Đề tham khảo thi THPT môn Vật lí - Đề số 2 (hay, chi tiết)

Trong các phát biểu sau đây về sự bay hơi và sự sôi của chất lỏng, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Trong các phát biểu sau đây về sự bay hơi và sự sôi của chất lỏng, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

  • A

    Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở mặt thoáng của khối chất lỏng.

  • B

    Sự hoá hơi xảy ra ở cả mặt thoáng và trong lòng của khối chất lỏng khi chất lỏng sôi.

  • C

    Sự bay hơi diễn ra chỉ ở một số nhiệt độ nhất định.

  • D

    Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ sôi.

Câu 2 :

Một vật được làm lạnh từ 25 ℃ xuống 5 ℃. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu Kelvin?

  • A

    15 K.

  • B

    20 K.

  • C

    11 K.

  • D

    18 K.

Câu 3 :

Gọi x, y và z lần lượt là khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí. Hệ thức đúng là

  • A

    z < y < x

  • B

    x < z < y

  • C

    y < x < z

  • D

    x < y < z

Câu 4 :

Một quả bóng có khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nội năng của

  • A

    chỉ quả bóng và của sân.

  • B

    chỉ quả bóng và không khí.

  • C

    chỉ mỗi sân và không khí.

  • D

    quả bóng, mặt sân và không khí.

Câu 5 :

Khi nói đến nhiệt độ của một vật ta thường nghĩ đến cảm giác “nóng” và "lạnh" của vật nhưng đó chỉ là tương đối vì cảm giác mang tính chủ quan. Cảm giác nóng, lạnh mà chúng ta cảm nhận được khi tiếp xúc với vật liên quan đến

  • A

    năng lượng nhiệt của các phân tử.

  • B

    khối lượng của vật.

  • C

    trọng lượng riêng của vật.

  • D

    động năng chuyển động của vật.

Câu 6 :

Nhiệt lượng được truyền vào hỗn hợp nước đá để làm tan chảy một phần nước đá. Trong quá trình này, hỗn hợp nước đá

  • A

    thực hiện công.

  • B

    có nhiệt độ tăng lên.

  • C

    có nội năng tăng lên.

  • D

    thực hiện công, có nhiệt độ tăng và nội năng cũng tăng.

Câu 7 :

Đại lượng nào sau đây được giữ không đổi theo định luật Boyle?

  • A

    Chỉ khối lượng khí.

  • B

    Chỉ nhiệt độ khí.

  • C

    Khối lượng khí và áp suất khí.

  • D

    Khối lượng khí và nhiệt độ khí.

Câu 8 :

Dựa vào đồ thị Hình dưới, hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A

    P1 > P2.

  • B

    P1 = P2.

  • C

    P1 < P2.

  • D

    P1 - P2 = 2P1.

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây về hằng số Avogadro là sai?

  • A

    Hằng số Avogadro là số lượng nguyên tử trong 0,012 kg cacbon-12.

  • B

    Giá trị của hằng số Avogadro là 6,02.1023.

  • C

    Hằng số Avogadro là số phân tử có trong một mol chất.

  • D

    Hằng số Avogadro chỉ áp dụng được cho các hạt đơn nguyên tử.

Câu 10 :

Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử?

  • A

    Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển

  • B

    Mùi nước hoa lan tỏa trong một căn phòng kín.

  • C

    Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn hoa trong nước yên lặng

  • D

    Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A

    Một điện tích đứng yên tạo ra một điện trường trong không gian xung quanh nó.

  • B

    Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích đứng yên trong nó.

  • C

    Một luồng điện tích tạo ra một từ trường trong không gian xung quanh nó.

  • D

    Từ trường tác dụng lực từ lên dòng điện ở trong nó.

Câu 12 :

Hình bên, khi thanh nam châm dịch chuyền lại gần ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

  • B

    Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực bắc của thanh nam châm.

  • C

    Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.

  • D

    Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

Câu 13 :

Khi được đưa lại gần nhau,

  • A

    hai điện tích cùng dấu sẽ hút nhau.

  • B

    hai dây dẫn có dòng điện cùng chiều sẽ đẩy nhau.

  • C

    hai dây dẫn có dòng điện ngược chiều sẽ hút nhau.

  • D

    hai cực cùng loại của hai nam châm sẽ đấy nhau.

Câu 14 :

Một dòng electron đang dịch chuyển theo chiều dương của trục Ox trong từ trường có cảm ứng từ hướng theo chiều dương của trục Oy (Hình bên). Lực từ tác dụng lên các điện tích có hướng

  • A

    theo chiều dương của Ox.

  • B

    theo chiều âm của Ox.

  • C

    theo chiều dương của Oz.

  • D

    theo chiều âm của Oz.

Câu 15 :

Trong hạt nhân nguyên tử sắt \({}_{26}^{56}Fe\;\)có bao nhiêu neutron?

  • A

    26 neutron.

  • B

    30 neutron.

  • C

    56 neutron.

  • D

    82 neutron

Câu 16 :

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A

    Độ phóng xạ của một khối chất phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ đó

  • B

    Chu kì bán rã của một chất phóng xạ phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

  • C

    Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

  • D

    Hằng số phóng xạ của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ của chất đó.

Câu 17 :

Hạt nhân \(_{11}^{23}Na\) và hạt nhân \(_{12}^{24}Mg\) có cùng

  • A

    điện tích.

  • B

    số nucleon.

  • C

    số proton.

  • D

    số neutron.

Câu 18 :

Xét phản ứng nhiệt hạch \(_1^2D + _1^2D \to _2^3He + X.\) Hạt X là

  • A

    proton.

