Đề tham khảo thi THPT môn Văn - Đề số 2 (hay, chi tiết)Tải về I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) HS đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NƠI EM VỀ (Nguyễn Sĩ Đại) Nơi em về có một chiếc tàu cau
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) HS đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NƠI EM VỀ (Nguyễn Sĩ Đại) Nơi em về có một chiếc tàu cau Rơi lặng lẽ xuống vườn sương cỏ ướt Tuổi thơ anh sớm mai nào bắt được Tiếng xạc xào cao vút của trời xanh. Nơi em về, xuân tím nụ vườn chanh Hoa xoan tím, hoa lục bình cũng tím Cành tre nhỏ có ngày chim khách đến Tận bây giờ chờ đợi vẫn rung rung... [...] Nơi em về, câu mẹ hát à ơi Anh nghe được qua lời ru bé khác Lần qua thời gian lời ru thành nước mắt Nước mắt đầm nhân nghĩa giữa lòng anh.
Nơi em về, mùa hạ vẫn thơ ngây Tiếng ve hát râm ran vòm duối cổ Ve ơi ve, mắt mày trong trẻo quá Em thấy được gì trong mắt của ve đây?
Chiều thu vàng phấn mướp, cánh ong bay Tiếng cục tác gà trưa đi lót ổ... Nhà đi vắng cửa rèm bỏ ngỏ Những sắc, thanh xa, vợi tới dâng đầy...
Nơi bây giờ lá lá lợp ngàn mây Xanh bóng nắng, tóc cha chiều xế bạc Vốc nắm đất quê nhà soi đáy nước Anh mấp mô đi dọc sá cày.
Nơi em về, mùa trở gió heo may Mưa ruộng cấy, chéo mặt người cắm củi Tháng ba sấm, lúa dậy thì con gái Mắt bạn tự bao giờ đã nhíu một chân chim
Nơi quây quần bên bếp lửa mùa đông Em có thể xoa tay về hơi ấm Em có thể sẽ trở thành kỉ niệm Trong rất nhiều thương nhớ của quê anh. (Nguyễn Sĩ Đại, Trái tim người lính (thơ), NXB Thanh niên, 1998) Trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn) Câu 1. Xác định đề tài và chủ thể trữ tình của tác phẩm Nơi em về (0.5đ) Câu 2. Cách triển khai, thể hiện cảm xúc của bài thơ Nơi em về có gì đặc biệt? (0.5đ) Câu 3. Khung cảnh nơi em về được gợi ra như thế nào? Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ tiêu biểu để làm rõ vẻ đẹp nơi em về? (1.0đ) Câu 4. Những khổ thơ nào tập trung diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu để làm rõ dòng cảm xúc ấy. (1.đ) Câu 5. Xác định chủ đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Và cho biết thông điệp nào của bài thơ tác động mãnh liệt vào nhận thức và cảm xúc của em, vì sao? (1.0đ) II. Viết (6.0đ) Câu 1. Viết đoạn 200 chữ (2.0đ): So sánh nét tương đồng và khác biệt ở 2 đoạn thơ sau.
Câu 2. Viết văn bản 600 chữ (4.0đ) Xác định luận đề trong ngữ liệu sau và viết bài luận bàn luận và thể hiện chính kiến của mình về luận đề đó “Cách đây vài năm, tổ chức Gallup đã tiến hành một nghiên cứu trên mô lớn về sự xuất sắc. Nghiên cứu trên hai triệu người tình nguyện, họ đã khám phá ra rằng những người nổi trội hơn người khác là những người biết rõ những thế mạnh của mình và tập trung phát triển thế mạnh đó. Không lo lắng về những điểm yếu của bản thân, thay vào đó, họ biết kết hợp những thế mạnh của mình lại với nhau theo một cách nào đó và tối ưu hóa chúng. (Cũng theo kết quả nghiên cứu này, có đến 33 triệu khả năng kết hợp của những thế mạnh này, có nghĩa là kết hợp của bạn chỉ là một trong con số 33 triệu. Do đó với sức mạnh của tính kiên định, bạn có thể trở thành một thiên tài với sự kết hợp độc đáo của riêng bạn.)” (Trích Sức mạnh lòng kiên nhẫn, M.JM.J.Ryan, NXB Trẻ, 2011). Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Phương pháp giải: Xác định nội dung và vấn đề cơ bản mà văn bản đề cập, từ đó suy ra đề tài của tác phẩm Xác định nhân vật trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Lời giải chi tiết: - Đề tài: Quê hương - Chủ thể trữ tình: người nhớ thương quê hương tha thiết và luôn trân trọng những kỉ niệm xưa
Phương pháp giải: Xác định đối tượng và các từ ngữ tác giả sử dụng để bộc lộ cảm xúc Lời giải chi tiết: - Lời tâm tình với em – đối tượng để bộc lộ cảm xúc. - Dùng điệp ngữ/điệp khúc “Nơi em về”(5 lần đứng ở đầu dòng thơ, ở đầu mỗi khổ khơ) để gợi ra không gian nỗi nhớ.
