Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Vật lí 10 Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1. Chọn phát biểu đúng. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là A. đường thẳng. B. đường tròn. C. đường gấp khúc. D. đường parapol Câu 2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện A. \({\vec F_1} - {\vec F_3} = {\vec F_2}\); B. \({\vec F_1} + {\vec F_2} = - {\vec F_3}\); C. \({\vec F_1} + {\vec F_2} = {\vec F_3}\); D. \({\vec F_1} - {\vec F_2} = {\vec F_3}\). Câu 3. Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống.“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng .............. có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ..............có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. A. mômen lực. B. hợp lực. C. trọng lực. D. phản lực. Câu 4. Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều A. Là một đường parabol B. Là một đường thẳng xiên góc với các trục toạ độ. C. Là một đường thẳng song song với trục tung. D. là một đường thẳng song song với trục hoành. Câu 5. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng của một con sông. Biết vận tốc của nước sông đối với bờ là \(\overrightarrow {{v_1}} \), vận tốc của thuyền đối với nước sông là \(\overrightarrow {{v_2}} \). Vận tốc của thuyền đối với bờ là \(\overrightarrow {{v_3}} \) thỏa mãn hệ thức nào sau A. \(\overrightarrow {{v_3}} = \overrightarrow {{v_1}} + \overrightarrow {{v_2}} \) B. \(\overrightarrow {{v_3}} = \overrightarrow {{v_1}} - \overrightarrow {{v_2}} \) C. \(\overrightarrow {{v_1}} = \overrightarrow {{v_3}} + \overrightarrow {{v_2}} \) D. \(\overrightarrow {{v_2}} = \overrightarrow {{v_1}} + \overrightarrow {{v_3}} \) Câu 6. Khi nói về lực đàn hồi, nhận định đúng là: A. Phương của lực đàn hồi là phương thẳng đứng. B. Hướng của lực đàn hồi cùng hướng với hướng của biến dạng. C. Lực đàn hồi tác dụng vào vật bị biến dạng. D. Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với độ lớn của biến dạng. Câu 7: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều: A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi theo thời gian. B. Có độ lớn tăng đều theo thời gian. C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều. D. Chỉ có độ lớn không đổi còn hướng thay đổi theo thời gian. Câu 8: Công thức toán học của định luật vạn vật hấp dẫn: A. \({F_{hd}} = \frac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\). B. \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\) C. \({F_{hd}} = \frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\) D. \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\) Câu 9: Công thức toán học nào dưới đây cho phép tính mômen của lực F (d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực, còn l là khoảng cách từ trục quay đến gốc của lực) A. \(M = \frac{F}{d}\) B. \(M = \frac{d}{F}\) C. M = F.d D. M = F.l Câu 10. Khi vật rắn được treo bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng thì: A. Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật. B. Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật. C. Không có lực nào tác dụng lên vật. D. Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều. B. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1 (2,5 điểm). a) Một vật chuyển động thẳng trên trục Ox theo phương trình: x = 4t2 + 20t (cm, s). Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật. b) Một người đi xe đạp lên dốc dài 50 m theo chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc lúc bắt đầu lên dốc là 5(m/s) và vận tốc cuối dốc là 3 m/s. Tính gia tốc và thời gian lên dốc. Câu 2 (2,0 điểm). a) Phải treo một khối lượng bằng bao nhiêu vào đầu một lò xo có độ cứng 100N/m để nó giãn ra một đoạn là 10 cm? Lấy g = 10m/s2 b) Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 2m/s2; truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 6m/s2. Hỏi nếu lực F truyền cho vật khối lượng m = m1 – m2 thì gia tốc của m bằng bao nhiêu? Câu 3 (2,5 điểm). 1) Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Biết một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có giá cách lực còn lại một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại. 2) Cho thanh OA có đầu O gắn với bản lề trên sàn và đầu A được treo vào sợi dây mảnh nhẹ không giãn. Với G là trọng tâm của thanh GA = 1m, GO = 2m, \(\begin{array}{l}{v_0} = 20(cm/s);\\\,a = 8(cm/{s^2})\end{array}\)= 300. Biết lực căng trên dây có độ lớn là T = 10 N. a) Tính trọng lượng của thanh. b) Xác định hợp lực mà trục quay O tác dụng lên thanh. Lời giải chi tiết I. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
II. Phần tự luận Câu 1. a) \(\begin{array}{l}{v_0} = 20(cm/s);\\\,a = 8(cm/{s^2})\end{array}\) b) \(\begin{array}{l}a = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}}\\a = \dfrac{{{3^2} - {5^2}}}{{2.50}}\\a = - 0,16(m/{s^2})\end{array}\) \(\begin{array}{l}v = {v_0} + at\\3 = 5 - 0,16.t\\ = > t = 12,5(s)\end{array}\) Câu 2. a) \(\begin{array}{l}P = {F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\\p = {F_{dh}} = 100.0,1 = 10N\\m = \dfrac{P}{g} = \dfrac{{10}}{{10}} = 1kg\end{array}\) b) Định luật II Niuton: \(F = ma = 2{m_1} = 6{m_2} \to {m_1} = 3{m_2}\) Vật có khối lượng \(\left( {{m_1} - {m_2}} \right)\)có gia tốc a’ \(\eqalign{& \to F = \left( {{m_1} - {m_2}} \right)a' = 2{m_2}a' \cr & \to 2{m_2}a' = 6{m_2} \to a' = 3\left( {m/{s^2}} \right) \cr} \) 1) Ta có: F1 = 13 N; d2 = 0,08 m; d1 = 0,2 – 0,08 = 0,12 (m); \(\dfrac{{{F_2}}}{{{F_1}}}\)= \(\dfrac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\) => F2 = F1\(\dfrac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\) = 19,5 N. F = F1 + F2 = 32,5 N. 2. a) Áp dụng quy tắc momen với trục quay tại O ta có. \(\begin{array}{l}{M_P} = {M_T}\\P.OGc{\rm{os}}\alpha = T.OA\\P.2.c{\rm{os30 = 10}}{\rm{.3}}\\{\rm{P = 10}}\sqrt {\rm{3}} \left( N \right)\end{array}\) 2. b) Ta có: \(\vec P + \vec T + \vec F = \vec 0\left( 1 \right)\)Chọn hệ tọa độ Oxy với Ox nằm ngang sang phải, Oy thẳng đứng lên. Chiếu (1) lên Ox ta được: \({F_X} - T\sin \alpha = 0\) \( \Rightarrow {F_X} = T\sin \alpha = 5\left( N \right)\) Chiếu (1) lên Oy ta được: \({F_y} - P + Tc{\rm{os}}\alpha = 0 \Rightarrow {F_y} = 5\sqrt 3 \left( N \right)\) \(F = \sqrt {F_x^2 + F_y^2} = 10\left( N \right)\) Do \(F_x^{};F_y^{}\)đều dương nên \(\vec F\) hướng chếch lên hợp với Ox một góc 600. Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại HocTot.Nam.Name.Vn HocTot.Nam.Name.Vn
|