  • B

    neutrino.

  • C

    neutron.

  • D

    positron.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Một bình đun nước nóng bằng điện có công suất 9,0 kW. Nước được làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình. Nước chảy qua buồng đốt với lưu lượng 5,8.10-2 kg/s. Nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt là 15 ℃. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi hao phí.

a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt là 50 ℃.

Đúng
Sai

b) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi.

Đúng
Sai

c) Nếu công suất điện giảm 2 lần thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là 35 ℃.

Đúng
Sai

d) Để điều chỉnh nhiệt độ của nước ra khỏi buồng đốt, ta có thể thay đổi: công suất điện; lưu lượng dòng nước; nhiệt độ nước đi vào.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Ngày 26 tháng 10 năm 2024 đã diễn ra lễ hội khinh khí cầu Tràng An – Cúc Phương năm 2024 tại Ninh Bình. Một khí cầu có thể tích V = 336 m3 và khối lượng vỏ m = 82 kg được bơm không khí nóng tới áp suất bằng áp suất không khí bên ngoài. Biết không khí bên ngoài có nhiệt độ 30 ℃ và áp suất 1 atm (1 atm = 101325 Pa); khối lượng mol của không khí ở điều kiện chuẩn là 29.10-3 kg/mol

a) Nhiệt độ của không khí bên ngoài khí cầu là 303 K.

Đúng
Sai

b) Cho rằng lực của gió không đáng kể lực chính đẩy khí cầu bay lên là lực Archimedes (Ác - xi - mét) tác dụng vào khí cầu.

Đúng
Sai

c) Cho rằng lực của gió không đáng kể để khí cầu bắt đầu bay lên thì nhiệt độ không khí nóng bên trong khí cầu là 368 K.

Đúng
Sai

d) Khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 30 ℃ và áp suất 1atm là 1,17 g/l.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Một đoạn dây dẫn nằm ngang được giữ cố định ở vùng từ trường đều trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Nam châm này được đặt trên một cái cân Hình bên. Phần nằm trong từ trường của đoạn dây dẫn có chiều dài là 1,0 cm. Khi không có dòng điện chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là 500,68 g. Khi có dòng điện có cường độ 0,34 A chạy trong đoạn dây dẫn, số chỉ của cân là 500,12 g. Lấy g = 9,80 m/s2. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Số chỉ của cân giảm đi chứng tỏ có một lực tác dụng vào cân theo chiều thẳng đứng lên trên.

Đúng
Sai

b) Lực tác dụng làm cho số chỉ của cân giảm là lực từ tác dụng lên đoạn đây và có chiều hướng lên.

Đúng
Sai

c) Dòng điện trong dây có chiều từ trái sang phải.

Đúng
Sai

d) Độ lớn cảm ứng từ giữa các cực của nam châm là 0,16 T.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Hình bên mô tả sơ đồ hoạt động đơn giản hóa của cảm biến khói ion hóa. Nguồn phóng xạ α americium \(_{95}^{241}Am\)có hằng số phóng xạ 5,081.10-11 s-1 được đặt giữa hai bản kim loại kết nối với một pin. Các hạt α phóng ra làm ion hóa không khí giữa hai bản kim loại, cho phép một dòng điện nhỏ chạy giữa hai bản kim loại đó và chuông báo không kêu.

      Nếu có khói bay vào giữa hai bản kim loại, các ion trong này sẽ kết hợp với những phân tử khói và dịch chuyển chậm hơn làm cường độ dòng điện chạy giữa hai bản kim loại giảm đi. Khi dòng điện giảm tới mức nhất định thì cảm biến báo khói sẽ gửi tín hiệu kích hoạt chuông báo cháy. Các ý a), b), c), d) dưới đây là đúng hay sai?

a) Tia \(\alpha \) phát ra từ nguồn phóng xạ bị lệch về phía bản kim loại nhiễm điện dương.

Đúng
Sai

b) Chu kì bán rã của americium \(_{95}^{241}Am\) là 1,58.105 ngày.

Đúng
Sai

c) Độ phóng xạ của nguồn americium \(_{95}^{241}Am\) có khối lượng 0,125 μg là 25,7 kBq.

Đúng
Sai

d) Sau khi sử dụng 15 năm, độ phóng xạ của nguồn americium \(_{95}^{241}Am\) trong cảm biến giảm còn 3,47% so với độ phóng xạ ban đầu lúc mới mua.

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Hạt nhân nhôm \(\;_{13}^{27}{\rm{Al}}\) có khối lượng \({{\rm{m}}_{{\rm{Al}}}} = 26,9972{\rm{\;amu}}{\rm{.}}\) Biết khối lượng proton và neutron lần lượt là \({{\rm{m}}_{\rm{p}}} = 1,0073{\rm{\;amu}},{{\rm{m}}_{\rm{n}}} = 1,0087{\rm{\;amu}}{\rm{.}}\) Độ hụt khối của hạt nhân \(\;_{13}^{27}{\rm{Al}}\) là bao nhiêu amu? (làm tròn đến 2 chữ số có nghĩa).

Câu 2 :

Điểm cố định dưới (điểm đóng băng của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm) và điểm cố định trên (điểm sôi của nước tinh khiết ở ở áp suất 1 atm) của một nhiệt kế hỏng lần lượt là \( - {2^ \circ }{\rm{C}}\) và \({102^ \circ }{\rm{C}}\). Nếu số chỉ nhiệt độ đo bởi nhiệt kế này là \({50^ \circ }{\rm{C}}\) thì nhiệt độ này theo thang Celsius là bao nhiêu?

