chi tiết: Quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng lớn từ chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam là Angiêri.
Chọn: A Câu hỏi 19 : Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
Đáp án: D Phương pháp giải: Đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết: Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 có vai trò to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh. Cụ thể là cách mạng Cuba thắng lợi đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh, cổ vũ phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh phát triển. Chọn D. Câu hỏi 20 : Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng mức độ phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: C Phương pháp giải: nhận xét, đánh giá Lời giải chi tiết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu phi và mĩ Latinh bùng nổ, giành được nhiều thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, mức độ phát triển không đều. Năm 1960 có đến 17 quốc gia giành độc lập và được gọi là “Năm châu Phi”. Chọn: C
|