Đề số 31 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 31 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nổ ra đầu tiên ở Mi?

A. Mĩ là nước giàu có về tài nguyên.

B. Mĩ phát triển kinh tế theo chủ nghĩa tự do thái quá dẫn đến cung vượt quá cầu.

C. Mĩ không có kế hoạch dài hạn cho sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dung.

D. Không có sự phát triển đồng bộ giữa các ngành kinh tế của Mĩ.

Câu 2 Điểm mới nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế giữa các nước lớn (1919 – 1929) là

A. các nước đế quốc đối đầu với Liên Xô.

B. các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thuộc địa.

C. các nước tư bản “trẻ” mâu thuẫn gay gắt với các nước tư bản “già”.

D. các nước đế quốc bại trận mâu thuẫn với các nước đé quốc thắng trận.

Câu 3. Mục đích của Hội nghị Hòa bình Vécxai (1919 – 1920) và Oasinh tơn (1921 - 1922) là

A. kí kết Hòa ước và các Hiệp ước phân chia quyền lợi.

B. thiết lập một trật tự thế giới mới.

C. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

D. phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 4. Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản Đức bùng nổ và giành thắng lợi.

B. Đức sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm gây cho phe Hiệp ước nhiều thiệt hại.

C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.

D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời và rút khỏi chiến tranh.

Câu 5. Hành động cách mạng nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc chừng minh: từ một người yêu nước chân chính, Người đã trở thành một chiến sĩ công sản?

A. Đọc luận cương của Lê nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920).

B. Bỏ phiếu tán thành việc giai nhâp Quốc tế cộng sản (1920).

C. Gửi yêu sách đến hội nghị Vecxai (1919).

D. Tham gia Đảng xã hội Pháp (1919).

Câu 6. Đâu không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?

A. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

B. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập hệ thống chủ nghĩa tư bản.

C. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đẩy mạnh quá trình xâm lược.

Câu 7. Điểm khác biệt trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu so với tư tưởng phong kiến?

A. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chính thể quân chủ chuyên chế.

B. Cứu nước gắn liền với cứu dân.

C. Giành độc lập không thể tách rời phương pháp bạo động.

D. Muốn độc lập cần cầu viện nước ngoài.

Câu 8. Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) khác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chỉ hợp tác liên minh về?

A. kinh tế và quân sự.

B. kinh tế và văn hóa.

C. kinh tế và chính trị.

D. tiền tệ, chính trị và văn hóa.

Câu 9. Ảnh hưởng lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?

A. cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh để giải phóng dân tộc.

B. chỉ ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.

C. để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.

D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu 10. Ý nào sao đây không đúng khi giải thích cho luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Trở thành đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng.

B. Giải quyết được cuộc khủng hoảng về giai cấp và đường lối lãnh đạo lãnh đạo.

C. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

D. Là sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng thế giới.

Câu 11. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

B. Đảng Bônsêvich nắm quyền lãnh đạo.

C. Lật đổ được chính phủ lâm thời.

D. Hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công chính trị.

Câu 12. Phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thực hiện tốt vai trò nào?

A. Tổ chức nhân dân tập dượt đấu tranh.

B. Đưa một số hội viên ưu tú đào tạo tiếp ở Liên Xô.

C. Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức chính trị cho công nhân.

D. Kết hợp phọng trào công nhân với phong trào yêu nước.  

Câu 13. Vì sao sau chiến tranh  thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất trong phong trào cách mạng Việt Nam có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi?

A. Có hệ tư tưởng riêng.

B. Bị bóc lột nặng nề nhất nên có lòng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc.

C. Có tinh thần đấu tranh triệt để và có hệ tư tưởng tiên tiến.

D. Có số lượng đông đảo và gắn bó với nông dân, dễ tạo động lực cho cách mạng.

Câu 14. Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.

B. Giải quyết đồng thời nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.

C. Kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp.

D. Đề cao sức mạnh đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây là không đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)?

A. Là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

B. Gây hậu quả nặng nề về người và của cho nhân loại.

C. Mĩ và Nhật là những nước được hưởng nhiều lợi nhất từ chiến tranh.

D. Làm xuất hiện nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.

Câu 16. Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì là

A. An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên.

B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

C. Biên Hòa, Gia Đinh, Vĩnh Long.

D. Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường.

Câu 17. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

A. Đặt nền móng cho sự đoàn kết giữa phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

B. Kết thúc thắng lợi hành trình tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

C. Cơ sở đề Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu 18. Nhật Bản tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN là nội dung chủ yếu của học thuyết?

A. Kaiphu

B. Miyadaoa và Hasimôtô.

C. Phucưđa và kaiphu

D. Phucưđa.

Câu 19. So với cuộc Duy tân Minh trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chú trọng nhất lĩnh vực

A. kinh tế                       B. ngoại giao

C. giáo dục                    D. quân sự.

Câu 20. Đâu không phải là nội dung của lịch sử Việt Nam thời kì 1919 – 1930?

A. Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương.

B. Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng tư sản và vô sản để giành quyền độc lập.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản hoàn toàn thất bại.

D. Phong trào dân tộc dân chủ có bước phát triển mới.

Câu 21. Hai nước châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. Êtiôpia và Ai Cập.

B. Angiêri và Tuynidi.

C. Xuđăng và Ănggôla.

D. Êtiôpia và Libêria.

Câu 22. Giữa thế kỉ XIX, để thoát khỏi nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược biến thành thuộc địa, Nhật Bản đã

A. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây/.