Câu 3 :

Một lượng hơi nước có khối lượng m ở \({100^ \circ }{\rm{C}}\) đi qua một bình chứa 10 gam nước đá và 100 gam nước ở \({\;^ \circ }{0^ \circ }{\rm{C}}\) sao cho toàn bộ nước đá tan chảy hết và nhiệt độ tăng lên đến \({5^ \circ }{\rm{C}}\). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường xung quanh. Cho biết nhiệt dung riêng của nước, nhiệt hoá hơi riêng của nước và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá lần lượt là \({\rm{4,186\;J/g}}{\rm{.C,}}\)\({\rm{2300\;J/g}}\) và \({\rm{334\;J/g}}{\rm{.}}\) Khối lượng hơi nước là bao nhiêu gam? (Kết quả làm tròn đến một chữ số thập phân).

Câu 4 :

Một đoạn dây dẫn mang dòng điện cường độ \(1,5{\rm{\;A}}\) đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực từ có độ lớn \(0,3{\rm{\;N}}{\rm{.}}\) Nếu sau đó cường độ dòng điện tăng thêm \(0,5{\rm{\;A}}\) thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn bằng bao nhiêu N?

Câu 5 :

Một bệnh nhân ung thư tuyến giáp được tiêm một liều thuốc chứa 20 mg đồng vị phóng xạ \(\;_{53}^{131}{\rm{I}}{\rm{.}}\)Biết \(\;_{53}^{131}{\rm{I}}\) có chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Cho số Avogadro \({{\rm{N}}_{\rm{A}}} \approx 6,022 \cdot {10^{23}}\;mo{l^{ - 1}},\) \(1{\rm{ Ci}} = 3,7 \cdot {10^{10}}\;Bq.\) Độ phóng xạ của liều thuốc trên là bao nhiêu Ci? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên).

Câu 6 :

Một bình trụ có thể tích \({5.10^3}{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^3}\) chứa khí \({{\rm{O}}_2}\) ở áp suất \(8,{0.10^5}{\rm{\;Pa}}\). Bình có lỗ rò rỉ nên khí trong bình dần thoát ra ngoài cho đến khi khí trong bình có áp suất bằng áp suất khí quyển. Biết áp suất khí quyển là \(1,0 \cdot {10^5}{\rm{\;Pa}}\). Giả sử nhiệt độ khí được giữ không đổi ở \({27^ \circ }{\rm{C}}\). Tính số gam khí đã thoát ra. (Kết quả làm tròn đến phần nguyên).

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Trong các phát biểu sau đây về sự bay hơi và sự sôi của chất lỏng, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

  • A

    Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở mặt thoáng của khối chất lỏng.

  • B

    Sự hoá hơi xảy ra ở cả mặt thoáng và trong lòng của khối chất lỏng khi chất lỏng sôi.

  • C

    Sự bay hơi diễn ra chỉ ở một số nhiệt độ nhất định.

  • D

    Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ sôi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa về sự bay hơi và sự sôi.

- Sự bay hơi: Hóa hơi chỉ xảy ra ở mặt thoáng, diễn ra ở mọi nhiệt độ.

- Sự sôi: Hóa hơi xảy ra cả ở mặt thoáng và trong lòng chất lỏng, diễn ra tại nhiệt độ sôi.

Lời giải chi tiết :

A. Đúng.
B. Đúng.
C. Sai (bay hơi diễn ra ở mọi nhiệt độ).
D. Đúng.

Đáp án: C

Câu 2 :

Một vật được làm lạnh từ 25 ℃ xuống 5 ℃. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu Kelvin?

  • A

    15 K.

  • B

    20 K.

  • C

    11 K.

  • D

    18 K.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan hệ giữa nhiệt độ Kelvin và độ Celsius: \(T(K) = t(^\circ C) + 273\)

Hiệu nhiệt độ: \({\rm{\Delta }}T(K) = {\rm{\Delta t(}}^\circ {\rm{C)}}\)

Lời giải chi tiết :

\(\Delta t = 25 - 5 = 20^\circ C\) tương đương \({\rm{\Delta }}T = 20K\)

Đáp án: B

Câu 3 :

Gọi x, y và z lần lượt là khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí. Hệ thức đúng là

  • A

    z < y < x

  • B

    x < z < y

  • C

    y < x < z

  • D

    x < y < z

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở thể khí, phân tử cách xa nhất

Lời giải chi tiết :

Hệ thức đúng là x < y < z

Đáp án: D

Câu 4 :

Một quả bóng có khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nội năng của

  • A

    chỉ quả bóng và của sân.

  • B

    chỉ quả bóng và không khí.

  • C

    chỉ mỗi sân và không khí.

  • D

    quả bóng, mặt sân và không khí.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một phần cơ năng chuyển hóa thành nội năng của quả bóng, sân, và không khí.

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nội năng của quả bóng, mặt sân và không khí

Đáp án: D

Câu 5 :

Khi nói đến nhiệt độ của một vật ta thường nghĩ đến cảm giác “nóng” và "lạnh" của vật nhưng đó chỉ là tương đối vì cảm giác mang tính chủ quan. Cảm giác nóng, lạnh mà chúng ta cảm nhận được khi tiếp xúc với vật liên quan đến

  • A

    năng lượng nhiệt của các phân tử.

  • B

    khối lượng của vật.

  • C

    trọng lượng riêng của vật.

  • D

    động năng chuyển động của vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cảm giác này liên quan đến chuyển động của các phân tử (động năng).

