Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiếtĐề số 5 - Đề kiểm tra giữa kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 : Tên gọi của hợp chất hữu cơ có công thức C2H4 là A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen. Câu 2 : Công thức cấu tạo của axetilen là A. CH ≡ CH. B. CH2 = CH2. C. CH3 – CH3. D. CH ≡ C – CH3. Câu 3 : Hợp chất nào sau đây vừa tham gia phản ứng cộng vừa tham gia phản thế? A. Etan (C2H6). B. Axetilen (C2H2). C. Benzen (C6H6). D. Metan (CH4). Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí metan thu được m gam H2O. Giá trị của m là A. 1,8. B. 3,6. C. 2,7. D. 5,4. Câu 5 : Hiđrocacbon X có phân tử khối bằng 78, biết trong X có số nguyên tử C bằng số nguyên tử H. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. C4H4. C. C6H6. D. C8H8. Câu 6 : Trong phòng thí nghiệm, để nhận biết khí etilen có thể sử dụng hóa chất nào? A. Dung dịch brom. B. Dung dịch nước vôi trong. C. Dung dịch giấm ăn. D. Dung dịch axit clohiđric đặc. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7 Viết các công thức cấu tạo mạch hở của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử. a) C4H10. b) C2H6O. Câu 8 Hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của ancol etylic (C2H5OH). Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất X là 26,09% C; 4,35% H; còn lại là O. Hãy xác định công thức phân tử của X. Câu 9 Đốt cháy hoàn toàn 24,8g hỗn hợp X gồm C2H2, C2H6, C3H6 thu được CO2 và 1,6 mol H2O. Mặt khác cho 0,5 mol hỗn hợp X phản ứng với dung dịch Br2 dư thấy có 0,625 mol Br2 phản ứng. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có). b) Tính phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X. Lời giải chi tiết Câu 1 Tên gọi của hợp chất có công thức C2H4 là etilen. Đáp án B Câu 2 Công thức cấu tạo của axetilen là CH ≡ CH. Đáp án A Câu 3 Benzen (C6H6) vừa tham gia phản ứng cộng (với H2) và vừa tham gia phản ứng thế (với Br2 khan). Đáp án C Câu 4 \({{n}_{C{{H}_{4}}}}=V/22,4=0,1\) (mol) PTHH: CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CO2 + 2H2O Theo PTHH ⟹ \({{n}_{{{H}_{2}}O}}=2{{n}_{C{{H}_{4}}}}=0,2\) (mol). Vậy \(m={{m}_{{{H}_{2}}O}}=0,2.18=3,6\) gam. Đáp án B Câu 5 Gọi CTPT của X là CxHx (số nguyên tử C bằng số nguyên tử H) MX = 13x = 78 ⟹ x = 6. Vậy CTPT của X là C6H6. Đáp án C Câu 6 Trong phòng thí nghiệm, để nhận biết khí etilen có thể sử dụng dung dịch brom. Hiện tượng: dung dịch brom nhạt màu dần tới mất màu. PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2. Đáp án A Câu 7 a) C4H10
b) C2H6O CH3 – CH2 – OH CH3 – O – CH3 Câu 8 \({{M}_{X}}={{M}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=46\) Gọi CTPT của X là CxHyOz \(x=\frac{%{{m}_{C}}.M}{12.100}=\frac{26,09.46}{12.100}=1\) \(y=\frac{%{{m}_{H}}\cdot M}{1\cdot 100}=\frac{4,35.46}{1\cdot 100}=2\) \(z=\frac{%{{m}_{O}}\cdot M}{16\cdot 100}=\frac{(100-26,09-4,35)\cdot 46}{16\cdot 100}=2\) Vậy CTPT của X là CH2O2. Câu 9 a) PTHH 2C2H2 + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 4CO2 + 2H2O 2C2H6 + 7O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 4CO2 + 6H2O 2C3H6 + 9O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 6CO2 + 6H2O C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 C3H6 + Br2 → C3H6Br2 b) Gọi số mol của C2H2, C2H6, C3H6 lần lượt là x, y và z (mol) trong 24,8 gam X ⟹ Số mol của C2H2, C2H6, C3H6 lần lượt là kx, ky và kz (mol) trong 0,5 mol X * mX = 24,8 = 26x + 30y + 42z (1) ⟹ \({{n}_{{{H}_{2}}O}}={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}\text{+3}{{\text{n}}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}\text{+3}{{\text{n}}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}\text{=}x+3y+3z=1,6\) (2) * nX = 0,5 = kx + ky + kz = k(x + y + z) (3) ⟹ \({{n}_{B{{r}_{2}}}}=2{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}\text{+}{{\text{n}}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}\text{=}2kx+kz=k\left( 2x+z \right)=0,625\) (4) Từ (1)(2)(3)(4) ⟹ x = 0,4 ; y = 0,2 ; z = 0,2 và k = 0,625 Vậy %VC2H2 = 50% ; %VC2H6 = %VC3H6 = 25%. HocTot.Nam.Name.Vn
|