Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì II - Hóa học 8

Đề kiểm tra học kì II môn hóa lớp 8 (có lời giải chi tiết)

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.(Mỗi câu đúng 0.5 điểm).

Câu 1 : Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. KMnO4, KClO3.

B. H2O, KClO3.

C. K2MnO4, KClO3

D. KMnO4, H2O.

Câu 2 Nhóm chất nào sau đây đều là oxit ?

A. CaCO3, CaO, NO.

B. ZnO, CO2, SO3.

C. HCl, BaO, P2O5.

D. Fe2O3, NO2, HNO3.

Câu 3 Nhóm kim loại đều tác dụng với nước là?

A. Ca , Na , Fe, K

B. Na , Ba, Ca , K.

C. K , Na , Ba , Al.

D. Li , Na , Cu , K.

Câu 4 Nhóm chất nào sau đây đều là Bazơ ?

A. NaOH, Al2O3, Ca(OH)2.

B. NaCl, Fe2O3, Mg(OH)2.

C. Al(OH)3, K2SO4, Zn(OH)2

D. KOH, Fe(OH)3, Ba(OH)2.

Câu 5 Oxi phản ứng với nhóm chất nào dưới đây ?

A. C, Cl2, Na.

B. C, C2H2, Cu.

C. Na, C4H10, Au.

D. Au, N2, Mg.

Câu 6 Nhóm chất nào sau đây đều là axit?

A. H2SO4, HCl, HNO3.  

B. Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3.

C. NaOH, KOH, HCl. 

C. KOH, Al(OH)3, FeSO4.

Câu 7 Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp?

A. CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Cu + H2O.

B. CO2 + Ca(OH)2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)CaCO3 + H2O

C. 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)  K2MnO4 + MnO2 + O2.

D. CaO + H2O \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Ca(OH)2 .

Câu 8 Dẫn 2,24 l khí H2 ở đktc qua ống sứ nung nóng đựng 4 gam CuO. Khối lượng Cu thu được là

A. 3,2 g.                                  B. 0,32 g.

C. 1,6 g.                                  D. 2,4 g.  

Câu 9 Thành phần của không khí gồm những khí gì?

A. 20% khí oxi, 79% khí nitơ, 1% các khí khác.

B. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác.

C. 1% khí nitơ, 78% khí oxi, 21% các khí khác.

D. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.

Câu 10 Dung dich Axit làm giấy quỳ tím chuyển thành màu gì?

A. Đỏ.                                     B. Xanh

C. Vàng.                                 D. Không đổi màu.

II. TỰ LUẬN:(5 điểm)

Câu 1 Cho các phương trình hóa học sau. Hãy cân bằng các phương trình phản ứng hóa học trên và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì ?.

1. CaCO3             \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CaO   +   CO2

2. P2O5   +  H2O    →    H3PO4

3. Al  +   H2SO4    →    Al2(SO4)3   +  H2       

4. Zn  +  HCl        →    ZnCl2  + H2

Câu 2

a) Có 20 g KCl trong 600 g dung dịch.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCl?

b) Hòa tan 1,5 mol CuSO4 vào nước thu được 750 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4

Câu 3 Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro (H2) để khử 8 gam đồng (II) oxit (CuO)

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ?

b) Tính khối lượng đồng (Cu) thu được?

c) Tính thể tích khí hiđro đã dùng (ở đktc)?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức điều chế oxi trong PTN được học trong sgk hóa 8 – trang 92

Hướng dẫn giải:

Nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN là các hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4; KClO3

PTHH: 2KMnO4\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2KCl + 3O2

Đáp án A

Câu 2:

Phương pháp: Dựa vào khái niệm oxit: Oxit là hợp chất hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố oxi.

Hướng dẫn giải:

A. Loại CaCO3 là muối.

B. Thỏa mãn

C. Loại HCl là axit.

D. Loại HNO3 là axit.

Đáp án B

Câu 3:

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của nước trong sgk hóa 8 – trang 121

Hướng dẫn giải:

A. Loại Fe không tác dụng.

B. Thỏa mãn

C. Loại Al không tác dụng.

D. Loại Cu không tác dụng

Đáp án B

Câu 4:

Phương pháp: Dựa vào khái niệm baz ơ: phân tử baz ơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi đroxit (-OH)

Hướng dẫn giải:

A. Loại Al2O3 là oxit.

B. Loại NaCl là muối, Fe2O3 là oxit.

C. Loại K2SO4 là muối.

D. Thỏa mãn.

Đáp án D

Câu 5:

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của oxi trong sgk hóa 8 – trang 81

Hướng dẫn giải:

A. Loại Cl2 không pư.

B. Thỏa mãn

PTHH minh họa: C + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CO2

C2H2 + 5/2O2  \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + H2O

2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CuO

B, D. Loại Au không pư.

Đáp án B

Câu 6:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức học về axit – bazơ- muối trong sgk hóa 8 – trang 126

Dựa vào dấu hiệu nhận biết công thức hóa học của axit:

Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

Hướng dẫn giải:

A. Thỏa mãn

B. Loại vì tất cả đều là bazơ

C. Loại NaOH, KOH là bazơ

D. Loại KOH, Al(OH)3 là bazơ, còn FeSO4 là muối.

Đáp án A

Câu 7:

Phương pháp: Dựa vào khái niệm phản ứng hóa hợp:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học từ hai hay nhiều chất tham gia phản ứng tạo thành 1 sản phẩm.

Hướng dẫn giải:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Phản ứng trên từ 2 chất ban đầu sinh ra 1 chất sản phẩm nên là phản ứng hóa hợp.

Đáp án D

Câu 8:

Phương pháp: Cách làm bài toán lượng chất hết dư:

                    PTHH: aA + bB → cC + dD

Theo PTHH (mol)   a        b

Theo Đề Bài (mol)  x        y

Lập tỉ lệ so sánh:       \(\frac{x}{a}\) và \(\frac{y}{a}\)

+ Nếu \(\frac{x}{a}>\frac{y}{a}\)thì A dư, B phản ứng hết. Mọi tính toán theo chất B.

+ Nếu \(\frac{x}{a}<\frac{y}{b}\)thì A phản ứng hết, B dư. Mọi tính toán theo chất A.

+ Nếu \(\frac{x}{a}=\frac{y}{b}\)thì A và B đều pư hết. Tính toán theo A hoặc B đều được.

Đổi số mol H2 theo công thức:

nH2(đktc) = VH2 : 22,4 = ?

Đổi số mol CuO theo công thức:

CuO = mCuO: MCuO

Viết PTHH xảy ra, so sánh xem H2 và CuO chất nào phản ứng hết, chất nào phản ứng dư. Mọi tính toán theo số mol chất phản ứng hết.

Hướng dẫn giải:

PTHH:    H2 + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)Cu + H2O

Theo PTHH (mol) 1       1

Theo đề bài (mol) 0,1     0,05

Ta thấy:                \(\frac{0,1}{1}>\frac{0,05}{1}\).

Do đó H2 dư, CuO phản ứng hết. Mọi tính toán theo số mol của CuO

Theo PTHH: nCu = nCuO = 0,05 (mol)

Khối lượng Cu thu được là:

mCu = nCu×MCu = 0,05×64 = 3,2 (g)

Đáp án A

Câu 9:

Phương pháp: Dựa vào kết luận thành phần về không khí trong sgk hóa 8 – trang 96

Hướng dẫn giải: Thành phần của không khí gồm: 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác

Đáp án D

Câu 10:

Hướng dẫn giải: Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Đáp án A

II. TỰ LUẬN:(5 điểm)

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào 1 trong các phương pháp cân bằng PTHH đã được học để cân bằng:

Phương pháp cân bằng chẵn lẻ, phương pháp nguyên tử - nguyên tố, phương pháp hóa trị... để cân bằng PTHH.

Sau đó xếp các phương trình đó vào 1 trong các loại phản ứng được học: phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế.

Hướng dẫn giải:

1 . CaCO3\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CaO + CO2

(phản ứng phân hủy)

2 . P2O5   + 3H2O   →    2H3PO4

(phản ứng hóa hợp)

3 . 2Al  +  3H2SO4   →  Al2(SO4)3   +  3H2

(phản ứng thế)   

4.   Zn  +  HCl   →    ZnCl2  + H

(phản ứng thế)   

Câu 2:

Hướng dẫn giải:

a) Nồng độ phần trăm của dung dịch KCl là:

b) 750 ml = 0,75 (lít)

Nồng độ mol của dd CuSO4 là:

Câu 3:

Phương pháp:  a) PTHH được học trong tính chất hóa học của H2

b) Tính số mol Cu theo số mol CuO dựa vào PTHH, sau đó áp dụng công thức:

mCu = nCu × MCu

c) Tính số mol Cu theo số mol CuO dựa vào PTHH, sau đó áp dụng công thức:

VH2 (đktc) = nH2 x22,4

Hướng dẫn giải:

a) Phương trình phản ứng:

H2 + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Cu  + H2O

b) Theo bài ta có nCuO =  = 0,1 mol

- Theo PTPƯ ta có:  nCu =  nCuO = 0,1 mol

Khối lượng Cu tạo thành là:

mCu = nCu × MCu = 0,1x64 = 6,4 gam

c) Theo PTPƯ ta có: : nH2 = nCuO = 0,1 mol

Thể tích khí H2 thu được ở đktc là:

VH2 (đktc) = nH2 x22,4 = 0,1x22,4 = 2,24 lít

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close