Lời giải chi tiết :

Cảm giác nóng, lạnh mà chúng ta cảm nhận được khi tiếp xúc với vật liên quan đến động năng chuyển động của vật

Đáp án: D

Câu 6 :

Nhiệt lượng được truyền vào hỗn hợp nước đá để làm tan chảy một phần nước đá. Trong quá trình này, hỗn hợp nước đá

  • A

    thực hiện công.

  • B

    có nhiệt độ tăng lên.

  • C

    có nội năng tăng lên.

  • D

    thực hiện công, có nhiệt độ tăng và nội năng cũng tăng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhiệt lượng truyền vào chỉ làm tăng nội năng (phân tử có năng lượng cao hơn).

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình này, hỗn hợp nước đá có nội năng tăng lên

Đáp án: C

Câu 7 :

Đại lượng nào sau đây được giữ không đổi theo định luật Boyle?

  • A

    Chỉ khối lượng khí.

  • B

    Chỉ nhiệt độ khí.

  • C

    Khối lượng khí và áp suất khí.

  • D

    Khối lượng khí và nhiệt độ khí.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Định luật Boyle: pV = hằng số

Lời giải chi tiết :

Theo định luật Boyle, đại lượng Khối lượng khí và nhiệt độ khí không đổi

Đáp án: D

Câu 8 :

Dựa vào đồ thị Hình dưới, hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A

    P1 > P2.

  • B

    P1 = P2.

  • C

    P1 < P2.

  • D

    P1 - P2 = 2P1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Từ đồ thị V − T (thể tích - nhiệt độ), hai đường thẳng p1 và p2​ tương ứng với các áp suất khác nhau.

- Theo định luật Charles: \(\frac{V}{T} = const\) khi áp suất không đổi. Khi áp suất lớn hơn đường thẳng tương ứng sẽ có độ dốc lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Quan sát đồ thị, đường p1​ có độ dốc lớn hơn p2​, do đó p1 > p2

Đáp án: A

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây về hằng số Avogadro là sai?

  • A

    Hằng số Avogadro là số lượng nguyên tử trong 0,012 kg cacbon-12.

  • B

    Giá trị của hằng số Avogadro là 6,02.1023.

  • C

    Hằng số Avogadro là số phân tử có trong một mol chất.

  • D

    Hằng số Avogadro chỉ áp dụng được cho các hạt đơn nguyên tử.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hằng số Avogadro áp dụng cho mọi hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion).

Lời giải chi tiết :

D sai vì Hằng số Avogadro áp dụng cho mọi hạt vi mô

Đáp án: D

Câu 10 :

Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử?

  • A

    Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển

  • B

    Mùi nước hoa lan tỏa trong một căn phòng kín.

  • C

    Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn hoa trong nước yên lặng

  • D

    Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thuyết động học phân tử liên quan đến chuyển động hỗn loạn của các phân tử.

Lời giải chi tiết :

Không khí nóng/lạnh liên quan đến đối lưu, không phản ánh rõ thuyết động học.

Đáp án: A

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A

    Một điện tích đứng yên tạo ra một điện trường trong không gian xung quanh nó.

  • B

    Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích đứng yên trong nó.

  • C

    Một luồng điện tích tạo ra một từ trường trong không gian xung quanh nó.

  • D

    Từ trường tác dụng lực từ lên dòng điện ở trong nó.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Luồng điện tích (dòng điện) tạo ra từ trường.

Lời giải chi tiết :

Điện tích đứng yên không tạo từ trường.

Đáp án: C

Câu 12 :

Hình bên, khi thanh nam châm dịch chuyền lại gần ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

  • B

    Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực bắc của thanh nam châm.

  • C

    Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.

  • D

    Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Dựa vào Định luật Lenz, dòng điện cảm ứng sinh ra có chiều chống lại nguyên nhân gây ra nó.

- Khi thanh nam châm lại gần, từ trường trong ống dây tăng, ống dây sinh ra dòng điện để tạo từ trường ngược lại.

Lời giải chi tiết :

- Khi nhìn từ phía thanh nam châm, đầu 1 sẽ trở thành cực Bắc để đẩy cực Bắc của thanh nam châm ra xa.

- Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ phía thanh nam châm.

Đáp án: B

Câu 13 :

Khi được đưa lại gần nhau,

  • A

    hai điện tích cùng dấu sẽ hút nhau.

  • B

    hai dây dẫn có dòng điện cùng chiều sẽ đẩy nhau.

  • C

    hai dây dẫn có dòng điện ngược chiều sẽ hút nhau.

  • D

    hai cực cùng loại của hai nam châm sẽ đấy nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cơ bản của lực tác dụng giữa các dòng điện và nam châm

Lời giải chi tiết :

- Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau.

- Hai dây dẫn có dòng điện cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.

- Hai cực cùng loại của nam châm đẩy nhau.

Đáp án: C

Câu 14 :

Một dòng electron đang dịch chuyển theo chiều dương của trục Ox trong từ trường có cảm ứng từ hướng theo chiều dương của trục Oy (Hình bên). Lực từ tác dụng lên các điện tích có hướng

  • A

    theo chiều dương của Ox.

  • B

    theo chiều âm của Ox.

  • C

    theo chiều dương của Oz.

  • D

    theo chiều âm của Oz.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc bàn tay trái (áp dụng cho hạt mang điện tích âm): Ngón cái: hướng chuyển động của electron (chiều âm của dòng điện). Ngón trỏ: hướng cảm ứng từ. Ngón giữa: hướng lực từ.

Lời giải chi tiết :

- Dòng electron di chuyển theo chiều dương của Ox, cảm ứng từ hướng theo chiều dương của Oy.

- Lực từ sẽ có hướng theo chiều âm của Oz.