Phương pháp giải: Xác định sự luận chuyển thời gian trong bài thơ Chú ý các hình ảnh, âm thanh, màu sắc được tác giả miêu tả Lời giải chi tiết: - Khung cảnh nơi em về với sự luân chuyển 4 mùa: đông, xuân, hạ, thu. + Là vùng quê với bao hình ảnh, âm thanh, màu sắc quen thuộc: tàu cau, vườn cỏ ướt; mùa xuân với sắc tím nụ vườn chanh, hoa xoan, hoa lục bình, vàng hoa mướp. + Là miền nhớ với bao âm thanh của tiếng ru, gà cục tác, tiếng ve,..., tiếng chim khách. → tác giả sử dụng từ láy (lặng lẽ, xào xạc), đảo ngữ (Rơi lặng lẽ xuống vườn cỏ ướt; Xuân tím nụ vườn chanh...), điệp ngữ (nơi em về); ẩn dụ (Tiếng xạc xào cao vút của trời xanh; Chiều thu vàng phấn mướp) cùng rất nhiều hình ảnh, âm thanh, sắc màu quen thuộc gợi tả bức tranh làng quê êm đềm, gần gũi, nên thơ gắn với kí ức, với tuổi thơ khi lặng lẽ, lúc sống động trong nỗi nhớ thương da diết..
Phương pháp giải: Chú ý đọc kĩ 3 khổ cuối Liệt kê các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả, từ đó đưa ra phân tích Lời giải chi tiết: - Những khổ thơ diễn tả cảm xúc chủ thể trữ tình: 3 khổ cuối. - Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu. + Nặng lòng thương nhớ con người của miền quê đang già theo năm tháng: Xanh bóng nắng, tóc cha chiều xế bạc; Mắt bạn tự bao giờ đã nhíu một chân chim. + Thương yêu quê hương với bao con người tần tảo c nắng mua ruộng đồng: Mưa ruộng cấy, chéo mặt người cắm cúi; Vốc nắm đất quê nhà soi đáy nước/Anh mấp mô đi dọc sá cày. + Tin vào sức sống của con người của quê hương: Tháng ba sấm, lúa dậy thì con gái + Hình ảnh quê nhà với bếp lửa mùa đông và em là nỗi nhớ, là kỉ niệm trong anh: Em có thể sẽ trở thành kỉ niệm/Trong rất nhiều thương nhớ của quê anh.
Phương pháp giải: Xác định nội dung bài thơ, dựa vào đề tài và chủ thể trữ tình vừa được xác định Đưa ra quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết: - Chủ đề: quê hương là nỗi nhớ là kỉ niệm êm đềm nhất trong kí ức mỗi người. – Cảm xúc chủ đạo: nhớ thương, khát khao được trở về gắn bó với quên hương. – Thông điệp tác động đến cá nhân: HS tự trả lời theo cảm nhận cá nhân. – Tham khảo gợi ý: + Xác định thông điệp (quê hương, tuổi thơ luôn là những kí ức trong sáng tươi đẹp; quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn mỗi người) + Nêu sự tác động vào cảm xúc, nhận thức. II. VIẾT (6.0 điểm)
Phương pháp giải: Xác định hình ảnh 2 đoạn thơ đề cập, hình ảnh đó thể hiện điều gì? để rút ra kết luận về nét tương đồng Chú ý xác định chủ thể trữ tình để rút ra kết luận về nét khác biệt Lời giải chi tiết: - Tương đồng: Cùng lựa chọn, xây dựng hình ảnh bàn tay (hoán dụ) ở tác phẩm để thể hiện cảm xúc; Hình ảnh bàn tay để thể hiện phẩm chất của con người trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. - Nét khác biệt (gọi tên nét khác biệt): Gợi ý: HS có thể tìm điểm khác biệt dựa vào những gợi ý sau: + Trong Hơi ấm bàn tay, chủ thể trữ tình là ta – chàng trai ra trận: Đôi bàn tay thể hiện phẩm chất người lính (xây trận địa, sống lãng mạn, thủy chung; đôi bàn tay của niềm tin và tình yêu (Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời Và ở tận đầu kia trận tuyến Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta)... + Trong Bàn tay em, chủ thể trữ tình là em – người phụ nữ từng trải trong gia đình (tả thực bàn tay... bàn tay thuở ấu thơ (Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả; hái rau, vá may; khóc mẹ).
Phương pháp giải Xác định yêu cầu đề bài: Về hình thức: bài văn khoảng 600 chữ, về nội dung: Xác định luận đề trong ngữ liệu và viết bài luận bàn luận Xác định nội dung văn bản, từ đó suy ra vấn đề nghị luận Dựa vào kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống Lời giải chi tiết
HocTot.Nam.Name.Vn
|