Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 11- Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 11

Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ- LỚP 11

Câu 1: Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

A. Gácniê                                 

B. Bôlaéc                               

C. Rivie                                

D. Rơve.

Câu 2: Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội 

B. Pháp gửi tối hâu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành                          

C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì.

D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

Câu 3: Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?

A.  Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp

C.  Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp

B. Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy

Câu 4: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất                                             

B. Hiệp ước Giáp Tuất

C. Hiệp ước Hác măng          

D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 5: Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc

C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình

D. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Câu 6: Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

A. Triều đình đã chủ động đầu hàng

B. Tương quan lực lượng chênh lệch

C. Sự sai lầm trong cách đánh giặc

D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân

Câu 7: Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?

A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì

B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng

C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì

D. Ráo riết đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam

Câu 8: Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.

B.  Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

C. So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.

D. Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 9: Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ

B. Ảnh hưởng của công xã Pari 1871

C. Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa

D. Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc

Câu 10: Nguyên nhân sâu sa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp

B. Độc chiếm con đường sông Hồng

C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì

D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa

Câu 11: Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?

A. Do sự  thay đổi địa giới hành chính của người Pháp

B. Do muốn ghi nhớ công lao của Nguyễn Tri Phương và binh lính thành Hà Nội

C. Do muốn ghi nhớ công lao của viên Chưởng cơ và binh lính thành Hà Nội

D. Do sự  thay đổi địa giới hành chính của triều Nguyễn

Câu 13: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

 A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến

C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế

D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Câu 14: Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?

 A. Tôn Thất Thuyết.

B.  Phan Đình Phùng.

C. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

D. Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.

Câu 15: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

C. Bổ sung lực lượng quân sự

D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).

Câu 16: Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương

D. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt.

Câu 17: Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ dấu tranh.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 19: Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là

A. Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?

A. Phương pháp đấu tranh

B. Quy mô đấu tranh

C. Lãnh đạo

D. Lực lượng tham gia

Câu 21:Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

A. Bình Ngô Đại Cáo                                                   

B. Chiếu Cần Vương                

C. Chỉ dụ của vua Bảo Đại                                           

D. Chiếu dời đô. 

Câu 22: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 23: Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Câu 24: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển

B. Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp

C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh

D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng

Câu 25: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa

B. Kinh tế phong kiến

C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Câu 26: Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A. Tư bản nhà nước

B. Tư bản tư nhân

C. Tư bản ngân hàng

D. Tư bản công nghiệp

Câu 27: Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Cầu Chương Dương

B. Cầu Long Biên

C. Cầu Tràng Tiền

D. Cầu Hàm Rồng

Câu 28. Đâu không phải nguyên nhân khiến Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách xã hội?

A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó

B. Do ảnh hưởng yếu tố quê hương

C. Do thất bại của phong trào Đông Du

D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Câu 29.  Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là

A. bồi dưỡng nhân lực cho cách mạng Việt Nam.

B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.

C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.

D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.

 Câu 30. Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?

A. sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Câu 31. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Câu 32. Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là

A. biện pháp cải lương, ỉ Pháp cầu tiến bộ

B. cổ vũ tinh thần học tập tự cường chưa có cơ sở

C. giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến chưa đúng thời điểm

D. chưa thấy được sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chống xâm lược

Câu 33. Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tôn Trung Sơn.

C. Lương Khải Siêu.

B. Mao Trạch Đông.

D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi

Câu 34. Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình cải cách xã hội?

A. “Tự lực, tự cường”.

B. “Tự lực cánh sinh”.

C. “Tự lực khai hóa”.

D. “Tự do dân chủ”.

Câu 35. Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?

A. Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc

B. Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc

C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh

D. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc

Câu 36. Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam

B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam

C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 37. Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp

C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng

D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Câu 38. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp

C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Câu 39: Tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau

A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh

B. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp

C. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh

D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam

Câu 40: Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Lời giải chi tiết

1A

2A

3D

4B

5A

6C

7B

8D

9D

10C

11C

12C

13B

14C

15A

16D

17B

18C

19A

20C

21B

22D

23C

24B

25D

26A

27B

28C

29D

30A

31B

32A

33D

34C

35A

36C

37C

38C

39A

40A

 Câu 1

Phương pháp: Dựa vào phần thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) để trả lời

Cách giải:

Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái Đại úy Gác-ni-ê làm chỉ huy đưa quân ra Bắc

Chọn: A

Câu 2

Phương pháp: Dựa vào phần thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) để trả lời

Cách giải:

Sau khi đưa quân đội ra Hà Nội, ngày 19-11-1873, Gác-ni-e gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới… Không đợi trả lời, ngày 20-11-1873, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành Hà Nội.