Đáp án: D

Câu 15 :

Trong hạt nhân nguyên tử sắt \({}_{26}^{56}Fe\;\)có bao nhiêu neutron?

  • A

    26 neutron.

  • B

    30 neutron.

  • C

    56 neutron.

  • D

    82 neutron

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số neutron: N = A − Z

Lời giải chi tiết :

N = 56 – 26 = 30

Đáp án: B

Câu 16 :

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A

    Độ phóng xạ của một khối chất phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ đó

  • B

    Chu kì bán rã của một chất phóng xạ phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

  • C

    Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

  • D

    Hằng số phóng xạ của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ của chất đó.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng khái niệm sự phóng xạ

Lời giải chi tiết :

Sự phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân không bền tự phát phân rã để tạo thành hạt nhân mới và phát ra các bức xạ. Đây là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Đáp án: C

Câu 17 :

Hạt nhân \(_{11}^{23}Na\) và hạt nhân \(_{12}^{24}Mg\) có cùng

  • A

    điện tích.

  • B

    số nucleon.

  • C

    số proton.

  • D

    số neutron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

So sánh các đặc tính của hai hạt nhân:

- Điện tích: phụ thuộc số proton.

- Số nucleon: tổng số proton và neutron.

- Số neutron: N = A − Z

Lời giải chi tiết :

\(_{11}^{23}Na\) có: Z = 11, N = 23 – 11 = 12

\(_{12}^{24}Mg\) có: Z = 12, N = 24 – 12 = 12

=> Hai hạt nhân có cùng số neutron

Đáp án: D

Câu 18 :

Xét phản ứng nhiệt hạch \(_1^2D + _1^2D \to _2^3He + X.\) Hạt X là

  • A

    proton.

  • B

    neutrino.

  • C

    neutron.

  • D

    positron.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn số khối và số proton:

- Tổng số khối trước phản ứng bằng sau phản ứng.

- Tổng số proton trước phản ứng bằng sau phản ứng.

Lời giải chi tiết :

\(_1^2D + _1^2D \to _2^3He + {}_0^1n.\)

Số khối: 2 + 2 = 3 + AX => AX = 1

Số proton: 1 + 1 = 2 + ZX => ZX = 0

Hạt X là neutron

Đáp án: C

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Một bình đun nước nóng bằng điện có công suất 9,0 kW. Nước được làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình. Nước chảy qua buồng đốt với lưu lượng 5,8.10-2 kg/s. Nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt là 15 ℃. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi hao phí.

a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt là 50 ℃.

Đúng
Sai

b) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi.

Đúng
Sai

c) Nếu công suất điện giảm 2 lần thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là 35 ℃.

Đúng
Sai

d) Để điều chỉnh nhiệt độ của nước ra khỏi buồng đốt, ta có thể thay đổi: công suất điện; lưu lượng dòng nước; nhiệt độ nước đi vào.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt là 50 ℃.

Đúng
Sai

b) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi.

Đúng
Sai

c) Nếu công suất điện giảm 2 lần thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là 35 ℃.

Đúng
Sai

d) Để điều chỉnh nhiệt độ của nước ra khỏi buồng đốt, ta có thể thay đổi: công suất điện; lưu lượng dòng nước; nhiệt độ nước đi vào.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng và bảo toàn năng lượng

- Nhiệt lượng nước hấp thụ: Q = mcΔT.

- Công suất điện cung cấp: \(P = \frac{Q}{t} \Rightarrow Q = Pt\).

- Từ đó: \({\rm{\Delta }}T = \frac{P}{{\dot mc}}\)​, trong đó:

+ \(\dot m\): lưu lượng dòng nước (kg/s).

+ c: nhiệt dung riêng của nước (J/kg.K).

Lời giải chi tiết :

a) Công suất P = 9 kW = 9000 W

Lưu lượng \(\dot m\) = 5,8.10-2 kg/s

Nhiệt độ ban đầu: T1 = 15 ℃

\({\rm{\Delta }}T = \frac{P}{{\dot mc}} \Rightarrow {T_2} = {T_1} + {\rm{\Delta }}T = 15 + \frac{{9000}}{{(5,{{8.10}^{ - 2}}).4200}} = 50^\circ C\)

Đúng

b) Khi T1​ tăng gấp đôi (2T1 = 30°C) nhiệt độ đầu ra T2​ không tăng gấp đôi vì nó phụ thuộc vào T1​ và ΔT, không chỉ T1.

Sai

c) Nếu công suất giảm một nửa: \(P' = \frac{{9000}}{2} = 4500\,{\rm{W}}\) thì

\({\rm{\Delta }}T = \frac{{P'}}{{\dot mc}} = \frac{{4500}}{{(5,{{8.10}^{ - 2}}).4200}} \Rightarrow {T_2} = {T_1} + {\rm{\Delta }}T = 15 + 20 = 35^\circ {\rm{C}}\)

Đúng

d) Để điều chỉnh nhiệt độ đầu ra, ta có thể thay đổi P, \(\dot m\), hoặc T1​.

Đúng

Câu 2 :

Ngày 26 tháng 10 năm 2024 đã diễn ra lễ hội khinh khí cầu Tràng An – Cúc Phương năm 2024 tại Ninh Bình. Một khí cầu có thể tích V = 336 m3 và khối lượng vỏ m = 82 kg được bơm không khí nóng tới áp suất bằng áp suất không khí bên ngoài. Biết không khí bên ngoài có nhiệt độ 30 ℃ và áp suất 1 atm (1 atm = 101325 Pa); khối lượng mol của không khí ở điều kiện chuẩn là 29.10-3 kg/mol

a) Nhiệt độ của không khí bên ngoài khí cầu là 303 K.

Đúng
Sai

b) Cho rằng lực của gió không đáng kể lực chính đẩy khí cầu bay lên là lực Archimedes (Ác - xi - mét) tác dụng vào khí cầu.

Đúng
Sai

c) Cho rằng lực của gió không đáng kể để khí cầu bắt đầu bay lên thì nhiệt độ không khí nóng bên trong khí cầu là 368 K.

Đúng
Sai

d) Khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 30 ℃ và áp suất 1atm là 1,17 g/l.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Nhiệt độ của không khí bên ngoài khí cầu là 303 K.

Đúng
Sai

b) Cho rằng lực của gió không đáng kể lực chính đẩy khí cầu bay lên là lực Archimedes (Ác - xi - mét) tác dụng vào khí cầu.

Đúng
Sai

c) Cho rằng lực của gió không đáng kể để khí cầu bắt đầu bay lên thì nhiệt độ không khí nóng bên trong khí cầu là 368 K.

Đúng
Sai

d) Khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 30 ℃ và áp suất 1atm là 1,17 g/l.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình khí lý tưởng: pV=nRT, khối lượng riêng, và lực đẩy Archimedes.

Khối lượng riêng: \(\rho  = \frac{{pM}}{{RT}}\)

Để khí cầu bay lên, trọng lượng khí cầu nhỏ hơn hoặc bằng lực đẩy Archimedes:

\({F_A} \ge W \Rightarrow {\rho _{{\rm{nong}}}}Vg \ge ({\rho _{{\rm{ngoai}}}}Vg + mg)\)

Lời giải chi tiết :

a) Nhiệt độ của không khí bên ngoài khí cầu là T = 30 + 273 = 302 K

Đúng

b) Lực Archimedes: \({F_A} = \rho Vg\). Lực này là lực chính tác dụng đẩy khí cầu bay lên.

Đúng

c) Khối lượng riêng của không khí bên ngoài: \({\rho _{{\rm{ngoai}}}} = \frac{{p.M}}{{R.{T_{{\rm{ngoai}}}}}} = \frac{{101325.({{29.10}^{ - 3}})}}{{8,31.303}} = 1,17{\rm{kg/}}{{\rm{m}}^3}\)

Khối lượng riêng của không khí nóng bên trong khí cầu: \({\rho _{{\rm{nong}}}} = {\rho _{{\rm{ngoai}}}} - \frac{{{m_{{\rm{vo}}}}}}{V}\)

Khối lượng vỏ khí cầu: \({m_{{\rm{vo}}}} = 82\,{\rm{kg}}\)

Thể tích khí cầu: \(V = 336\,{{\rm{m}}^3}\)

\({\rho _{{\rm{nong}}}} = 1,17 - \frac{{82}}{{336}} = 1,17 - 0,244 = 0,926{\rm{kg/}}{{\rm{m}}^3}\)

Dựa vào phương trình khí lý tưởng: \({\rho _{{\rm{nong}}}} = \frac{{p.M}}{{R.{T_{{\rm{nong}}}}}} \Rightarrow {T_{{\rm{nong}}}} = \frac{{p.M}}{{{\rho _{{\rm{nong}}}}.R}} = \frac{{101325.({{29.10}^{ - 3}})}}{{0,926.8,31}} = 368{\rm{K}}\)

Đúng

d) Khối lượng riêng \({\rho _{{\rm{ngoai}}}} = \frac{{p.M}}{{R.{T_{{\rm{ngoai}}}}}} = \frac{{101325.({{29.10}^{ - 3}})}}{{8,31.303}} = 1,17{\rm{kg/}}{{\rm{m}}^3}\)

Đúng

Câu 3 :

Một đoạn dây dẫn nằm ngang được giữ cố định ở vùng từ trường đều trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Nam châm này được đặt trên một cái cân Hình bên. Phần nằm trong từ trường của đoạn dây dẫn có chiều dài là 1,0 cm. Khi không có dòng điện chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là 500,68 g. Khi có dòng điện có cường độ 0,34 A chạy trong đoạn dây dẫn, số chỉ của cân là 500,12 g. Lấy g = 9,80 m/s2. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Số chỉ của cân giảm đi chứng tỏ có một lực tác dụng vào cân theo chiều thẳng đứng lên trên.

Đúng
Sai

b) Lực tác dụng làm cho số chỉ của cân giảm là lực từ tác dụng lên đoạn đây và có chiều hướng lên.

Đúng
Sai

c) Dòng điện trong dây có chiều từ trái sang phải.

Đúng
Sai

d) Độ lớn cảm ứng từ giữa các cực của nam châm là 0,16 T.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Số chỉ của cân giảm đi chứng tỏ có một lực tác dụng vào cân theo chiều thẳng đứng lên trên.

Đúng
Sai

b) Lực tác dụng làm cho số chỉ của cân giảm là lực từ tác dụng lên đoạn đây và có chiều hướng lên.

Đúng
Sai

c) Dòng điện trong dây có chiều từ trái sang phải.

Đúng
Sai

d) Độ lớn cảm ứng từ giữa các cực của nam châm là 0,16 T.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng định luật lực từ: F = BIL, với F là lực từ tác dụng lên dây dẫn

Lời giải chi tiết :

a) Khi dòng điện chạy qua dây, cân giảm số chỉ (từ 500,68 g xuống 500,12 g). Điều này chứng tỏ có lực từ hướng lên làm giảm lực tác dụng lên cân.