B. đoàn kết các nước trong khu vực chống xâm lược.

C. lật đổ chế độ Mạc Phủ.

D. tiến hành duy tân đất nước.

Câu 23. Hoạt động cách mạng nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?

A. Tham gia bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III.

B.Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

C. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

D. Tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

Câu 24. Ba “con rồng” ở khu vực Đông Bắc Á là

A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.

B. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo.

C. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

D. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công.

Câu 25. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là

A. Trở thành đồng minh và là nước lớn trong Hội đồng Bào an Liên hợp quốc.

B. Đều trờ thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực.

C. Đều là những người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

D. Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng.

Câu 26. Hội nghị Ianta 92/19450 không đưa ra quyết định nào sau đây

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.  

B.Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng.

C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật để kết thúc chiến tranh.

D. Tạo lập trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Ianta.

Câu 27. Trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX chiếu Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì?

A. Kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến.

B. Pháp đã xâm phạm độc lập chủ quyền của dân tộc.

C. Nhân dân oán giận bộ phận vua quan nhu nhược và căm thù Pháp.

D. Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước đại diện cho triều đình phong kiến.

Câu 28. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?

A. Ngăn chặn kịp thời không cho Mĩ đưa quân sang giúp Pháp.

B. Phá vỡ thế bao vây của lực lượng đế quốc.

C. Tạo điều kiện cho Việt Nam chuyển sang giai đoạn phản công.

D. Quyết định sự thành công của kháng chiến chống Pháp/.

Câu 29. Một trong những nguyên nhân khiến Anh, Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?

A. Liên Xô là một cường quốc lớn.

B. Chiến tranh vệ quôc của Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh.

C. Phe phát xít chuẩn bị tấn công Anh và Mĩ.

D. Anh, Mĩ đã nhận ra sai lầm của mình trong đường lối đối ngoại trước đây.

Câu 30. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để vì không

A. đem lại quyền lợi cho nhân dân.

B. giải quyết vấn đề ruộng đát cho nông dân.

C. mở đường cho kinh  tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

D. thành lập được nước Trung Hoa mới.

Câu 31. Vì sao năm 1929, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc  đấu tranh giũa hai khuynh hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản?

A. Có sự mâu thuẫn sâu sắc về ý thức hệ.

B. Nhận thức của các hội viên về việc thành lập Đảng Cộng sản giũa các kì bộ không đồng đều.

C. Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài nên không kịp thời chỉ đạo cách mạng.

D. Các kì bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên hoạt động riêng rẽ.

Câu 32. Phan Bội Châu chủ trương đánh Pháp, giành độc lập bằng phương pháp?

A. bạo động

B. cải cách

C. bất bạo động

D. bất hợp tác.

Câu 33. Việt Nam có thể học tập được bài học kinh nghiệm nào từ chính sách đối ngoại mềm dẻo của Nhật Bản để giải quyết vấn đề đối ngoại hiện nay?

A. Giải quyết theo các nguyên tắc hòa bình thông qua các diễn đàn quốc tế.

B. Coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực.

C. Coi trọng quan hệ ngoại giao với các nước lớn.

D. Giữ vững nguyên tắc độc lập chủ quyền.

Câu 34. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884 thất bại?

A. Thiếu đường lối và giai cấp lãnh đạo đúng đắn.

B. So sánh lực lượng đôi bên quá chệnh lệch, Pháp mạnh hơn ta.

C. Pháp có nhiều vũ khí hiện đại.

D. Chiến thuật sai lầm và thái độ thiếu kiên quyết đánh giặc của triều đình.

Câu 35. Ý nào sau đây không phản ảnh đúng nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?

A. Có lòng yêu nước nồng nàn và ý chí căm thù giặc sâu sắc.

B. Đất nước mất độc lập chủ quyền, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.

C. Người muốn sang phương Tây học hỏi để sau này về giúp nước.

D. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Câu 36. Sau Chến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy” vì

A. Cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ, quyết liệt.

B. Hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.

C. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

D. Cuộc đấu tranh ở đây đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

Câu 37. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884), tình hình sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có điểm gì khác so với trận Cầu Giấy làn thứ nhất (21-12-1873)?

A. Triều đình vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

B. Quân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kì vô cùng hoảng sợ.       

C. Nhân dân cả nước vui mừng phán khởi.

D. Chính phủ Pháp càng đặt quyết tâm xâm lược nước ta.

Câu 38. Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc Dân đảng là

A. địa bàn hoạt động

B. thành phần tham gia.

C. phương pháp và hình thức đấu tranh.

D. khuynh hướng cách mạng.

Câu 39. Một trong những nguyên nhân buộc Liên Xô và Mĩ phải chấm dứt Chiến tranh lạnh là do

A. Nhân dân thế giới pản ứng quyết liệt cuộc chiến tranh lạnh.

B. Liên hợp quốc yêu cầu chấm dứt Cuộc chiến tranh lạnh.

C. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này.

D. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô – Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.

Câu 40. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) cho cách mạng Việt Nam là cần

A. phải tập hợp đông đảo được quần chúng nhân dân.

B. có đường lối lãnh đạo đúng đắn.

C. có sự chuẩn bị chu đáo.

D. phải biết chờ thời cơ chin muồi.

Lời giải chi tiết

1. A

2.D

3.A

4.C

5.B

6.A

7.C

8.D

9.D

10.D

11.D

12.C

13.C

14.B

15.D

16.B

17.C

18.C

19.B

20.D

21.D

22.D

23.A

24.D

25.D

26.D

27.C

28.B

29.B

30.B

31.B

32.A

33.A

34.D

35.C

36.A

37.D

38.D

39.D

40.B

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay