Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không thể tiến sâu vào đất liền, vì:

A. Quân giặc không có sự chuẩn bị kĩ càng.

B. Quân giặc không quen thuỷ thổ, địa hình và thời tiết nước ta.

C. Giữa quân Pháp và Tây Ban Nha nảy sinh mâu thuẫn nên chưa tiến sâu vào đất liền.

D. Quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả.

Câu 2. Năm 1882 đánh dấu sự kiện quan trọng nào đối với triều đình Huế?

A. Triều đình kí hiệp ước quân sự với nhà Thanh.

B. Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cải cách.

C. Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

D. Vua Tự Đức nhường ngôi cho con.

Câu 3Trong giai đoạn 1885 - 1888, phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở

A. Nam Kì và Trung Kì.

B. Bắc Kì và Nam Kì.

C. Trung Kì và Bắc Kì.

D. Nam Kì.

Câu 4. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888), phong trào Cần vương như thế nào?

A. đã chấm dứt.                                         

B. chỉ còn diễn ra ở Trung Kì.

C. vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng.

D. vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn. 

Câu 5. Nối nội dung thời gian với sự kiện tương ứng thể hiện thái độ chính trị của các giai cấp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đấu thế kỷ XX.

Thời gian

 

Sự kiện

1. Địa chủ

2. Nông dân

3. Công nhân

4. Tư sản

A. Sớm có tinh thần đấu tranh, vươn lên lãnh đạo cách mạng.

B. Cấu kết với Pháp áp bức bóc lột nông dân.

C. Sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cách mạng.

D. Chưa tỏ rõ thái độ tham gia cách mạng. 

E. Chưa có thái độ chính trị nhưng muốn  lãnh đạo cách mạng

Câu 6. Lựa chọn từ ngữ thích hợp (Cấm đạo, nước Pháp, Ba Lạt, Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Quảng Yên, Đà Nẵng) điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Triều đình thừa nhận quyền cai quản của … (1) … ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( …, … (2) …) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển ( … (3) … …) cho Pháp vào buôn bán; bãi bỏ lệnh … (4) … trước đây; bồi thường chiến phí cho Pháp.

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Câu 1. Có ý kiến cho rằng: Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên?

Câu 2. Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong Phong trào Cần vương? Vì sao nói: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Câu 3. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới nào? Trình bày những nét chính về một giai cấp tầng lớp mới mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

C

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 115.

Cách giải:

Sau khi thực nổ súng xâm lược nước ta (1-9-1858), quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả. Chính vì thế, sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 116.

Cách giải:

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Ở giai đoạn 1885-1888, phong trào Cần vương bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 127.

Cách giải:

Tuy vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục được duy trì và quy tụ thành những trung tâm lớn, có quy mô và tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 - 1896.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: nối ý.

Cách giải:

Thời gian

1

2

3

4

Sự kiện

B

C

A

D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 116, điền từ.

Cách giải:

Ý

(1)

(2)

(3)

(4)

Đáp án

nước Pháp

Gia Định, Định Tường, Biên Hòa

Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên

Cấm đạo

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Trước hoạ xâm lăng, triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ chính sách bảo thủ, không thực hiện cải cách duy tân đất nước; không có đường lối, phương pháp kháng chiến đúng đắn.

- Đối với Pháp: Nhà Nguyễn và một số quan lại có tư tưởng sợ Pháp, ảo tưởng vào việc thương thuyết để giữ vững nền độc lập.

- Đối với nhân dân: triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào nhân dân để kêu gọi đấu tranh.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

* Các uộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương: Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê

* Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.   

- Xây dựng căn cứ vững chắc.

- Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 141, suy luận.

Cách giải:

- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới là: Tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp công nhân

- Trình bày những nét chính về một giai cấp tầng lớp mới:

+ Tầng lớp tư sản: Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn… => bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: Bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do => đời sống bấp bênh, có ý thức dân tộc. Tích cực tham gia các hoạt động cứu nước.

+ Giai cấp công nhân: phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close