Đúng

b) Lực làm giảm số chỉ của cân là lực từ tác dụng lên dây dẫn. Chiều lực từ hướng lên.

Đúng

c) Dùng quy tắc bàn tay trái: dòng điện từ trái sang phải, từ trường hướng từ nam sang bắc (vuông góc). Lực từ hướng lên.

Sai

d) Cảm ứng từ:

 \(\begin{array}{l}F = {\rm{\Delta }}mg = (0,{68.10^{ - 3}}).9,8 = 6,664{\rm{mN}}\\F = BIL \Rightarrow B = \frac{F}{{IL}} = \frac{{6,{{664.10}^{ - 3}}}}{{0,34.0,01}} = 0,16\,{\rm{T}}\end{array}\)

Đúng

Câu 4 :

Hình bên mô tả sơ đồ hoạt động đơn giản hóa của cảm biến khói ion hóa. Nguồn phóng xạ α americium \(_{95}^{241}Am\)có hằng số phóng xạ 5,081.10-11 s-1 được đặt giữa hai bản kim loại kết nối với một pin. Các hạt α phóng ra làm ion hóa không khí giữa hai bản kim loại, cho phép một dòng điện nhỏ chạy giữa hai bản kim loại đó và chuông báo không kêu.

      Nếu có khói bay vào giữa hai bản kim loại, các ion trong này sẽ kết hợp với những phân tử khói và dịch chuyển chậm hơn làm cường độ dòng điện chạy giữa hai bản kim loại giảm đi. Khi dòng điện giảm tới mức nhất định thì cảm biến báo khói sẽ gửi tín hiệu kích hoạt chuông báo cháy. Các ý a), b), c), d) dưới đây là đúng hay sai?

a) Tia \(\alpha \) phát ra từ nguồn phóng xạ bị lệch về phía bản kim loại nhiễm điện dương.

Đúng
Sai

b) Chu kì bán rã của americium \(_{95}^{241}Am\) là 1,58.105 ngày.

Đúng
Sai

c) Độ phóng xạ của nguồn americium \(_{95}^{241}Am\) có khối lượng 0,125 μg là 25,7 kBq.

Đúng
Sai

d) Sau khi sử dụng 15 năm, độ phóng xạ của nguồn americium \(_{95}^{241}Am\) trong cảm biến giảm còn 3,47% so với độ phóng xạ ban đầu lúc mới mua.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Tia \(\alpha \) phát ra từ nguồn phóng xạ bị lệch về phía bản kim loại nhiễm điện dương.

Đúng
Sai

b) Chu kì bán rã của americium \(_{95}^{241}Am\) là 1,58.105 ngày.

Đúng
Sai

c) Độ phóng xạ của nguồn americium \(_{95}^{241}Am\) có khối lượng 0,125 μg là 25,7 kBq.

Đúng
Sai

d) Sau khi sử dụng 15 năm, độ phóng xạ của nguồn americium \(_{95}^{241}Am\) trong cảm biến giảm còn 3,47% so với độ phóng xạ ban đầu lúc mới mua.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Tính toán chu kỳ bán rã và độ phóng xạ dựa trên công thức \(H = \lambda N;T = \frac{{\ln 2}}{\lambda }\)

Lời giải chi tiết :

a) Hạt α có điện tích dương, bị lệch về phía bản dương.

Đúng

b) Chu kỳ bán rã: \(T = \frac{{\ln 2}}{\lambda } = \frac{{0,693}}{{5,{{081.10}^{ - 11}}}} = 1,{58.10^5}\)ngày

Đúng

c) Độ phóng xạ:

\(\begin{array}{l}M = 241g/mol\\N = \frac{m}{M} = \frac{{0,{{125.10}^{ - 6}}}}{{{{241.10}^{ - 3}}}} = 5,{18.10^{ - 10}}{\rm{mol}}\\H = \lambda N = (5,{081.10^{ - 11}}).(5,{18.10^{ - 10}}) = 25,7{\rm{kBq}}\end{array}\)

Đúng

d) Sau 15 năm:

\(\begin{array}{l}t = 15.365.24.3600\, = 4,{73.10^8}s\\\frac{H}{{{H_0}}} = {e^{ - \lambda t}} = {e^{ - (5,{{081.10}^{ - 11}}) \cdot (4,{{73.10}^8})}} = {e^{ - 0,02403}} \approx 0,976\end{array}\)

Sai

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Hạt nhân nhôm \(\;_{13}^{27}{\rm{Al}}\) có khối lượng \({{\rm{m}}_{{\rm{Al}}}} = 26,9972{\rm{\;amu}}{\rm{.}}\) Biết khối lượng proton và neutron lần lượt là \({{\rm{m}}_{\rm{p}}} = 1,0073{\rm{\;amu}},{{\rm{m}}_{\rm{n}}} = 1,0087{\rm{\;amu}}{\rm{.}}\) Độ hụt khối của hạt nhân \(\;_{13}^{27}{\rm{Al}}\) là bao nhiêu amu? (làm tròn đến 2 chữ số có nghĩa).

Phương pháp giải :

Độ hụt khối là: \(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_{Al}}\)

Lời giải chi tiết :
Đáp án :

\(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_{Al}} = 13.1,0073 + \left( {27 - 13} \right).1,0087 - 26,9972 = 0,2195amu \approx 0,22amu\)

Đáp án: 0,22

Câu 2 :

Điểm cố định dưới (điểm đóng băng của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm) và điểm cố định trên (điểm sôi của nước tinh khiết ở ở áp suất 1 atm) của một nhiệt kế hỏng lần lượt là \( - {2^ \circ }{\rm{C}}\) và \({102^ \circ }{\rm{C}}\). Nếu số chỉ nhiệt độ đo bởi nhiệt kế này là \({50^ \circ }{\rm{C}}\) thì nhiệt độ này theo thang Celsius là bao nhiêu?