Chọn: A

Câu 3

Phương pháp:  Dựa vào phần hoàn cảnh cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của quân Pháp để suy luận trả lời

Cách giải:

Sau khi giật dây Đuy-puy- một lái buôn Pháp hoạt động ở vùng biến Trung Quốc – Việt Nam gây rối ở Bắc Kì, lấy cớ triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy – puy”, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác – ni – ê đưa quân ra BắC.

Chọn: D

Câu 4

Phương pháp: Dựa vào nội dung hiệp ước Giáp Tuất để trả lời

Cách giải:

Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình Việt Nam của chúng…

Chọn: B

Câu 5

Phương pháp: Dựa vào sự chuẩn bị của thực dân Pháp để loại trừ

Cách giải:

Để chuẩn bị tiến công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã cử gián điệp ra Bắc nắm bắt tình hình và lôi kéo một số tìn đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến. Đồng thời bắt liên lạc với Giăng Đuy- puy, một lái buono đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Chọn: A

Câu 6

Phương pháp: Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến của quân triều đình ở Hà Nội để suy luận.

Cách giải:

Khi Pháp thực hiện đánh Bắc Kì lần 1, quân triều đình mắc phải sai lầm trong cách đánh giặc: thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành để đợi giặc, mặc dù ở trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương có đốc thúc quân sĩ chiến đấu những thành cũng bị thất thủ. Hơn nữa, cuộc kháng chiến của triều đình chưa có sự kết hợp với nhân dân kháng chiến nên mới đưa đến kết quả này

Chọn: C

Câu 7

Phương pháp: Dựa vào tác động của chiến thắng Cầu Giấy (1873) để trả lời

Cách giải:

Chiến tháng của quân ta tại Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (1873) đã khiến nhân dân ta vô cùng phấn khởi, ngược lại làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lương.

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: Phân tích, đánh giá thái độ của triều đình Nguyễn để trả lời

Cách giải:

Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn kĩ với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là do những nguyên nhân sau:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Chọn: D

Câu 9

Phương pháp: Dựa vào bối cảnh lịch sử để trả lời

Cách giải:

Đến trước năm 1873, thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị ở Nam Kì. Tuy nhiên  ở Pháp lại diễn ra cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870- 1871) và công xã Pari (1871). Sauk hi phát hiện con đường sông hồng để xâm nhập và miền Nam Trung Hoa và để tránh bị thực dân Anh hớt tay trên, đồng thời củng cố vùng Tây Nam Kì, năm 1873 quân Pháp quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất

Chọn: D

Câu 10

Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử và nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) để phân tích, đánh giá

Cách giải:

Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Chọn: C

Câu 11

Phương pháp: Liên hệ thực tế để trả lời

Cách giải:

Ô Quan Chưởng ban đầu được gọi là ô Thanh Hà (Đông Hà) được xây dựng từ năm Cảnh Hưng thứ 10 (1742). Sở dĩ cửa ô này được đổi tên thành ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh, người đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.

Chọn: C

Câu 12: Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là

A. Phan Thanh Giản           

B. Vua Hàm Nghi               

C. Tôn Thất Thuyết                  

D. Nguyễn Văn Tường.

Câu 12

Phương pháp: Dựa vào phần sự bùng nổ của phong trào Cần Vương để trả lời

Cách giải:

Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng nhưng phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ đến.

Chọn: C

Câu 13

Phương pháp: Dựa vào diễn biến cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế để trả lời.  

Cách giải:

Sau khi biết được âm mưu muốn tiêu diệt phe chủ chiến của thực dân Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến bất ngờ mở cuộc phản công ở kinh thành Huế.

Chọn: B

Câu 14

Phương pháp: Dựa vào đặc điểm giai đoạn 1 (1885 – 1888) của phong trào Cần Vương để trả lời.

Cách giải:

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888, phong trào Cần Vương đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Chọn: C

Chú ý:

Giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương (1888 – 1896) dù không còn sự lãnh đạo của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết nhưng phong trào vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi, quy tụ thành những trung tâm lớn.

Câu 15

Phương pháp: Dựa vào kết quả cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế để trả lời

Cách giải:

Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

Chọn: A

Câu 16

Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương để suy luận trả lời.

Cách giải:

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương

Chọn: D

Câu 17

Phương pháp: Dựa vào ý nghĩa của phong trào Cần Vương để phân tích, đánh giá

Cách giải:

Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

Chọn: B

Câu 18

Phương pháp: Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để phân tích, đánh giá

Cách giải:

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.

Chọn: C

Chú ý:

Pháp củng cố được nền thống trị chủ yếu ở 6 tỉnh Nam Kì, bởi đây là khu vực Pháp xâm chiếm sớm hơn, còn các tỉnh Bắc Kì Pháp chưa bình định được nhiều. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh diễn ra ở các tình Bắc Kì và Trung Kì sôi nổi hơn so với các tỉnh Nam Kì.

Câu 19

Phương pháp: Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Xét phong trào Cần Vương dựa trên các tiêu chí sau:

- Nguyên nhân bùng nổ: nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương là do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt

- Mục tiêu: hướng tới xây dựng một nhà nước phong kiến với vua hiền tôi giỏi

- Lãnh đạo: trong giai đoạn thứ nhất, phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào không những không bị dập tắt mà còn phát triển, quy tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn, trình độ tổ chức cao. Như vậy Cần Vương chỉ là cái cớ, ngọn cờ để tập hợp lực lượng đấu tranh

- Lực lượng tham gia: các văn thân, sĩ phu phong kiến và đông đảo quần chúng nhân dân.

=> Phong trào Cần Vương là một phong trào yêu nước đứng trên lập phong kiến.

Chọn: A

Câu 20

Phương pháp: Dựa vào nội dung hai đoạn của phong trào Cần Vương để so sánh, nhận xét.

Cách giải:

Sự khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là yếu tố lãnh đạo.

- Giai đoạn 1 (từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888): phong trào được đặt dưới sự thong nhất của một triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- Giai đoạn 2 (từ cuối năm 1888 đến năm 1896): không còn đặt dưới sự lãnh đạo của một triều đình thống nhất, yếu tố cần vương mờ dần, thay vào đó là một nhiệm vụ mới - giúp dân cứu nước.

Chon: C

Câu 21

Phương pháp: Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời

Cách giải:

Đoạn trên được trích từ chiếu Cần Vương Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ban ra vào ngày 13-7-1885. Chiếu Cần Vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên và khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng

Chọn: B

Câu 22

Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời

Cách giải:

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

Chọn: D

Câu 23

Phương pháp: Dựa vào nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời.

Cách giải:

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông.

Chọn: C

Câu 24

Phương pháp: Dựa vào tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến kinh tế Việt Nam để suy luận trả lời

Cách giải:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn làm cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng. Nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, phát triển thiếu cân đối và bị lệ thuộc vào tư bản Pháp

Chọn: B

Câu 25

Phương pháp: Dựa vào đặc điểm kinh tế Việt Nam sau cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất để nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập không hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) làm cho tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân.

Chọn: D

Câu 26

Phương pháp: Dựa vào các lĩnh vực đầu tư của Pháp trong cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất để nhận xét.

Cách giải:

Trong cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế tư bản nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất. Vì thời kì này cơ sở hạ tầng ở Đông Dương lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư một số vốn lớn, thời gian quay vòng vốn chậm. Hơn nữa tình hình chính trị ở Đông Dương còn bất ổn => Tư bản tư nhân còn e ngại và nhà nước phải đi tiên phong mở đường đầu tư.

Chọn: A

Câu 27

Phương pháp: Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời

Cách giải:

Cầu Đu-me là tên gọi khác của cầu Long Biên được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương, được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ.

Chọn: B

Câu 28

Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam để suy luận trả lời

Cách giải:

Sở dĩ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách là do:

- Chứng kiến sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó

- Tư tưởng cải cách trên thế giới xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị

- Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương: Quảng Nam- quê hương của Phan Châu Trinh là vùng đất có truyền thống buôn bán, là trung tâm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nên những biến đổi về kinh tế rất rõ nét, con người có xu hướng ôn hòa hơn.

Phong trào Đông Du thất bại không có tác động đến chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh.

Chọn: C

Câu 29

Phương pháp:  Dựa vào nội dung của cuộc vận động Duy tân để suy luận trả lời

Cách giải:

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì đầu thế kỉ XX có mục đích là nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam: “nâng cao dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Chọn: B

Câu 30

Phương pháp: Dựa vào chủ trương cứu nước của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời. 