Phương pháp giải :

Nếu nhiệt kế hỏng, nhiệt độ T đo theo thang Celsius được tính bằng công thức:

\({T_{{\rm{Celsius}}}} = \frac{{T - {T_{down}}}}{{{T_{up}} - {T_{down}}}} \cdot 100\)

Lời giải chi tiết :
Đáp án :

Số chỉ nhiệt kế là \({50^ \circ }{\rm{C}}\) là nhiệt độ đang đo ở thang Celsius.

Đáp án: 50

Câu 3 :

Một lượng hơi nước có khối lượng m ở \({100^ \circ }{\rm{C}}\) đi qua một bình chứa 10 gam nước đá và 100 gam nước ở \({\;^ \circ }{0^ \circ }{\rm{C}}\) sao cho toàn bộ nước đá tan chảy hết và nhiệt độ tăng lên đến \({5^ \circ }{\rm{C}}\). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường xung quanh. Cho biết nhiệt dung riêng của nước, nhiệt hoá hơi riêng của nước và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá lần lượt là \({\rm{4,186\;J/g}}{\rm{.C,}}\)\({\rm{2300\;J/g}}\) và \({\rm{334\;J/g}}{\rm{.}}\) Khối lượng hơi nước là bao nhiêu gam? (Kết quả làm tròn đến một chữ số thập phân).

Phương pháp giải :

Tổng nhiệt lượng hơi nước cung cấp bằng tổng nhiệt lượng hấp thụ:

\({Q_{{\rm{hoi}}}} = {Q_{{\rm{tan}}}} + {Q_{{\rm{nuoc}}}}\)

Lời giải chi tiết :
Đáp án :

Ta có \(mL + mc\left( {{t_1} - t} \right) = {m_d}\lambda  + \left( {{m_n} + {m_d}} \right).c.\left( {t - {t_2}} \right)\)

\( \Rightarrow m = \frac{{{m_d}\lambda  + \left( {{m_n} + {m_d}} \right).c.\left( {t - {t_2}} \right)}}{{L + c\left( {{t_1} - t} \right)}} = \frac{{10.334 + \left( {100 + 10} \right).4,186.\left( {5 - 0} \right)}}{{2300 + 4,186.\left( {100 - 5} \right)}} \approx 2,1{\rm{ }}gam.\)

Đáp án: 2,1

Câu 4 :

Một đoạn dây dẫn mang dòng điện cường độ \(1,5{\rm{\;A}}\) đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực từ có độ lớn \(0,3{\rm{\;N}}{\rm{.}}\) Nếu sau đó cường độ dòng điện tăng thêm \(0,5{\rm{\;A}}\) thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn bằng bao nhiêu N?

Phương pháp giải :

Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện: \(F = ILB.\sin \theta \)

Lời giải chi tiết :
Đáp án :

Ta có \(F = ILB.\sin \theta  \Rightarrow \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} \Leftrightarrow \frac{{0,3}}{{{F_2}}} = \frac{{1,5}}{{1,5 + 0,5}} \Rightarrow {F_2} = 0,4{\rm{ }}N.\)

Đáp án: 0,4

Câu 5 :

Một bệnh nhân ung thư tuyến giáp được tiêm một liều thuốc chứa 20 mg đồng vị phóng xạ \(\;_{53}^{131}{\rm{I}}{\rm{.}}\)Biết \(\;_{53}^{131}{\rm{I}}\) có chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Cho số Avogadro \({{\rm{N}}_{\rm{A}}} \approx 6,022 \cdot {10^{23}}\;mo{l^{ - 1}},\) \(1{\rm{ Ci}} = 3,7 \cdot {10^{10}}\;Bq.\) Độ phóng xạ của liều thuốc trên là bao nhiêu Ci? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên).

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức độ phóng xạ

Lời giải chi tiết :
Đáp án :

Ta có \(H = \lambda N = \frac{{\ln 2.}}{T}.\frac{m}{A}.{N_A} = \frac{{\ln 2}}{{8.86400}}.\frac{{{{20.10}^{ - 3}}}}{{131}}.6,{022.10^{23}} \approx 9,{22.10^{13}}Bq \approx 2492{\rm{ }}Ci.\)

Đáp án: 2492

Câu 6 :

Một bình trụ có thể tích \({5.10^3}{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^3}\) chứa khí \({{\rm{O}}_2}\) ở áp suất \(8,{0.10^5}{\rm{\;Pa}}\). Bình có lỗ rò rỉ nên khí trong bình dần thoát ra ngoài cho đến khi khí trong bình có áp suất bằng áp suất khí quyển. Biết áp suất khí quyển là \(1,0 \cdot {10^5}{\rm{\;Pa}}\). Giả sử nhiệt độ khí được giữ không đổi ở \({27^ \circ }{\rm{C}}\). Tính số gam khí đã thoát ra. (Kết quả làm tròn đến phần nguyên).

Phương pháp giải :

Sử dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng: pV = nRT

Lời giải chi tiết :
Đáp án :

Ta có \(\Delta m = \Delta p.\frac{{MV}}{{RT}} = \left( {{{8.10}^5} - 1,{{0.10}^5}} \right).\frac{{{{32.5.10}^3}{{.10}^{ - 6}}}}{{8,31.\left( {27 + 273} \right)}} \approx 45{\rm{ gam}}{\rm{.}}\)

Đáp án: 45

close