Cách giải:

Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến:

- Sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng “trung quân ái quốc”, cống hiến vì vua đã không còn phù hợp. Trong quá trình đấu tranh còn đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến bên cạnh nhiệm vụ đánh đổ thực dân Pháp.

- Sự phản bội của triều đình phong kiến thể hiện ở quá trình từng bước đầu hàng thực dân Pháp và cấu kết với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, làm tay sai cho Pháp.

Chọn: A

Câu 31

Phương pháp: Dựa vào những hạn chế của các phong trào đấu tranh để phân tích, đánh giá
Cách giải:

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Chọn: B

Câu 32

Phương pháp:  Dựa vào chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh để phân tích, đánh giá
Cách giải:

Nếu như hạn chế của Phan Bội Châu là chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ bản chất của kẻ thù thì Phan Châu Trinh cũng mang chung hạn chế về đường lối cách mạng đó. Ông chủ trương chống phong kiến nhưng lại dựa vào thực dân Pháp; yêu cầu Pháp phải thay đổi thái độ với sĩ dân nước Nam, sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên văn minh. Trong khi không có một nước thực dân thống trị nào lại chịu bắt tay với nhân dân thuộc địa để lật đổ của chúng. Chủ trương của Phan Châu Trinh “chẳng khác nào xin Pháp rủ lòng thương

Chọn: A                                       

Câu 33

Phương pháp: Liên hệ lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để trả lời
Cách giải:

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX với khuynh hướng dân chủ tư sản, thông qua các sách báo được truyền vào nước ta, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng các sĩ phu. Họ nhận thấy chế độ phong kiến không còn phù hợp. Cần có những cải cách, đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, … để từng bước giành lại chủ quyền đất nước.

Ngoài ra ảnh hưởng của cách mạng Pháp với những nhà tư tưởng như Rút-xô, Mông-te-kiơ; cuộc Duy tân Minh Trị (1868) và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) cũng du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam

=> Đây cũng chính là điều kiện khách quan để bùng nổ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Chọn: D

Câu 34

Phương pháp: Liên hệ chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh trả lời.

Cách giải:

Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động của mình đã yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền.

Trong thư gửi cho Toàn quyền Beau đề năm 1906, Phan Châu Trinh chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.

Chọn: C

Câu 35

Phương pháp: Dựa vào chính sách thống trị của thực dân Pháp trong công nghiệp để suy luận trả lời

Cách giải:

Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ những tổn thất, bù đắp những thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Chính vì thế, nhiều mỏ đang khai thác đã được bỏ vốn thêm; một số công ti than mới xuất hiện.

Chọn: B

Câu 36

Phương pháp: Dựa vào tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời.

Cách giải:

Chính sách thống trị của thực dân Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam, làm cho xã hội tiếp tục có sự phân hóa sâu sắc.

Chọn: C

Câu 37

Phương pháp: Dựa vào phần sự phân hóa xã hội trong chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời

Cách giải:

Nạn bắt lính làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.

Chọn: C

Câu 38

Phương pháp: Dựa vào hoạt động của giai cấp tư sản trong chiến tranh thế giới thứ nhất để trả lời

Cách giải:

Để có địa vị chính trị nhất định, tư sản Việt Nam đã lập cơ quan ngôn luận riêng như báo Diễn đàn bản xứ, Đại Việt,… nhằm bênh vực quyền lợi kinh tế và và chính trị cho người trong nước.

Chọn: C

 Câu 39

Phương pháp: Dựa vào sự phân hóa xã hội trong chiến tranh thế giới thứ nhất để nhận xét, đánh giá

Cách giải:

Trong những năm chiến tranh, hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn. Để giải quyết khó khăn trên tư bản Pháp phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Điều này đã dẫn tới sự lớn mạnh của tầng lớp tư sản cả về số lượng và thế lực kinh tế, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh

Chọn: A

Câu 40

Phương pháp: Liên hệ thực tiễn để trả lời

Cách giải:

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam với tư cách là một trong những thuộc địa quan trọng hàng đầu của thực dân Pháp đã phải đóng góp nguồn lực rất lớn để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của mẫu quốc. Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái, gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp, cùng hàng tram tấn lương thực, lâm sản và hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho sản xuất vũ khí để chở về Pháp. Hàng ngàn người Việt Nam bị bắt sang các chiến trường để làm bia đỡ đạn cho chính quốc => sự đóng góp này là cơ sở chủ yếu để nước Pháp có thể vượt qua những năm chiến tranh đầy khó khăn.

Chọn: A

HocTot.Nam.Name.Vn

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close